Giai đoạn từ cuối tháng 10/2008 đến nay

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua (Trang 37 - 42)

3.4.3.1 Giai đoạn từ cuối tháng 10/2008 đến tháng 02/2009

Trong thời gian từ tháng 10/2008 đến tháng 02/2009, NHNN đã 4 lần giảm lãi suất cơ bản từ 14% xuống còn 7%, đồng thời tăng lãi suất tiền gửi DTBB lên gấp cơ bản 3 lần đã khiến các ngân hàng vào cuộc đua giảm lãi suất cho vay VNĐ, lãi suất cơ bản giảm mạnh làm cho trần lãi suất 150% giảm theo khiến các NHTM buộc phải giảm lãi suất cho vay, tuy nhiên với mức lãi suất tiền gửi DTBB rất cao đã bù đắp được phần nào chi phí cho các ngân hàng.

Theo xu thế giảm lãi suất chung trong vòng 5 tháng BIDV đã 5 lần điều chỉnh giảm lãi suất, BIDV áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn VND từ 10%năm – 11,5% năm đối với tất cả các khách hàng, trong đó cung ứng lãi suất thấp, ưu tiên khách hàng trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế như: năng lượng, xăng dầu, sắt thép, xi măng, phân bón, thuốc chữa bệnh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các khoản vay tài trợ xuất khẩu, cho vay thu mua lúa gạo phục vụ xuất khẩu. Cũng từ 01/02/2009, Vietcombank đã quyết định giảm lãi suất cho vay bằng VNĐ. Theo đó, lãi suất cho vay ưu đãi thông báo điều chỉnh lãi suất cho vay tính từ ngày 02/02/2009 theo mức tăng dần từ kỳ ngắn hạn đến dài hạn và cao nhất ở 6,84%/năm (kỳ hạn 36 tháng lĩnh lãi cuối kỳ).

Việc ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất là động thái tích cực góp phần kích cầu đầu tư thông qua tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, đặc biệt

là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu kích cầu của Chính Phủ.

3.4.3.2 Giai đoạn từ tháng 3/2009 đến cuối năm 2009

Cũng trong tháng 2/2009, NHNN ban hành Thông tư 01/2009/TT-NHNN hướng dẫn về lãi suất thỏa thuận của TCTD đối với cho vay cac nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Điều này giúp các NHTM rất nhiều trong việc chủ động mức lãi suất cho vay và huy động hơn. Dựa trên cơ chế này, các NHTM và khách hàng của mình có thể tự do thỏa thuận mức lãi suất cho vay mà không cần phụ thuộc vào lãi suất cho vay tối đa tính theo lãi suất cơ bản. Mức lãi suất cho vay thỏa thuận theo hình thức cao hơn nhiều so với mức trần lãi suất cho vay tối đa, đặc biệt ở Agribank mức lãi suất này là 18% năm.

Tháng 02/2009 3/2009 5/2009 7/2009 12/2009 Lãi suất thoả thuận của các NHTM 12-12% 12-15% 12-16,5% 14-16,5% 15-18%

Bảng 2 :Lãi suất cho vay thoả thuận năm 2009

Tuy vậy, trong quá trình thực hiện cơ chế thỏa thuận pãi suất đã xuất hiện nhiều vướng mắc. Mặc dù, thông tư số 01/2009/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng theo lãi suất thỏa thuận được hiểu là bước đệm để quay lại cơ chế lãi suất thỏa thuận 6 năm trước. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, để giảm chi phí cho người sản xuất kinh doanh, việc áp dụng trần lãi suất là cần thiết thì NHNN cũng phải quy định rõ trường hợp nào được vay theo lãi suất thỏa thuận để tránh lạm dụng. Có không ít trường hợp ngân hàng bị rối vì không biết nên áp dụng theo lãi suất thỏa thuận hay trần lãi suất . Như trường hợp người vay tiền để sửa chữa nhưng lại dành một phần diện tích để cho thuê. Nguồn trả nợ ngoài tiền lương còn có một phần tiền thu được từ hoạt động cho thuê nhà. Với những trường hợp

