Nguyên nhân của hạn chế, tồn tạ

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua (Trang 47 - 49)

3.6.3.1 NHNN quá bị động trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ do hiện nay NHNN đang ở mức độ độc lập rất thấp.

Theo tổng kết của IMF, sự độc lập của NHNH các nước có thể chia ra làm bốn mức độ: mức độ cao nhất là độc lập trong việc thiết lập mục tiêu, độc lập trong việc xây dựng chỉ tiêu hoạt động, độc lập trong việc lựa chon công cụ điều hành và thấp nhất là mức độ độc lập bị hạn chế thậm chí không có. Hiện nay NHNN Việt Nam đang ở mức độ độc lâp rất thấp. Thực tế là rất nhiều quyết định, thông tư về điều hành lãi suất đều phải thông qua chính phủ, điêu này gây chậm chạp thiếu linh hoạt cho việc điều hành của NHNN.

Cụ thể:

- Về vị trí chức năng, theo Điều 1 Luật NHNN, NHNN thực hiện nhiều mục tiêu xung đột lẫn nhau như ổn định giá trị đồng tiền, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Về chính sách tiền tệ quốc gia điều 2 có viết Nhà nước quản lý mọi hoạt động của ngân hàng.

- Về xây dựng chỉ tiêu hoạt động thì theo điều 3 luật NHNN, Quốc hội quyết định và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, mức lạm phát dự kiến hàng năm trong mối tương quan với cân đối ngân sách nhà nước và mức tăng trưởng kinh tế. Chính phủ xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia, mức lạm phát dự kiến hàng năm trình Quốc hội quyết định.

- Về việc tự chủ trong việc lựa chọn công cụ điều hành, theo điều 3 luật NHNN, Chính phủ tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, quyết định lượng tiền bổ sung cho lưu thông hàng năm, mục đích sử dụng số tiền này và định kỳ báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Các quy định trên cho thấy tính độc lập trong hoạt động của NHNN Việt Nam còn rất thấp, nhất là trong việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ, rõ ràng là điều này không đem lại cho NHNN tính độc lập và nhanh nhạy khi mà các diễn biến kinh tế – xã hội trong và ngoài nước là bất thường, khó có thể dự đoán trước chính xác.

3.6.3.2 Thị trường liên ngân hàng chưa phát triển làm hạn chế sự tác động của chính sách

Trong năm 2007 và đầu năm 2008, cuộc đua lãi suất đã gây ra diễn biến phức tạp trên TTTT. Nguyên nhân của tình trạng này là do thị trường liên ngân hàng thực sự liên kết và bộc lộ nhiều yếu kém.

Các TCTD tham gia thị trường liên ngân hàng nhằm mục tiêu chủ yếu để bảo đảm khả năng thanh khoản, chưa quan tâm nhiều đến phát triển các nghiệp vụ đầu tư trên thị trường liên ngân hàng để kết hợp 2 mục tiêu bảo đảm khả năng thanh khoản và sinh lời. Hoạt động thị trường liên ngân hàng còn đơn điệu, chủ yếu là các giao dịch tiền gửi và tín dụng truyền thống, các nghiệp vụ phái sinh tiền gửi và đầu tư liên ngân hàng chưa được triển khai (đấu thầu tiền gửi, giao dịch kỳ hạn vốn,...)

Nhiều NHTM chưa quan tâm hoặc yếu kém trong năng lực cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn. Có những ngân hàng chạy theo lợi nhuận, sử dụng quá mức vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung hạn, rủi ro về kì hạn rất cao. Khả năng nắm bắt, cập nhật thông tin, phấn tích và dự báo diễn biến thị trường của các NHTM còn hạn chế nên dẫn đến việc đề ra các biện pháp chống đỡ trước những cú sốc thị trường còn yếu. Vẫn còn tồn tại ranh giới giữa ngân hàng nước ngoài với các ngân hàng trong nước. Quan hệ liên ngân hàng có xu hướng hình thành và quan hệ theo từng nhóm (NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh trong giao dịch cho vay) mà chưa có sự bình đẳng, canh tranh lành mạnh giữa NHTM lớn và NHTM nhỏ, thậm chí có ngân hàng bị ép giá khi có nhu cầu quan hệ với các ngân hàng ngoài nhóm. Các NHTM lớn chủ yếu chỉ cho vay các ngân hàng lớn, các ngân hàng nhỏ phải tìm nguồn vay lẫn nhau. Nếu ngân hàng nhỏ nào quá cần vốn thì phải chịu mức lãi suất cao mới vay được các ngân hàng lớn. Các ngân hàng tự vay mượn lẫn nhau không qua một đầu mối nào, vì thế lãi suất liên ngân hàng diễn biến bất thường.

Thực trạng này sẽ làm cho cơ chế tác động của chính sách tiền tệ bị hạn chế, vì một khi còn có các NHTM dư thừa vốn, có các NHTM thiếu vốn lại thiếu sự liên kết với nhau

thì những tác động của NHNN làm thay đổi cung tiền và lãi suất của NHNN để làm cho các NHTM phản ứng nhanh trước thay đổi đó là rất khó khăn.

3.6.3.3 Môi trường kinh tế thường xuyên biến động

Năm 2007 và 2008, nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, bong bóng nhà ở cùng với giám sát tài chính thiếu hoàn thiện ở Mỹ đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính ở nước này từ năm 2007, bùng phát mạnh từ cuối năm 2008. Thông qua quan hệ tài chính nói riêng và kinh tế nói chung mật thiết của Mỹ với nhiều nước cuộc khủng hoảng từ Mỹ đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nhiều nước trên thế giới. Đến 2009-2010 nền kinh tế nước ta đã ổn định trở lại, NHNN mới dần bỏ được các biện pháp hành chính để lãi suất dần tuân theo cung cầu của thị trường.

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua (Trang 47 - 49)