Nhóm giải pháp trọng tâm

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua (Trang 49 - 53)

4.1.1.1.Giải pháp về cơ chế lãi suất

Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là đã vượt qua cuộc khủng hoảng,kinh tế- xã hội dần trở lên ổn định, lãi suất cần tuân theo quy luật cung cầu của thị trường. Do vậy trong thời gian tới NHNN tiếp tục thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận, đồng thời hoàn thiện các chế tài xử lí với các diễn biến xấu trên thi trường.

Thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận trong dài hạn sẽ hạn chế tối đa biến tướng như việc các NHTM tìm cách lách luật áp đặt lãi suất. Làm cho thị trường bị méo mó, khó kiểm soát. Do vậy, việc thực hiện lãi suất cho vay theo thoả thuận, sẽ góp phần tạo ra một cơ chế lãi suất thích hợp với bối cảnh hiện nay, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn đặc biệt khi không còn gói hỗ trợ lãi suất và ngân hàng vẫn có lãi.

Thư hai, bãi bỏ quy định trần lãi suất huy động và trần lãi suất TTLNH

Khi trần lãi suất cho vay chung, dài hạn được dỡ bỏ, nhu cầu vốn của khách hàng gia tăng là dấu hiệu tích cực cho hoạt động ngành ngân hàng, song cái khó đối với các ngân hàng hiện nay chính là làm thế nào để thu hút được tiền nhàn rỗi, nhất là trung và dài hạn. Đăc biệt, thoả thuận cho vay ngắn hạn có thể thông qua thì việc thu hút vốn đảm bảo nhu cầu vay ngày càng cấp bách hơn. Do đó, trần lãi suất 10.2% sẽ là rào cản đối với hoạt động của ngân hàng.

Trên thực tế hiện nay, lãi suất huy động dù phải duy trì mức trần 10.5%/năm, nhưng dưới nhiều hình thức khuyến mãi các ngân hàng đã gia tăng thêm lãi suất cho người vay tiền, vượt ngoài trần cho phép, đó là chưa kể đến hình thức thỏa thuận ngoài. Mặt khác, theo xu hướng hiện đại các NHTM đang đồng loạt hạ lãi suất cho vay, do đó lãi suất huy động cũng sẽ giảm. Việc bỏ lãi suất trần huy động sẽ không tạo ra cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng. Từ đó trần lãi suất huy động không còn thích hợp với cơ chế thị trường đã dần hình thành hoàn chỉnh trên TTTT và thị trường vốn trong nền kinh tế Việt Nam và việc bãi bỏ trần lãi suất huy động, là một bước đi cần thiết trên con đường tự do hóa lãi suất của Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời, việc quy định lãi suất liên ngân hàng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản là không còn hợp lý trong thời gian này. Việc điều chỉnh lãi suất liên ngân hàng lên theo hành lang lãi suất như ở phần tiếp theo sẽ đề cập hơn là sử dụng trần lãi suất.

Thứ ba, lấy lãi suất liên ngân hàng làm lãi suất mục tiêu

Khi thực hiện tự do hóa hoàn toàn lãi suất, lãi suất cơ bản sẽ không còn là mục tiêu để các NHTM quan tâm bởi khi đó không còn cơ chế trần lãi suất 150% lãi suất cơ bản

không còn hiệu lực. Do vậy, NHNN cần chọn một lãi suất chủ đạo làm kim chỉ nam cho các loại lãi suất khác trên thị trường tiền tệ. Trong thời gian tới NHNN nên chọn lãi suất liên ngân hàng làm lãi suất mục tiêu:

Xuất phát từ vai trò quan trọng của thị trường liên ngân hàng:

+ Thị trường liên ngân hàng là thị trường giữa các ngân hàng với nhau, do đó đây là một bộ phận của TTTT. Ở Việt Nam thị trường liên ngân hàng là thị trường giao dịch trực tiếp giữa các NHTM nhằm giải quyết nhu cầu vốn ngắn hạn của các NHTM, bù đắp thiếu hụt DTBB, đáp ứng nhu cầu thanh toán bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng.Với ý nghĩa đó, thị trường liên ngân hàng là thị trường trung tâm của TTTT, các thành viên quan trọng và thường xuyên nhất của thị trường tiền tệ chính là các NHTM.

+ Thị trường liên ngân hàng chính là nơi xác định nhu cầu và khả năng vốn khả dụng của các NHTM, qua đó NHNN nắm bắt được nhu cầu vốn của nền kinh tế và từ đó đưa ra các quyết định can thiệp kịp thời, hợp lý.

Xuất phát từ vai trò quan trọng của lãi suất thị trường liên ngân hàng:

+ Lãi suất thị trường liên ngân hàng là chỉ số phản ánh chính xác quan hệ cung cầu vốn trong nền kinh tế và là tín hiệu của NHNN đối với các TCTD, đồng thời phản ánh trạng thái cung cầu về vốn khả dụng của các NHTM. Vì vậy, lãi suất thị trường liên ngân hàng là chỉ số phản ánh biến động vốn trên TTTT và xa hơn là những biến động của nền kinh tế.

+ Đó là cơ sở để các NHTM tham khảo để xác định lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền vay đối với khách hàng của mình.

+ Lãi suất liên ngân hàng là cơ sở quan trọng để tham chiếu điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Lãi suất thị trường liên ngân hàng đặc biệt là lãi suất cho vay qua đêm là cơ sở quan trọng để xác định lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu. Từ đó nó là chỉ báo quan trọng để NHNN quyết định sử dụng các công cụ can thiệp trên TTTT.

