3.6.2.1 Về cơ chế lãi suất: dùng nhiều mệnh lệnh hành chính, thay đổi chậm
Trong năm 2007, trong khi mục tiêu là kiềm chế lạm phát thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế (mục tiêu là 8,5 % , thực hiện 8,48%) còn thực tế là 12,63 %. Rõ ràng, nếu thực hiện cơ chế lãi suất cơ bản trong thời gian đó, xét trên lý thuyết, với biên độ giao dịch không vượt 150% lãi suất cơ bản, lãi suất cho vay tối đa có thể lên tới 12.375%/năm, nếu trừ lùi tối thiểu 3.0%/năm chi phí và lợi nhuận của các TCTD, thì lãi suất huy động tối đa của các tổ chức này cũng chỉ có thể là 9.375%/năm, cho nên thấp rất xa so với lạm phát thực tế. Bước sang năm 2008, lạm phát trở nên căng thẳng hơn năm 2007, NHNN mới ban hành cơ chế lãi suất cơ bản, lúc đó tình hình thị trường mới bớt căng thẳng. Nếu NHNN những biện pháp can thiệp sớm hơn, mang tính chất đón đầu thì diễn biến thị trường sẽ trở lên ổn định hơn rất nhiều so với việc “chữa cháy”.
Trong thời kỳ này, NHNN sử dụng nhiều biện pháp hành chính can thiệp trực tiếp vào điều hành chính sách lãi suất. Theo luật NHNN (điều 9) có quy định “Lãi suất cơ bản là lãi suất do NHNN công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh” nó được xác định dựa trên cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh” nó được xác định dựa trên cơ sở tham khảo mức lãi suất cho vay thương mại tốt nhât của một nhóm ngân hàng. Theo ý nghĩa đó, lãi suất cơ bản mang tính chất dùng để các ngân hàng tham khảo từ đó đưa ra các mức lãi suất cho riêng mình. Tuy nhiên trong năm 2008, NHNN lại dùng lãi suất này để áp đặt trần lãi suất cho vay của các ngân hàng.
Mặt khác, hiện nay thị trường tài chính tiền tệ nước ta đã ổn định, NHNN vẫn duy trì cơ chế trần lãi suất huy động 10.5% và quyết định 1849/QĐ-NHNN quy định trần lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng là không còn phù hợp với thực tế. Hai quy định này bó buộc nguồn vốn đầu vào của các NHTM, nó không phản ánh đúng cung cầu vốn trên thị
trường. Cơ chế tự do lãi suất đã hoàn toàn được thực hiện NHNN nên bãi bỏ hai quy định này để lãi suất tuân theo quy luật thị trường, đồng thời hạn chế việc điều hành trực tiếp.
3.6.2.2 Về điều hành lãi suất
Thứ nhất, lãi suất chủ đạo chưa thực sự linh hoạt, phát huy được vai trò định hướng thị trường.
Trước tháng 5/2008, các lãi suất chủ đạo của NHNN phát huy được tác dụng của mình, nếu không có Điều 476 của bộ Luật Dân sự năm 2005 thì rất ít người biết đến sự tồn tại của lãi suất cơ bản. Trong năm 2008, khi cuộc đua lãi suất diễn ra, hiệp hội ngân hàng đề nghị Chính phủ nên xin sửa 150% trong điều 476 Bộ luật dân sự lên thành 300% và đề nghị này bị từ chối thì dường như những người điều hành chính sách mới nhớ đến vai trò của lãi suất cơ bản. Ngay sau đó, lãi suất cơ bản mới được điều chỉnh từ 8.75% lên 12% và cơ chế lãi suất cơ bản được công bố. Từ khi thực hiện cơ chế mới này, lãi suất cơ bản mới có vai trò định hướng thị trường hiệu quả. Tuy nhiên khi NHNN dần dần chuyển sang lãi suất thỏa thuận, vai trò của lãi suất cơ bản ngày một phai nhạt.
Mặt khác, quan sát thời gian qua cho thấy, khi lãi suất liên ngân hàng vượt qua lãi suất tái cấp vốn từ tháng 12/2007 và có lúc cao gấp hai lần lãi suất tái vấp vốn vào giữa và cuối tháng 1/2008, NHNN vẫn hầu như không can thiệp hoặc can thiệp chưa đúng mức qua thị trường mở khi vẫn tiếp tụ chủ yếu duy trì vị thế bán trên thị trường mở. Mãi đến tháng 2/2008, khi lãi suất liên ngân hàng tăng quá cao, NHNN mới can thiệp mạnh tay hơn thông qua việc mua vào các giấy tờ có giá trên thị trường mở nhưng vẫn không cải thiện được tình hình. Đến ngày 19/8/2008, NHNN mới ra quy định các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động và lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam giữa các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản tình hình mới trở lên khả quan hơn. Trong khi đó, ở thời điểm tháng 11-12/2008, khi các ngân hàng thừa vốn khả dụng thì lãi suất trên thị trường liên ngân hàng lại phá đẩy lãi suất chiết khấu. Như vậy có thể thấy, lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn hiện nay chưa có vai trò hướng dẫn và điều tiết trên thị trường liên ngân hàng.
Thứ hai, điều hành lãi suất có nhiều kẽ hở để NHTM lách luật
Như đã phân tích ở trên, việc điều hành lãi suất chưa phản ánh đúng thực tế thị trường, luôn chậm hơn diễn biến thị trường. Tại nhiều thời điểm, mức lãi suất thị trường do cung – cầu vốn phản ánh đã vượt qua mức trần lãi suất cho vay và huy động. Kèm theo đó,
vì mục tiêu lợi nhuận, các NHTM đều “lách” luật trần lãi suất bằng các hinh thức khuyến mãi và các khoản phí.
Phải nói rằng việc lãi suất cơ bản chưa phát huy được hiệu quả, một phần là do cơ chế lãi suất cơ bản được thực hiện chậm, tuy nhiên việc điều hành lãi suất của NHNN cũng chưa hẳn đã tốt. Cụ thể như việc điều chỉnh lãi suất cơ bản để thay đổi trần lãi suất chưa linh hoạt với yêu cầu thị trường để các NHTM phải “lách” luật. Mặt khác, cùng với việc điều chỉnh trần lãi suất để ép lãi suất xuống NHNN thực hiện chậm, hiệu quả không lớn các chế tài xử lý kèm theo đối với việc trượt trần lãi suất.