Kiến nghị với chính phủ và các bộ ngành liên quan

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua (Trang 55 - 59)

4.2.1.1 Nâng cao tính độc lập cho NHNN

Trong quá trình điều hành CSTT, sẽ có những thời điểm biến động về tiền tệ. Lúc đó lãi suất phải được diều hành một cách linh hoạt, kịp thời, giảm thiếu các tác động tiêu cực đến các mục tiêu. Muốn vậy, NHNN cần phải có những quyết định nhanh nhạy, sử dụng các công cụ gián tiếp một cách linh hoạt, hạn chế các biện pháp trực tiếp gây sốc nền kinh tế.

Hiện nay, theo Luật NHNN năm 1997 sửa đổi 6/2003 có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của NHNN, điều 5 khoản 1 có nêu rõ: NHNN có nhiệm vụ “Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để chính phủ xem xét trình quốc hội quyết định và tổ chức thực

hiện chính sách này, xây dựng chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng vâ các tổ chức tín dụng Việt Nam”. Với quy định như vậy NHNN vẫn chưa đủ tính chủ động để điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ hay cơ chế lãi suất còn lệ thuộc nhiều vào Chính Phủ và các cơ quan của Chính phủ như Bộ Tài Chính, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư… Hiện nay dự thảo luật mới trình Quốc Hội vẫn còn nhiều điểm chưa rõ tính tự chủ của NHNN trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, do phân cấp chức năng, nhiệm vụ giữa Chính phủ và NHNN chưa rõ ràng, cụ thể.

Thực tế cho thấy NHNN có mức độ độc lập thấp và chịu sự can thiệp hành chính toàn diện của Chính phủ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả của NHNN, nhất là trong việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định TTTT thời gian qua. Vì vậy nâng cao tính độc lập của NHNN là một trong những điều kiện tiên quyết để tạo tiền đề căn bản trong hiệu quả hoạt động và nền tảng quan trọng bảo đảm trước hết NHNN thực sự là NHTƯ và sau đó là tiến tới một NHTƯ hiện đại. Chính phủ nên cho phép NHNN có quyền chủ động trong quyền hạn, cơ chế, nghiệp vụ của NHNN. Toàn bộ chính sách của NHNN nên căn cứ vào điều kiện của kinh tế thị trường để độc lập xây dựng, NHNN cần được chủ động trong việc quyết định lượng tiền cung ứng. Chính Phủ chỉ khống chế tỉ lệ lạm phát cần đạt trong năm tới. Qua đó kỳ vọng làm cho chính sách tiền tệ trở nên có hiệu lực, hiệu quả hơn đối với các mục tiêu kiểm soát lạm phát,giảm thâm hụt ngân sách. Đặc biệt là sự đọc lập giúp cho NHNN phản ứng nhanh nhạy hơn khi vận dụng các công cụ gián tiếp để điều hành lãi suất mang tính ổn định.

4.2.1.2 Phối hợp đồng bộ các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

Để tăng cường hiệu quả thực thi điều hành lãi suất thì CSTT và chính sách tài khóa quốc gia, cần thiết phải có sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa hai chính sách để tăng cường hiệu quả thực thi của từng chính sách. Tránh tình trạng CSTT thì thắt chặt trong khi chính sách tài khóa lại nới lỏng như đã từng xảy ra ở năm 2003-2004. Các giải pháp thực thi chính sách tài khóa nếu được cân nhắc và phối hợp kịp thời với chính sách tiền tệ thì các mục tiêu chính sách tài khóa đã được sẽ là bước đệm tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho việc thực thi chính sách tiền tệ. Vấn đề quan trọng hiện nay, để tăng cường hiệu quả phối hợp của hai chính sách là:

Thu, chi ngân sách và tín dụng Nhà Nước phải gắn chặt với nguyên tắc giữ ổn định tiền tệ NHNN.

Chính phủ đẩy nhanh tiến trình cải cách hệ thống thuế theo hướng sửa đổi, bổ sung các luật thuế hiện hành theo hướng mở rộng đối tượng nộp thuế, giảm thuế suất và nghiên cứu soạn thảo các luật thuế mới để góp phần tăng thu NSNN, giảm chi từ đó cắt giảm bội chi NSNN. Song song với việc tăng thu NSNN, chính sách tài khóa cần phải cắt giảm các khoản chi tiêu công theo hướng tiếp tục cắt giảm các khoản chi thường xuyên, tỷ lệ vốn chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN phải được cắt giảm qua từng năm theo hướng “Nhà nước và nhà đầu tư cùng làm” bằng cách kêu gọi đầu tư hoặc đổi đất dự án cho các tập đoàn nước ngoài để lấy hạ tầng cơ sở để bớt gánh nặng nợ công.

Thiết lập mối quan hệ thường xuyên, liên tục trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa giữa Bộ Tài chính và NHNN.

NHNN phải được cung cấp những thông tin chính xác và kịp thời từ phía Bộ Tài chính về tồn quỹ tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước để tính toán lượng tiền cơ sở, số lượng vốn và các quỹ cho vay ngoài ngân sách để kiểm soát được tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế. Số lượng thống kê, báo cáo về các vấn đề tài chính công, nhất là kế hoạch huy động vốn để bù đắp thâm hụt NSNN, biến động tài khoản ngân sách tại NHNN phải được Bộ tài chính cung cấp kịp thời cho NHNN. Ngược lại các NHNN phải cung cấp các thông tin về lãi suất, tỉ giá, lạm phát, phát hành tiền và khả năng vốn khả dụng của hệ thống NHTM cho Bộ Tài Chính.

