Giai đoạn từ tháng 10/2008 đến nay

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua (Trang 31 - 34)

Lãi suất cơ bản Lãi suất tái cấp

vốn

1/1/2008 1/2/2008 19/5/2008 11/6/2008

Lãi suất chiết khấu

8,256,5 6,5 4,5 8,75 7,5 6 1 3 12 11 15 1 4 13

Từ tháng 10/2008 đến nay, NHNN chuyển hướng điều hành CSTT từ “ thắt chặt ” để chống lạm phát sang “nới lỏng” nhằm mục tiêu hàng đầu là ngăn chặn suy giảm kinh tế, điều chỉnh giảm mạnh các lãi suất chủ đạo.

Trước xu hướng tăng chậm lại của chỉ số giá tiêu dùng, đặc biệt -0,1% trong tháng 10 và -0,76 % trong tháng 11, cuối năm 2008, NHNN đã ba lần giảm các loại lãi suất chỉ đạo như lãi suất cơ bản từ 14%-13%-12%-11% năm, lãi suất tái cấp vốn từ 15%-14%-13%- 12% năm, lãi suất chiết khấu từ 13%-12%-11%-10% năm. Sự điều chinh này nhằm hạn chế tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay, duy trì tăng trưởng bền vững.

Biểu đồ 2: Diễn biến các mức lãi suất chủ đạo từ tháng 10/2008 đến nay

Đồng thời NHNN ban hành Công văn số 10259/NHNN-CSTT ngày 20/11/2008 về việc thực hiện các biện pháp về tín dụng và lãi suất, trong đó NHNN yêu cầu các TCTD: -Điều chỉnh lãi suất kinh doanh bằng đồng Việt Nam phù hợp với quy định của NHNN, đảm bảo khả năng huy động vốn, hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả.

-Tập trung vốn tín dụng cho các lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các dự án đầu tư bất động sản khả thi, có hiệu quả và có khả năng trả nợ đúng hạn.

21/10/2008 22/12/2008 1/2/2009 1/12/2009

Lãi suất cơ bản Lãi suất tái cấp vốn Lãi suất chiết khấu

1413 13 12 11 10 9 8 8 6 1/12/2010 9 9 7

- Chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, NHNN cũng chủ động thực hiện hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng trong bối cảnh huy động vốn gặp khó khăn. Trên thị trường mở, NHNN đã điều chỉnh tăng lãi suất tín phiếu bắt buộc (từ 7% lên 13% năm kể từ ngày 1/7/2008) đồng thời liên tục thực hiện các phiên chào mua giấy tờ có giá trị với các kỳ hạn thích hợp và lãi suất linh hoạt phù hợp với cung cầu vốn và lãi suất cơ bản của NHNN, NHNN cũng thực hiện tái cấp vốn ngắn hạn cho các NHTM (nhất là các NHTM có quy mô nhỏ nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản và cân đối vốn kinh doanh).

NHNN còn tăng lãi suất tiền gửi DTBB chỉ trong vòng 3 tháng từ tháng 9/2008 đến 12/2008, NHNN đã 5 lần điều chinh lãi suất tiền gửi DTBB. Với quyết định tăng lãi suất này, chi phí đầu vào của các ngân hàng tiếp tục được hỗ trợ, gián tiếp tạo điều kiện để họ xem xét giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay, trong đó, việc giảm lãi suất cho vay được xem là một yếu tố hỗ trợ khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp, người dân, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế.

Bước sang năm 2009, với những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế, cơ chế lãi suất của NHNN ngày càng “mềm” hơn với Thông tư 01/2009/TT-NHNN quy định về việc cho vay lãi suất thỏa thuận cho tiêu dùng. Thông tư này tạo lên hành lang thông thoáng hơn cho các NHTM trong việc huy động và cho vay. Tuy nhiên, việc cho vay với lãi suất thỏa thuận cùng với gói hỗ trợ lãi suất 4% đã khiến các ngân hàng rơi vào trạng thái căng thẳng thanh khoản. Tăng trưởng tín dụng đã lên trên 36% trong 11 tháng đầu năm, trong khi tỷ lệ huy động chỉ tăng 26%. Trước tình hình này, vào ngày 25/11/2009, NHNN thông báo tăng lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam lên mức 8%/năm, áp dụng từ ngày 1/12/2009. Như vậy, lãi suất cơ bản đã được nâng lên 1%, sau 10 tháng liên tiếp giữ ở mức 7%/năm kể từ tháng 2/2009. Cũng theo NHNN lãi suất tái cấp vốn đối với các TCTD sẽ tăng từ 7% lên mức 8%/năm và lãi suất tái chiết khấu của NHNN tăng từ 5%/năm lên mức 6%/năm. Với mức lãi suất cơ bản là 8%, mức cho vay tối đa của các NHTM đối với khách hàng sẽ được tăng từ 10,5% lên đến 12%.

Đồng thời trong năm 2009, NHNN cũng đã 2 lần điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi DTBB. Việc điều chỉnh tăng các lãi suất chủ đạo, giảm lãi suất tiền gửi DTBB và quy định trần lãi suất huy động nhằm kiểm soát chặt chẽ quy mô và chất lượng tín dụng, ổn định mặt bằng lãi suất chung.

Bước sang đầu năm 2010, với 2 Thông tư 07 và 12 cơ chế thỏa thuận lãi suất được mở cửa hoàn toàn, NHNN vẫn giữ nguyên các mức lãi suất chủ đạo. Lãi suất cơ bản và tái cấp vốn được giữ ở mức 8%, lãi suất tái chiết khấu là 6%.

Nhìn chung, tuy còn có nhiều bất cập đối với lãi suất cho vay thoản thuận nhưng trong giai đoạn này điều hành lãi suất của NHNN đã linh hoạt hơn, thể hiện rõ hơn vai trò của các lãi suất chủ đạo. Đồng thời nó phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng thận trọng, hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng; góp phần vào mục tiêu chung chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững và đảm bảo an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua (Trang 31 - 34)