Lãi suất thị trường liên ngân hàng có vai trò chi phối lãi suất huy động và cho vay của tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế theo hướng, lãi suất huy động thường thấp hơn lãi suất tái cấp vốn của NHNN và cao hơn lãi suất thị trường liên ngân hàng. Khi đó NHNN đã thực sự sử dụng các biện pháp kinh tế để tác động và điều hành thị trường thay thế cho các biện pháp can thiệp mang tính hành chính.

Căn cứ vào mô hình lãi suất chủ đạo nhằm điều tiết lãi suất đang được sử dụng phổ biến của các NHNN các nước thi mô hình phù hợp nhất đối với Việt Nam là mô hình lãi suất liên ngân hàng duy trì sự tác động của lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu. Các lãi suất

tái cấp vốn, tái chiết khấu sử dụng để hình thành khung lãi suất nhằm khống chế giao động của lãi suất liên ngân hàng:

+ Lãi suất tái cấp vốn có thể được xem xét điều chỉnh để trở thành lãi suất trần trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất này là hình thức cấp tín dụng có đảm bảo của NHNN để cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các NHTM là thành viên trên thị trường liên ngân hàng nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ và hỗ trợ thực hiện chính sách tín dụng của NHNN. Hình tức này khống chế hạn mức mà NHNN sẵn sàng cung ứng khi các NHTM có nhu cầu. Tuy nhiên với vai trò là lãi suất trần trên thị trường liên ngân hàng, chỉ đạo mặt bằng lãi suất trên thị trường và bổ sung nguồn vốn ngắn hạn cho NHTM trong trường hợp cung cầu vốn căng thẳng nên NHNN không sử dụng quá thường xuyên, buộc các NHTM phải chủ động vay trên thị trường liên ngân hàng trước khi tiếp cận kênh tái cấp vốn.

+ Lãi suất tái chiết khấu có thể được sử dụng như lãi suất sàn của thị trường liên ngân hàng. Để thể hiện là lãi suất sàn trên thị trường, lãi suất tái chiết khấu sẽ được quy định ở mức thấp nhất trong hệ thống lãi suất chủ đạo. Mặc dù không thể khống chế sẽ giảm thấp quá mức của lãi suất liên ngân hàng theo mục tiêu chính sách tiền tệ từng thời kỳ.

Vấn đề ở đây là thiết kế lãi suất tái chiết khấu sao cho vẫn đảm bảo vai trò người cho vay cuối cùng của NHNN, tránh việc ỷ lại quá mức của các NHTM vào nguồn vốn rẻ mà buộc họ phải khai thác trên TTLNH.

4.1.1.2 Giải pháp về điều hành lãi suất

Thực hiện việc điều hành các mức lãi suất chủ đạo linh hoạt, mang tính đón đầu. Với thực trạng từ việc điều hành lãi suất 3 năm qua, ta thấy NHNN thường bị động trong việc thay đổi các mức lãi suất. Việc thay đổi mang tính ứng phó với các tình huống đã xảy ra mà không mang tính lường trước. Có thời điểm, sự thay đổi các mức lãi suất lại tác động một cách quá mạnh mẽ cho thị trường. Với mục tiêu năm 2010 là kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng không quá 7%, đảm bảo tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% đồng thời tăng trưởng tín dụng khoảng 25%, NHNN cần điều hành linh hoạt các lãi suất chủ đạo từ đó tác động tới lãi suất thị trường phù hợp quy luật cung – cầu vốn thị trường.

Đối với lãi suất cơ bản, NHNN công bố trên cơ sở thị trường với mục đính để các TCTD tham khảo để thỏa thuận các mức lãi suất của mình.

Đối với lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn: như đã đề cập ở trên, lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn sẽ có vai trò quan trọng trong việc ổn định lãi suất liên ngân hàng. Trong thời gian qua, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có lúc vượt qua lãi suất tái cấp vốn hoặc có lúc phá đáy lãi suất chiết khấu. Như vậy có thể nói, hai công cụ lãi suất này

chưa hoàn thành tốt vai trò của mình. Do vậy, trong thời gian tới, NHNN cần sử dụng linh hoạt và hữu hiệu hơn hai công cụ này thông qua việc xác định quy mô tổng hạn mức chiết khấu và tổng hạn mức tái cấp vốn sát với nhu cầu thị trường, đồng thời phải kết hợp với việc sử dụng công cụ thị trường mở để tác động nhằm giữ lãi suất trên thị trường liên ngân hàng biến động nằm trong khung lãi suất chiết khấu (lãi suất sàn) và lãi suất tái cấp vốn (lãi suất trần).

Hiện tại, NHNN nên giữ ổn định các mức lãi suất cơ bản, tái cấp vốn, tái chiết khấu. Trong thời gian tới, cần điều chỉnh hạ thấp mặt bằng lãi suất sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, kinh doanh, đưa nền kinh tế thoát ra khỏi giai đoạn khó khăn hiện nay. Tuy vậy vẫn phải kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng. Đồng thời NHNN cần tiếp tục nâng cao chất lượng công tác dự báo kinh tế vĩ mô và tiền tệ để có thể đưa ra các điều chỉnh lãi suất mang tính đóng đầu điều chỉnh thị trường, không để rơi vào tình trạng bị động trong điều hành.

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua (Trang 49 - 53)