Tiến hành sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về NSNN và NHNN theo hướng bảo đảm tính độc lập của từng chính sách.

Khoản tiền NHNN cho NSNN vay hàng năm phải được khống chế bởi một hạn mức cụ thể do Quốc hội quy định trên cơ sở ưu tiên các mục tiêu dự kiến của chính sách tiền tệ như chỉ tiêu cung ứng tiền và lạm phát và sẽ được điều chỉnh lại nếu các chỉ tiêu này co những biến động mạnh . Lãi suất NHNN cho NSNN vay phải bảo đảm cao hơn lãi suất đấu thầu trên thị trường mở ở phiên giao dịch gần nhất nhằm làm giảm lạm phát tín dụng của NHNN, đồng thời khuyến khích việc sử dụng phương thức tài trợ thiếu hụt phi lạm phat qua phát hành trái phiếu, tín phiếu làm cơ sở phát triển thị trường mở và các công cụ triết khấu, tái triết khấu của NHNN.

3.3.1.3. Điều chỉnh lãi suất trái phiếu Chính phủ

Trên TTTT, cùng với lãi suất cơ bản, lãi suất trái phiếu chính phủ có ý nghĩa tham khảo rất quan trọng đối với các TCTD. Thị trường cho đây là công cụ có mức rủi ro bằng

không (so với các công cụ khác). Đồng thời, mức độ phát triển của thị trường trái phiếu Chính phủ có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng điều hành TTTT của NHNN (thông qua việc mua vào hay bán ra trái phiếu chính phủ để diều tiết cung tiền). Mức độ phát triển của thị trường trái phiếu phản ánh năng lực điều hành, quản lý nợ công của Chính phủ thông qua việc chứng khoán hóa nợ công. Còn từ phía NHTM, việc phát triển của thị trường trái phiếu chính phủ sẽ tác động và giúp NHTM quản lý tốt thanh khoán của ngân hàng. Trong điều kiện thị trường trái phiếu phát triển, mức độ thanh khoản, tính khả mại của trái phiếu chính phủ cao, các NHTM thường nắm giữ nhiều trái phiếu chính phủ.

Trên phương diện kinh tế vĩ mô, trái phiếu chính phủ phản ánh khá tổng hợp điều kiện kinh tế vĩ môn của một quốc gia. Nhìn vào lãi suất trái phiếu chính phủ chúng ta cũng có thể thấy được sức mạnh của một quốc gia, mà mức độ tín nhiệm của trái phiếu lại phản ánh điều đó. Nhìn chung, khi lãi suất trái phiếu chính phủ thấp sẽ là cơ sở để thị trường đi đến một mức lãi suất thấp.

Theo dõi lãi suất cho thấy, lãi suất trái phiếu chính phủ trong thời gian qua dường như không có vai trò là lãi suất chuẩn, lãi suất tham chiếu cho TTTT. Nguyên nhân của tình trạng này là do: lãi suất phải tuân thủ theo chỉ đạo của Bộ Tài chính. Quy mô thị trường quá nhỏ cộng với các kỳ phát hành khá manh mún và sự phối hợp với chính sách tiền tệ và tài khóa chưa có sự phối hợp chặt chẽ.

Trong thời gian tới, chính phủ cần hạn chế và đi đến chấm dứt hoàn toàn việc phát hành hành trái phiếu, tín phiếu kho bạc Nhà nước trực tiếp đối với dân chúng với lãi suất cố định, mà thực hiện đấu thầu trái phiếu, tín phiếu qua NHNN và thị trường chứng khoán. Đồng thời cũng hạn chế đấu thầu khối lượng với lãi suất cố định. Tất cả nhằm hình thành lãi suất của các công cụ nợ của chính phủ trên cơ sở thị trường và cung - cầu vốn.

Cần tạo ra một số cơ sở kinh tế cho sự tồn tại của mặt bằng lãi suất thấp và trong đó lãi suất tham chiếu quan trọng phai thấp hơn là lãi suất trái phiếu chính phủ. Khi mức lãi suất này thấp thì chắc chắn lãi suất khác của thị trường tiền tệ sẽ thấp. Tuy nhiên để lãi suất trái phiếu chính phủ thấp thì cần những nền tảng kinh tế vĩ mô tốt mà cụ thể là triển vọng tăng trưởng kinh tế phải hợp lý (mức tăng trưởng hợp lý, lạm phát thấp, thâm hụt ngân sách thấp…). Trên cơ sở đó Chính Phủ cần xây dựng các chuẩn mực về trái phiếu Chính phủ Việt Nam; khối lượng chuẩn; kỳ hạn chuẩn; lãi suất theo thị trường… Khi thị trường trái

phiếu chính phủ Việt Nam phát triển có chiếu sâu, điều kiện kinh tế vĩ mô và chính sách kinh tế vĩ mô tốt thì lãi suất chính phủ sẽ là lãi suất tham chiếu của nhiều công cụ nợ khác.

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua (Trang 55 - 59)