Giai đoạn từ năm 2007 đến đầu tháng 02/

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua (Trang 34 - 35)

Trong giai đoạn này, NHNN vẫn thực hiện cơ chế tự do hóa lãi suất, mặt khác các công cụ gián tiếp không hiệu quả, đồng thời dưới tác động của tình hình kinh tế, lãi suất của các NHTM đua nhau tăng chóng mặt. Năm 2007, hệ thống các NHTM cổ phần tiếp tục phát triển mạnh về quy mô lẫn số lượng. Nhiều NHTM cổ phần có tốc độ tăng quy mô tổng tài sản, vốn huy động, mạng lưới giao dịch…tới 60% đến hơn 100%, thậm chí 200%-400% so với cuối năm 2006. Để bù đắp chi phí, tăng lợi nhuận các ngân hàng cũng đua nhau tăng quy mô cho vay, mở rộng đối tượng cho vay sang các khách hàng mới, nhiều tiềm năng mà đặc biệt là các nhà đầu tư chứng khoán và bất động sản đồng thời tăng lãi suất cho vay. Điều này sau đó đã dẫn tới sự tăng trưởng tín dụng nóng, chỉ tiêu tăng tín dụng của NHNN đặt ra cho hệ thống ngân hàng năm 2007 từ 17-21% so với cuối năm 2006. Nhưng đến tháng 11-2007, mức tăng dư nợ cho vay nền kinh tế của các tổ chức tín dụng đã đạt gần 34%.

Cuộc đua lãi suất này kéo dài sang đầu năm 2008 và nghiêm trọng hơn khi NHNN tăng tỷ lệ DTBB lên 11%. Kỷ lục lãi suất qua đêm 17% trong năm 2007 bị đánh đổ và được ghi nhận có lúc lên đến 27%, một kỷ lục trong lịch sử TTTT Việt Nam. Tiền đồng khan hiếm, các NHTM buộc phải tăng lãi suất và chỉ trong tuần đầu của năm Mậy Tý có đến hàng chục ngân hàng nâng lãi suất huy động tiết kiệm lên mức xấp xỉ 10%/năm. Như DongABank, trong này 15/2/2008 áp dụng mức lãi suất mới với mức tăng bình quân 0.06%/năm, trong đó lãi suất VNĐ kỳ hạn 12 tháng đạt đến 9,72%/năm. Đây là lần thứ 2

trong vòng chỉ 5 tuần qua DongABank tăng lãi suất. Mức lãi suất bậc thang cao nhất của kỳ hạn 24 tháng VNĐ đạt 10,15%/năm.

Trong cuộc đua lãi suất này, cơ cấu vốn của các ngân hàng thay đổi theo chiều hướng tiền gửi kỳ hạn ngắn tăng lên nhiều so với tiền gửi trung và dài hạn. Việc tiền gửi ngắn hạn tăng lên nhanh hơn so với tiền gửi trung, dài hạn cũng là một vấn đề dễ hiểu. Khi các NHTM cạnh tranh lãi suất thì khách hàng gửi tiền chỉ gửi với kỳ hạn ngắn để ngân hàng khác tăng lãi suất cao hơn là họ chuyển sang ngân hàng đó. Mặt khác các ngân hàng cũng không áp dụng lãi suất cao cho tiền gửi trung và dài hạn vì họ vẫn chờ các động thái từ NHNN để giảm lãi suất, nếu hạ lãi suất thật mà những khoản tiền gửi trung, dài hạn cũ có mức lãi suất cao thì ngân hàng sẽ bị thiệt.

Với tác động của thị trường, của chính sách lãi suất nói riêng và CSTT nói chung, lãi suất thị trường vào những tháng đầu năm tăng cao chưa từng có. Lãi suất tăng cao như vậy có ảnh hưởng rất lớn đến người dân, doanh nghiệp và cả các NHTM. Lãi suất huy động tăng cao kéo theo lãi suất cho vay tăng , tức là làm tăng chi phí với các doanh nghiệp và người kinh doanh sử dụng vốn vay để đầu tư, sản xuất. Mà thị trường vốn ở Việt Nam chưa phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có đủ khả năng tự đáp ứng nhu cầu vốn của mình nên đây là khó khăn lớn đối với họ. Việc tăng chi phí đầu vào lại dẫn tới tăng giá thành sản phẩm, dịch vụ tác động tăng giá thị trường, trái ngược với mục tiêu kiềm chế lạm phát của NHNN, đồng thời, lãi suất huy động của NHTM cao, chi phí do tỷ lệ dự trũ tăng, cộng với chi phí mua tín phiếu của NHNN cộng với tăng trưởng dư nợ không cao đã làm giảm lợi nhuận của ảnh hưởng tới năng lực tài chính và uy tín của các NHTM.

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w