quản lí tài khoản...)
+ Tỷ lệ thuận giữa phí các dịch vụ hỗ trợ và phí môi giới
Suy cho cùng thì các dịch vụ hỗ trợ GDCK: hỗ trợ vốn, thông tin, giao dịch mà các CTCK đưa ra là nhằm giúp NĐT giao dịch hiệu quả. Khi các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư trong GDCK thực sự phát huy tác dụng (đáp ứng vốn kịp thời, thông tin có chất lượng, cách thức giao dịch đơn giản, nhanh chóng, an toàn,...), chúng sẽ kích thích NĐT giao dịch nhiều hơn. Tất yếu phí môi giới cũng tăng lên. Và vì thế, khi mà tỷ trọng phí thu được từ các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư trong GDCK tăng lên tương ứng với sự tăng lên của phí môi giới thì có thể đánh giá là các dịch vụ hỗ trợ GDCK là phát triển, đáp ứng yêu cầu khách hàng.
+ Tăng trưởng thị phần môi giới
Theo logic trên, khi các dịch vụ hỗ trợ giao dịch chứng khoán phát triển thì NĐT sẽ giao dịch nhiều hơn, làm tăng doanh thu môi giới, kéo theo tăng thị phần của CTCK trên thị trường. Vì thế, để đánh giá sự phát triển các dịch vụ hỗ trợ giao dịch chứng khoán của 1 CTCK, ta có thể phân tích kết hợp các thước đo ở trên với việc nhìn vào đà tăng trưởng thị phần của CTCK đó trên TTCK.
1.3.3. Nhân tố tác động tới sự phát triển của các dịch vụ hỗ trợ giao dịch chứng khoán chứng khoán
1.3.3.1. Nhân tố khách quan
a) Sự phát triển của nền kinh tế và thị trường chứng khoán
Sự phát triển của nền kinh tế có sức ảnh hưởng to lớn đến hoạt động của CTCK. Khi nền kinh tế phát triển sẽ kéo theo TTCK tăng trưởng. Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá của các loại CK tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng và ngược lại giá CK giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được xem là tấm gương phản chiếu sức khỏe của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính Phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Là một chủ thể tham gia trong TTCK, các CTCK cũng được hưởng lợi khi nền kinh tế và TTCK phát triển, từ đó mà hoạt động môi giới mới được đẩy mạnh - chính là bàn đạp để phát triển các dịch vụ hỗ trợ giao dịch chứng khoán.
b) Môi trường pháp lý
Mọi lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế muốn phát triển bền vững và ổn định nhất thiết phải được bảo vệ bởi hành lang pháp lý. Đặc biệt đối với lĩnh vực rất nhạy bén như chứng khoán thì môi trường pháp lý lại càng cần thiết và là hành lang an toàn bảo đảm công bằng, bình đẳng cho các chủ thể trong TTCK (trong đó có CTCK và NĐT).
Trong khi đó, kênh kết nối quan trọng giữa CTCK và NĐT là danh mục các sản phẩm dịch vụ, trong đó phải kể đến là các dịch vụ hỗ trợ GDCK. Vì vậy, chỉ khi nào luật cho phép sự có mặt của các loại hình dịch vụ hỗ trợ GDCK, có các quy định pháp luật chặt chẽ, cụ thể, rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của CTCK và NĐT trong việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ GDCK, thì các dịch vụ này mới thực sự được phát triển.
c) Sự cạnh tranh của các CTCK
càng gay gắt. Số lượng CTCK mới ra đời đồng loạt với nhiều lợi thế của những thành viên đến sau, tiếp thu kinh nghiệm quý báu và dễ dàng nhập cuộc với nhiều công nghệ tiên tiến, hiện đại, liên tục cho ra đời các sản phẩm dịch vụ mới với nhiều tiện ích đã thu hút một lượng KH không nhỏ của các CTCK “lão thành”. Song, nếu nhìn theo khía cạnh tích cực, chính sự cạnh tranh gay gắt đó lại trở thành động lực thôi thúc các CTCK nghiên cứu, phân tích và sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới - các dịch vụ hỗ trợ GDCK để giữ chân KH truyền thống và thu hút KH mới. Cho nên, sự cạnh tranh gay gắt giữa các CTCK chính là một nhân tố tác động đến khả năng phát triển của các dịch vụ hỗ trợ GDCK.