hợp cá nhân mua xe để hoạt động vận tải nhưng không được giấy phép kinh doanh, vì thế vẫn chịu lãi suất thỏa thuận. Phần lớn cá nhân vay tiền để phục vụ sản xuất kinh doanh nhưng không có giấy phép kinh doanh đã phải chịu lãi suất thỏa thuận thay vì được hưởng lãi suất thấp hơn. Từ đó dẫn đến chuyện một số ngân hàng tích cực khai thác việc cá nhân vay vốn không có giấy phép kinh doanh hoặc kể cả có giấy phép kinh doanh để “ấn” lãi suất thỏa thuận. Khi khách hàng tới vay vốn, một số ngân hàng thường thông báo nguồn cho vay kinh doanh tạm hết, chỉ còn nguồn cho vay tiêu dùng. Những khách hàng nay buộc phải tự nguyện được vay vốn theo lãi suất thỏa thuận do sợ mất nhiều thời gian và cơ hội kinh doanh sẽ qua đi. Đồng thời vui vẻ ký vay vào hồ sơ “bịa” vay vốn theo mục đích tiêu dùng của ngân hàng với lãi suất thỏa thuận. Không chỉ cho cá nhân vay vốn sản xuất kinh doanh theo lãi suất thỏa thuận, nhiều ngân hàng còn áp dụng cả lãi suất thỏa thuận với các trường hợp vay để đầu tư tài chính và kinh doanh bất động sản. Có ngân hàng cho vay kinh doanh chứng khoán với lãi suất lên tới 15-16% năm.

Trước tình hình đó, ngày 12/11/2009, Thống đốc NHNN có văn bản số 8883/NHNN- CSTT yêu cầu các NHTM không được thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay để đầu tư bất động sản, tài sản tài chính (vàng, ngoại tệ, chứng khoán và các tài sản tài chính khác) và các hoạt động có liên quan đến sản xuất – kinh doanh. Các TCTD phải tiến hành rà soát, kiểm tra các khoản cho vay lãi suất thỏa thuận để thực hiện theo đúng quy định của NHNN ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ và quy trình cho vay lãi suất thỏa thuận đối với từng loại nhu cầu vay vốn của khách hàng, trong đó quy định cụ thể giới hạn tín dụng đối với một khách hàng và lĩnh vực cho vay. Mặc dù vậy các NHTM vẫn “lách” luật bằng việc “bịa” hồ sơ vay vốn .

Bên cạnh lãi suất thỏa thuận, lãi suất huy động và cho vay thông thường giai đoạn này cũng tăng. Điều này có thể lý giải bởi tác động của cơ chế lãi suất thỏa thuận và gói hỗ trợ lãi suất 4 %. Khi thực hiện lãi suất thoả thuận, mức lãi suất này được các ngân hàng đẩy lên cao để các NHTM tăng lãi suất huy động để cạnh tranh nguồn vốn mà lợi nhuận vẫn được đảm bảo. Mặt khác, với mức hỗ trợ lãi suất 4% rất nhiều doanh nghiệp đổ xô đi vay vốn (tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đến ngày 24/12/2009 đạt 446.952 tỷ đồng) do vậy các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động để tránh tình trạng khan vốn. Đến trung tuần tháng 1/2009, lãi suất cho vay VNĐ phổ biến ở mức từ 10-10.5%/năm. Lãi suất tiền gửi VNĐ của một số NHTM tiếp tục tăng nhưng không ảnh hưởng đến mặt bằng lãi suất. Mức

lãi suất huy động cao nhất là 9.99%/năm áp dụng cho các kỳ hạn 3 tháng, 9 tháng. Lãi suất huy động của các NHTM cụ thể như sau:

Bảng 3 : lãi suất huy động bình quân tháng 11/2009

Lãi suất huy đông bình quân không kì hạn 3tháng 6tháng 12tháng Nhóm NHTMNN 2,4-3,0 8,4 9,2 9-9,4 Nhóm NHTMCP 2,4 4,2 8,8 9,9

Trước đà tăng của lãi suất huy động và cho vay, cùng với tình trạng thanh khoản căng thẳng của các NHTM, ngày 25/11/2009, NHNN đã tăng các mức lãi suất chủ đạo lên 1%. Đồng thời, quy định mức trần lãi suất huy động là 10.5% các NHTM đã điều chỉnh lại lãi suất của mình. Đầu tháng 12/2009, lãi suất huy động tăng lên mức 10.49% sát với trần quy định. Kèm theo đó nhiều ngân hàng đang tung ra những chương trình khuyến mãi hấp dẫn, không chỉ tặng tiền mặt, vàng hay lãi suất tương ứng với số tiền và kỳ hạn gửi, mà còn đưa ra những hình thức rút thăm trúng thưởng với giá trị giải thưởng rất lớn. Với mức lãi suất huy động chạm đỉnh nếu cộng thêm lãi suất khuyến mại thì lãi suất huy động thực tế tại một số ngân hàng đang vượt trần lãi suất huy động cho phép.

