Giai đoạn từ tháng cuối 02/2008 đến tháng 09/

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua (Trang 35 - 37)

Để chặn đứng cuộc đua lãi suất ngày 27/02/2008 NHNN đã ra Công điện số 02 quy định mức lãi suất trần huy động là 12%. Đây có thể thấy là một giải pháp tình thế tạm thời nhưng nó đã có hiệu quả rõ rệt.

Một số ngân hàng có mức lãi suất trên 12%/năm đã nhanh chóng đều chính giảm đùng trần lãi suất theo quy định như SeABank, VietABank, Techcombank, SHBank… Mức lãi suất mới được điều chỉnh xuống dưới 12%/năm cho tất cả các kỳ hạn từ 1 – 12 tháng. Kèm theo đó là một loạt chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng. Cụ thể, ngày 28/2/2008 mới mục tiêu “tri ân” khách hàng, SeaBank đã tung ra chương trình “Tiết kiệm

triệu phú”. Gửi tiền theo chương trình này, ngoài việc hưởng lãi suất 12%/năm đối với kỳ hạn từ 1 – 13 tháng, khách hàng còn được tặng vàng SJC, AAA, Bảo tính Minh Châu. Chẳng hạn, gửi 1,1 tỷ đồng ở kỳ hạn 1 tháng khách hàng sẽ nhận ngay 1 chỉ vàng mà không cần phải qua số hay tham gia chương trình dự thưởng. Gửi 550 triệu đồng kỳ hạn 2 tháng khách hàng cũng được tặng 1 chỉ vàng.

Có thể nói, lãi suất huy động tiền đồng trên thị trường đã có điểm cũng ngay sau khi Công điện số 02 được phát đi. Nhưng trên thực tế ở một số ngân hàng quy mô vừa và nhỏ vẫn có cuộc điều chỉnh “ngầm” về lãi suất tiền gửi thông qua các chương trình khuyến mãi. Các chương trình tiết kiệm dự thưởng đang diễn ra ở các ngân hàng, với mong muốn thu hút được lượng tiền gửi bảo đảm tính thanh khoản vốn khi cung tiền đồng trên thị trường chưa được cải thiện. Tuy nhiên, sau khi hạ mức lãi suất xuống, tổng vốn huy động của các ngân hàng đã sụt giảm khá mạnh, lại suất qua đêm trên TTLNH tăng cao, tính thanh khoản của nhiều ngân hàng đang rơi vào báo động. Người dân đã thấy gửi tiền vào ngân hàng không còn có lợi nữa, nên đến hạn khách hàng mở ra nhưng không tiếp tục gửi, cầm tiền chờ động tĩnh.

Đến tháng 4/2008, Hiệp hội Ngân hàng đồng thuận giữ mức lãi suất huy động không vượt quá 11% đối với tất cả các ngân hàng nhưng tình hình vẫn không được cải thiện. Theo số liệu của NHNN chi nhánh TP.HCM, chỉ trong vòng nửa tháng kể từ ngày thực hiện trần lãi suất huy động 11%, số tiền huy động đã giảm đi 9,225 tỷ so với đầu tháng.Tình trạng ngân hàng mất thanh khoản đang có nguy cơ tăng lên. Mặt khác hiện tại các NHTM còn phải chịu chi phí từ tỷ lệ DTBB rất cao nên với mức lãi suất huy động hiện nay các ngân hàng phải cho vay lên tới hơn 21% mới có lãi. Từ biểu đồ ta thấy, lãi suất cho vay bình quân của các NHTM luôn bám chặt trần lãi suất tối đa. Tuy nhiên với quy định lãi suất cho vay không vượt quá 150% lãi suất cơ bản các ngân hàng bắt đầu “ lách ” luật.

Để lách quy định trần lãi suất cho vay, một số ngân hàng áp dụng chiêu vay vốn phải ký quỹ, tức là yêu cầu khách hàng để lại một phần vốn vay bất chấp công văn 5455/NHNN- VP về việc “Ký quỹ khi vay vốn”, ngày 19/06/2008. Chẳng hạn, khi vay 1 tỷ đồng, bên vay sẽ để lại khoảng 10% lượng vốn vay ngân hàng cho đến khi giải ngân toàn bộ vốn. Ngoài ra các khoản phụ phí khi đi vay cũng nở rộ. Có 3 loại phí cơ bản mà các ngân hàng đều tính, đó là: phí thẩm định, phí thu xếp vốn và phí định giá tài sản bảo đảm. Mỗi ngân hàng có cách tính phí dịch vụ tín dụng riêng. Có khoản thì tính % trên số tiền khách hàng đề nghị

vay, khoản tính trên số món, khoản lại tính % trên giá trị hạn mức cho vay hoặc số tiền cam kết cho vay, khoản tinh % trên giá trị một hợp đồng tín dụng. Có ngân hàng đi thu phí hồ sơ rồi lại tính cả phí hoàn tất hồ sơ. Khách hàng xin giải ngân bằng tiền mặt, trả nợ trước hạn, tăng hạn mức thầu chi , chậm rút vốn … đều bị tính phí. Với cách tính phí chẳng ngân hàng nào giống ngân hàng nào, mỗi loại một kiểu, khách hàng khó lòng mà tính được phí tổng cộng với lãi thì thực tế mình phải trả chi phí khoản vay là bao nhiêu. Nếu quy ra tỷ lệ % tổng số tiền vay thì phí mà khách hàng phải trả ngân hàng hiện nay từ 2%-6% năm. Phí dịch vụ tín dụng điều chỉnh theo từng thời kỳ linh hoạt phụ thuộc vào quy mô và giá vốn của thị trường. Mức phí cũng có sự phân loại theo khách hàng A , B, C. Độ tín nhiệm khách hàng càng thấp, mức phí càng cao. Phần lớn các loại phí chỉ tính một lần. Tuy NHNN đã ra văn bản số 5158/NHNN-CSTT ngày 10/06/2008 , yêu cầu các tổ chức tín dụng không được cải thiện.

Một phần của tài liệu Thực trạng điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w