d) Sự hiểu biết của nhà đầu tư về giao dịch chứng khoán
Các dịch vụ hỗ trợ mà các CTCK đưa ra là nhằm đem đến cho NĐT thuận tiện trong quá trình giao dịch. Khi có sự hiểu biết về giao dịch chứng khoán, NĐT sẽ biết mình cần có những điều kiện nào để tham gia thị trường, trên cơ sở đó thực hiện đối chiếu để biết mình cần hỗ trợ về mặt nào: vốn, thông tin hay giao dịch. Từ đó, NĐT mới có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ hỗ trợ phù hợp với điều kiện riêng của bản thân, NĐT mới thực sự thẩm định và đánh giá được hiệu quả của các dịch vụ mang lại. Như vậy thì các dịch vụ hỗ trợ giao dịch mới có “sân chơi” để tồn tại và phát triển. Vì thế sự hiểu biết của NĐT về CK và TTCK nói chung, về giao dịch chứng khoán nói riêng là nhân tố trực tiếp tác động đến khả năng tồn tại và phát triển của các dịch vụ hỗ trợ GDCK.
e) Lãi suất tiền gửi ngân hàng
Thực tế hiện nay khi cung cấp các dịch vụ hỗ trợ vốn cho khách hàng trong giao dịch chứng khoán, CTCK chỉ đóng vai trò làm trung gian giữa khách hàng và Ngân hàng. Vì nguồn vốn hỗ trợ khách hàng là của ngân hàng. Phí thu được từ các dịch vụ hỗ trợ vốn đóng góp một tỷ lệ nhất định trong doanh thu tín dụng của ngân hàng. Mặt khác, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu
của Ngân hàng cho nên phí dịch vụ phải lớn hơn lãi suất huy động. Vì vậy, lãi suất tiền gửi có thể xem như chi phí đầu vào của các dịch vụ hỗ trợ vốn. Sự biến động của chi phí đầu vào (lãi suất tiền gửi cao hay thấp) sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu ra (giá cả dịch vụ).
1.3.3.2. Nhân tố chủ quan
a) Chất lượng nguồn nhân lực
Điều kiện tiên quyết để các dịch vụ hỗ trợ GDCK phát triển là chúng phải phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Vì vậy, trước khi cho ra đời một dịch vụ nào, thì việc tìm hiểu để nắm bắt được nhu cầu thực sự của KH là việc làm không thể thiếu. Nắm bắt được nhu cầu của KH đến đâu thì còn tùy thuộc vào trình độ, sự nhạy bén của cán bộ, nhân viên CTCK. Xác định được nhu cầu của KH đã quan trọng, làm sao để sản xuất được sản phẩm đó một cách có chất lượng nhất, với giá thành rẻ nhất, và đặc biệt là cách thức tư vấn, thái độ phục vụ KH khi cung cấp các sản phẩm dịch vụ đó lại càng quan trọng hơn. Vì thế, với một đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, có năng lực, trình độ, giàu sức sáng tạo, luôn tôn trọng KH...sẽ giúp CTCK thiết lập được một danh mục các dịch vụ hỗ trợ GDCK chất lượng thu hút được KH đến sử dụng. Đây cũng là một cách thức làm nâng cao thương hiệu của CTCK trong lòng khách hàng.
b) Năng lực tài chính của công ty
Xuất phát từ đặc trưng nổi bật của các dịch vụ hỗ trợ GDCK là: có sự gắn kết trực tiếp với nguồn vốn và khoa học công nghệ hiện đại, cung cấp cho số lượng lớn khách hàng. Để đáp ứng được những điều kiện đó, đòi hỏi CTCK phải có tiềm lực tài chính vững mạnh. Năng lực tài chính giúp hoàn thiện các dịch vụ hỗ trợ giao dịch sẵn có, chuẩn bị cơ sở máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại để mở rộng và phát triển các dịch vụ hỗ trợ mới có hàm lượng công nghệ cao, đầu tư mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh,
đa dạng hóa các dịch vụ đem đến sự hài lòng nơi khách hàng.
c) Hạ tầng công nghệ và khả năng ứng dụng công nghệ
Trong giai đoạn hiện nay khi các giao dịch mang tính thủ công (trực tiếp tại sàn) đang dần được thay thế bởi các giao dịch tự động hiện đại (telephone, mail, online, internet, sms,...) thì việc sở hữu hạ tầng công nghệ tiên tiến, hiện đại và khả năng ứng dụng nó ngày càng trở nên quan trọng, mang tính sống còn đối với các dịch vụ hỗ trợ GDCK. Sở hữu, ứng dụng các công nghệ hiện đại cho phép CTCK cải tiến quy trình dịch vụ đơn giản, nhanh chóng, tạo ra nhiều dịch vụ mới với tiện ích mới: đặt lệnh trực tuyến, ứng trước tiền bán trực tuyến, chuyển khoản...Vì thế việc nâng cao khả năng ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ GDCK.