Lãi suất cho vay bình quân Ngắn hạn Trung,dài hạn

Nhóm NHTMNN 11-12% 12%

Nhóm NHTMCP 12% 12%

Bảng 4:Lãi suất cho vay binh quân tháng 12/2009 3.4.3.3 Giai đoạn đầu năm 2010

Đầu năm 2010, lãi suất huy động tháng 01/2010 tăng từ 0,2-0,4%/năm. Lãi suất huy động phổ biến ở mức 2,3-4,5%/năm đối với NHTMCP.

Lãi suất huy động USD Không kì hạn 3 tháng 6 tháng 12 tháng 12/2009 0,25-1 3-3,8 3,2-4 3,5-4,3 01/2010 0,25-1 3,3-4 3,5-4,2 3,6-4,5

Ngày 10/02/2010, NHNN ban hành Thông tư số 03/2010/TT-NHNN quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng đô la Mỹ của tổ chức kinh tế tại TCTD là 1% với mục đích nhằm cân đối hài hòa cung - cầu ngoại tệ, tăng cường sự lưu thông trên thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát nhập siêu và ổn định kinh tế vĩ mô. Ngay lập tức lãi suất tiền gửi USD đã được điều chỉnh giảm xuống đáng kể, còn lãi suất cho vay vẫn giữ nguyên ở mức 6,0%- 8,0% đối với NHTMCP và từ 6,0%-7,0% đối với NHTMNN. Với cơ chế nới lỏng tiến gần hơn tới tự do hóa lãi suất, ngày 26/2/2010 NHNN đã ban hành Thông tư số 07/2010/TT- NHNN cho phép các ngân hàng được phép áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận với các khách hàng vay trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển. Với cơ chế mới này, các NHTM lại càng tự do hơn trong việc điều chỉnh lãi suất cho vay của mình.

Vào ngày 14/4/2010, cơ chế cho vay thỏa thuận được mở cửa hoàn toàn, các NHTM và khác hàng của mình được tự do thỏa thuận với mọi khoản vay. Khi thông tư này được công bố, các NHTM đã có được sự đồng thuận rất cao, hạ mức lãi suất cho vay ngắn hạn xuống dưới 14%/năm. Hiện nay, mức lãi suất mà các NHTM cho vay nông nghiệp và xuất khẩu đang ở mức thấp. Ví dụ BIDV cho vay nông nghiệp 13%/năm, xuất khẩu 12%/năm. Nhiều ngân hàng cổ phần cũng chỉ áp dụng lãi suất cho vay VNĐ cao nhất đối với nông nghiệp và xuất khẩu ở mức 12-13.7%/năm.

Đồng thời gần như cùng lúc với Thông tư 12, các NHTM không chịu ảnh hưởng của quy định trần lãi suất huy động 10.5% bắt đầu tăng lãi suất huy động. Đỉnh lãi suất huy động vốn hiện tại được ghi nhận ở mức 11.99%/năm, LienVietBank chính thức áp dụng biểu lãi suất mới trên toàn hệ thống, mức lãi suất tiết kiệm bậc thang và tiết kiệm bậc thang linh hoạt cao nhất lên tới 11.7%/năm đối với VNĐ và đối với USD tương ứng là 4.11%/năm và 4.09%/năm. Nổi trội hơn, tại ngân hàng SHB, lãi suất ở tất cả các kỳ hạn của sản phẩm tiết kiệm bậc thang điều chỉnh tăng mạnh từ 0,5-1.5% nâng mức lãi suất tiết kiệm lên cao nhất

trên thị trường hiện nay 11.99%/năm. Với sản phẩm tiết kiệm rút gốc linh hoạt, lãi suất cao nhất đạt mức 11,8%. Như vậy, với động thái điều chỉnh lãi suất huy động vốn VNĐ hiện tại giữa các ngân hàng, mặt bằng lãi suất trên thị trường đã được thiết lập một mức mới. Tuy nhiên mặt bằng lãi suất không chỉ xoay quanh ngưỡng 11%/năm mà còn dự báo nhiều “đột biến” mới.

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w