Nhóm giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua (Trang 53 - 55)

4.1.2.1 Hoàn thiện các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ

Khi mà cơ chế thỏa thuận lãi suất dần được hoàn thiện trong tương lai, vai trò của các công cụ gián tiếp là vô cùng quan trọng. Việc vận hành các công cụ của CSTT phải phát huy được tối đa vai trò của nó một cách linh hoạt.

Công cụ dự trữ bắt buộc: mặc dù công cụ này khả hữu hiệu trong thời gian qua nhưng trong tương lai nên hạn chế sử dụng, bởi lẽ là công cụ vẫn ít nhiều mang tính chất hành chính và có tính đánh đồng như nhau giữa các ngân hàng. Hơn nữa, nếu liên tục thay đỏi DTBB sẽ ảnh hưởng lớn đến việc quản trị thanh khoản của các ngân hàng và trong mọi trường hợp thì hệ thống ngân hàng vẫn tốn chi phí chấp hành ngay cả khi NHNN trả lãi cho DTBB.

Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc: mức lãi suất này được tính dựa trên số tiền gửi dự trữ của NHTM tại NHNN. Đối với VNĐ chỉ trả lãi cho phần dự trữ đúng quy định, đối với ngoại tệ NHNN sẽ trả lãi cho cả phần DTBB lẫn dự trữ vượt. Việc tăng hay giảm lãi suất này có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sử dụng vốn của NHTM. Thực tế 2 năm qua, NHNN đã sử dụng rất tốt công cụ này. Trong thời gian tới, việc tiếp tục phát huy vai trò của lãi suất tiền gửi DTBB là điều cần thiết.

Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: trên lý thuyết lẫn thực tế, nghiệp vụ thị trường mở luôn thể hiện là công cụ có nhiều ưu thế, đặc biệt đây là công cụ duy nhất mà NHTW có thể sử dụng để đảo ngược tình thế. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ này để bơm tiền nhằm giảm căng thảng trên TTLNH trong thời gian qua (tháng 2/2008) không đem lai kết quả như mong đợi vì chính những ngân hàng thiếu hụt thanh khoản nhiều nhất lại không thể tham gia các giao dịch. Điều này đã làm giảm đi đáng kể nghiệp vụ thị trường mở trong việc can thiệp nhằm duy trì lãi suất liên ngân hàng trong khung mục tiêu của NHNN.

Do đó, nhằm gia tăng thêm phương tiện cho việc thực thi chính sách lãi suất của mình, NHNN cần phải giám sát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng của các NHTM, đồng thời phải làm tốt hơn công tác thu thập, xử lý số liệu thống kê và dự báo diễn biến thị trường, đồng thời khuyến khích hoặc thậm chí có thể bắt buộc các NHTM phải nắm giữ một tỉ lệ nhất định giấy tờ có giá trị đủ tiêu chuẩn giao dịch trên nghiệp vụ thị trường mở thì mới gia tăng được hiệu quả của công cụ này.

4.1.2.2 Phát triển thị trường liên ngân hàng

TTLNH có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc truyền tải các tác động CSTT đến nền kinh tế, được xem như là cơ sở hạ tầng cho luân chuyển tiền tệ. Nếu TTLNH hoạt động tốt sẽ tạo điều kiện cho các TCTD tăng tỷ lệ tài sản có sinh lời, giảm dụ trữ tiền mạt tại ngân hàng. Ngân hàng có thể dự trữ các loại giấy tờ có giá trị như tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN phát hành… Khi cần thiết để đảm ảo khả năng chi trả, các tổ chức tín dụng vừa có thể bàn ra trên TTLNH lại vừa có lợi nhuận. Bên cạnh đó, hiện tượng thừa thiếu vốn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng là chuyện bình thường. Do vậy, thông qua thị trường này có thể vay mượn lẫn nhau.

Cần xây dựng các cơ chế về hoạt đông của TTLNH theo hướng mở, hạn chế tối đa tình trạng xin cho và điều hành các công cụ gián tiếp theo mệnh lệnh hành chính như hiện nay. Nên duy trì sự biến động của lãi suất TTLNH trong phạm vi hành lang giữa lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu. Tăng cường biện pháp để các ngân hàng giao dịch với nhau trên TTLNH thay vì giao dịch với NHNN.

Phát triển hoạt động môi giới tiền tệ của NHNN thành một nghiệp vụ của NHNN song hành cùng các nghiệp vụ thị trường tiền tệ khác, đồng thời tăng cường khả năng dự báo thanh khoản của NHNN và các thành viên. Khả năng dự báo tốt sẽ giúp cho NHNN chủ động trong điều hành CSTT. Dư báo thanh khoản giúp NHNN quyết định cung cấp hoặc rút

bớt lượng tiền là bao nhiêu trên thị trường, tránh hoặc giảm những biến động quá mức trên thị trường. Từ đó, phát triển TTLNH trở thành kênh chuyển tải tác động chính của việc điều hành lãi suất.

4.1.2.3 Hoàn thiện hệ thống thông tin hỗ trợ cho hoạch định và thực thi chính sách lãi suất

Việc bùng nổ về các loại hình dịch vụ ngân hàng có ảnh hưởng đáng kể đến việc thực thi chính sách lãi suất, các hình thức dịch vụ mới như thẻ tín dụng, máy rút tiền mặt ATM … đã làm cho cầu tiền phản ứng một cách nhanh hơn trước các diễn biến của lãi suất, tức là làm cho cầu tăng độ co giãn của cầu tiền đối với lãi suất, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của các luồng vốn, làm cho cung cầu tiền tệ trở nên khó dự báo hơn, cơ chế truyền tải chính sách lãi suất nhạy cảm hơn.

Hiện nay, vấn đề nằm bắt thông tin thị trường còn rất nhiều bất cập, nhiều chỉ tiêu hiện chưa có để phục vụ cho việc điều hành các chính sách lãi suất. Do vậy để có cơ sở dữ liệu phân tích xác định ơ chế truyền dẫn chính sách lãi suất, việc hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường của quốc gia là rất cần thiết. Ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp cải thiện chất lượng thống kê tiền tệ và khả năng phân tích và dự báo kinh tế.

Để hoàn thiện hệ thống thông tin hỗ trợ cho hoạch định và thực hiện chính sách lãi suất, NHNN cần thực hiện các giải pháp như đẩy mạnh liên doanh, liên kết và hợp tác với các tổ chức trong nước và nước ngoài về kinh doanh, nghiên cứu và phát triển dịch vụ ngân hàng để nhanh chóng tiếp cận công nghệ mới, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế để hiện đại hóa công nghệ và mở rộng dịch vụ ngân hàng.

4.2 Kiến nghị

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua (Trang 53 - 55)