d) Định hướng và chiến lược phát triển của công ty
Các dịch vụ hỗ trợ giao dịch chứng khoán tuy không phải là một nghiệp vụ kinh doanh chính của các CTCK. Thế nhưng nó lại có vai trò thiết yếu và tạo ra bước đột phá trong sự phát triển của hoạt động môi giới_một nghiệp vụ kinh doanh chính đang được các CTCK hiện nay chú trọng. Vì thế, để tạo chất xúc tác bôi trơn các giao dịch, tạo đà phát triển hoạt động môi giới, CTCK cần có định hướng chiến lược cụ thể, rõ ràng để phát triển các dịch vụ hỗ trợ GDCK. Bản thân hoạt động cung cấp các dịch vụ này cần có sự đầu tư rất lớn về tài chính, nhân lực, công nghệ, vì vậy chỉ khi có chiến lược hoạt động cụ thể, có mục tiêu hướng tới dịch vụ hỗ trợ GDCK thì các CTCK mới phân bổ các nguồn lực thích hợp phục vụ cho sự phát triển của các dịch vụ hỗ trợ GDCK.
e) Mạng lưới phân phối
Khi sự cạnh tranh trên thị trường dịch vụ hỗ trợ GDCK ngày càng gay gắt, mạng lưới phân phối ngày càng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ giao dịch. Đây là kênh trực tiếp đưa các dịch vụ hỗ trợ đến tay khách hàng, đồng thời giúp CTCK trong việc nắm bắt nhanh chóng nhu cầu của KH. Mạng lưới phân phối rộng với các phòng giao dịch, các chi nhánh và đại lý nhận lệnh được đặt trên địa bàn hoạt động phù hợp, thuận tiện cho nhu cầu giao dịch của KH sẽ là điều kiện tốt để quảng cáo, giới thiệu các dịch vụ hỗ trợ giao dịch tới KH, đồng thời khuếch trương hình ảnh công ty. Như vậy, mạng lưới phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự kết nối giữa nhà sản xuất (CTCK) và người tiêu dùng (NĐT) các dịch vụ hỗ trợ GDCK.
g) Công tác marketing
Lĩnh vực CK và TTCK được các chuyên gia tài chính hàng đầu thế giới đánh giá là “sân chơi mới mẻ và trí tuệ”, với rất nhiều các công cụ, dịch vụ hỗ trợ GDCK liên tục được thiết kế. Để NĐT nhanh chóng biết đến, hiểu và sử dụng từng công cụ hợp lý và hiệu quả tùy theo diễn biến thị trường, cần phải có các kênh quảng cáo, tiếp thị của CTCK _ chủ thể hiểu rõ nhất về các dịch vụ này. Kênh tiếp thị này sẽ rút ngắn thời gian thâm nhập thị trường và đẩy nhanh tốc độ phát triển của các dịch vụ hỗ trợ giao dịch CK.
h) Giá cả dịch vụ (phí dịch vụ)
Phí dịch vụ là số tiền mà khách hàng phải trả khi sử dụng các dịch vụ hỗ trợ GDCK tương ứng. Phí dịch vụ là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả đầu tư. Phí càng thấp thì tỷ suất sinh lời tiềm năng của NĐT càng lớn. Vì thế, mức phí là cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến số lượng KH sử dụng các dịch vụ hỗ trợ và số lượng các dịch vụ hỗ trợ giao dịch mà một KH sử dụng. Điều này sẽ góp phần gia tăng hay hạn chế sự tồn tại cũng như phát triển của các dịch vụ hỗ trợ GDCK.
i) Hoạt động hợp tác, liên kết
trợ GDCK cho KH. Bởi vì, nguồn lực của CTCK (nhân lực, công nghệ, vốn) cũng chỉ có giới hạn nhất định. Cho nên để cung cấp đầy đủ và đa dạng các dịch vụ hỗ trợ NĐT trong giao dịch CK, CTCK phải có sự liên kết, hợp tác rộng rãi và chặt chẽ với các ngân hàng, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (internet & sms). Đầy đủ và đa dạng chính là điều kiện cần để phát triển các dịch vụ hỗ trợ GDCK.