Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông mạng xã hội của công ty thông tin di động (Trang 43 - 45)

Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

 Phương pháp phân tích tài liệu: đề tài đi sâu nghiên cứu một đối tượng cụ thể nên đây là phương pháp chủ yếu trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Dựa trên nguồn thông tin thứ cấp thu thập được, nghiên cứu xây dựng cơ sở luận cứ để tìm hiểu, làm sáng rõ các vấn đề đã đưa ra.

- Tài liệu gồm hai loại chính: Tài liệu viết và tài liệu không viết

 Tài liệu viết: Bút ký, thư từ, sách báo, các bảng thống kê, báo cáo…

 Tài liệu không viết: Các hiện vật, công cụ sản xuất, phim ảnh, băng ghi âm, ấn phẩm nghệ thuật, di tích lịch sử - văn hoá…

- Những vấn đề cần quan tâm khi nghiên cứu tài liệu

 Tên gọi của tài liệu

 Xuất xứ của tài liệu

 Tên tác giả

 Tính xác thực của tài liệu

 Nội dung và giá trị của tài liệu

 Ảnh hưởng xã hội của tài liệu - Các phương pháp phân tích tài liệu

 Phân tích định tính: Là tìm ra những nội dung tư tưởng cơ bản của tài liệu, tìm ra những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu và xác định xem những vấn đề gì được giải quyết và những vấn đề gì chưa được giải quyết.

 Phân tích định lượng: Là cách thức phân nhóm các dấu hiệu và tìm ra những mối quan hệ nhân quả giữa các nhóm chỉ báo. Phương pháp này được sử dụng trong những trường hợp phải xử lý một lượng thông tin lớn.

34

 Yêu cầu đối với phương pháp phân tích tài liệu: Đòi hỏi phải phân tích có hệ thống, phải phân loại, lựa chọn, khái quát, so sánh thông tin từ tài liệu.

- Những ưu, nhược điểm của phương pháp

 Ưu điểm: Sử dụng tài liệu có sẵn, ít tốn kém về công sức, thời gian kinh phí, không cần sử dụng nhiều người.

 Nhược điểm: Tài liệu ít được phân chia theo những dấu hiệu mà ta mong muốn, do đó khó tìm được nguyên nhân cũng như mối quan hệ qua lại của các dấu hiệu. Số liệu thống kê chưa được phân bổ theo các cấp độ xã hội khác nhau. Những tài liệu chuyên ngành đòi hỏi phải có chuyên gia có trình độ cao.

 Phương pháp so sánh: đề tài khẳng định vai trò của trang mạng xã hội trong chiến lược marketing nên nhất thiết phải có sự so sánh, đối chiếu nhằm tìm ra sự khác biệt và vượt trội đối với những giải pháp marketing khác. Ngoài ra, đề tài cũng đi vào việc phân tích, đánh giá các case studies đã thành công cũng như thất bại trong việc xây dựng các hoạt động truyền thông trên Facebook nên việc sử dụng phương pháp so sánh là không thể thiếu.

Phương pháp so sánh được sử dụng đối với cả hai mặt định tính và định lượng.

 Phương pháp chuyên gia: là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc một lĩnh vực hẹp của khoa học – kỹ thuật hoặc sản xuất. Quá trình áp dụng phương pháp chuyên gia có thể chia thành 3 giai đoạn chính:

- Lựa chọn chuyên gia

- Trưng cầu ý kiến chuyên gia

- Thu thập và xử lý các đánh giá dự báo

Phương pháp chuyên gia dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh nghiệm, khả năng phản ánh tương lai một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi và xử lý thống kê các câu trả lời một cách khoa học. Nhiệm vụ của phương pháp là đưa ra những dự báo khách quan về tương lai phát triển của khoa học kỹ thuật hoặc sản xuất dựa trên việc xử lý có hệ thống các đánh giá dự báo của chuyên gia.

35

 Phương pháp case study:

Phương pháp nghiên cứu tình huống (case study) là một phương pháp nghiên cứu đang được sử dụng rất phổ biến trong các nghiên cứu khoa học. Trong đề tài này, tác giả sử dụng nghiên cứu tình huống truyền thông mạng xã hội tại một số nhãn hàng, công ty lớn trên Thế giới và tại Việt Nam, trong đó có MobiFone. Câu hỏi trong nghiên cứu tình huống nhằm giải quyết là: Hiện nay các công ty trên thế giới và Việt Nam, trong đó có MobiFone truyền thông mạng xã hội như thế nào? Hiệu quả của các hoạt động này ra sao? Và các công ty có giải pháp gì để tăng cường hiệu quả hoạt động truyền thông mạng xã hội trong tương lai?

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông mạng xã hội của công ty thông tin di động (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)