Nhóm biện pháp tăng cường xây dựng kế hoạch tham vấn

Một phần của tài liệu thực trạng quản lí hoạt động tham vấn học đường trường trung học tại thành phố hồ chí minh (Trang 92 - 93)

3.2.2.1. Mục đích

Xây dựng kế hoạch TV là một trong những nhiệm vụ của người làm công tác quản lí nhà trường. Nhờ có kế hoạch này mà HĐTV diễn ra nhịp nhàng, đúng hướng mà không mất nhiều công sức, thời gian. Xây dựng kế hoạch TVlà khâu đầu tiên trong quy trình quản lí HĐ TVHĐ. Kế hoạch là cơ sở để mỗi cá nhân, mỗi bộ phận làm chủ được thời gian, tiến độ và hiệu quả khi tiến hành bất kì công việc nào trong quá trình TV. Kế hoạch hợp lí theo từng thời gian cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ phận và GV nắm chắc được mục đích của từng nhiệm vụ cụ thể với từng nội dung công việc, thời gian, địa điểm, từ đó làm chủ thời gian, nguồn nội lực của mình, tự giác, tích cực, độc lập và chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ với thời gian, công sức ít nhất. Xây dựng kế hoạch TV có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả HĐTV ở trường học.

Từng bộ phận, từng giáo viên và TVV căn cứ kế hoạch TV của nhà trường để xây dựng kế hoạch TV cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra.

3.2.2.2. Nội dung

Khi xây dựng kế hoạch cần chắt lọc các nội dung trọng tâm, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của nhà trường, gắn với đời sống thực tiễn của xã hội. Kế hoạch tham vấn phải dựa trên kế hoạch chung của nhà trường trong mối quan hệ chặt chẽ với những hoạt động khác như hoạt động giáo dục trên lớp, ngoài giờ lên lớp, ngoại khó… Cụ thể:

- Xây dựng kế hoạch phù hợp với hoàn cảnh điều kiện của trường, đáp ứng nhiệm vụ của từng năm học và nhiệm vụ chính trị của từng địa phương;

- Nội dung tham vấn cụ thể, phù hợp với điều kiện của nhà trường, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và hoàn cảnh cá nhân của HS.

3.2.2.3. Cách thức tổ chức thực hiện

-Khảo sát tình hình thực tế của địa phương, điều kiện của nhà trường, thực tế HĐTV của trường trong những năm học trước để phát huy thế mạnh đã làm được, rút kinh nghiệm những tồn tại;

-Liệt kê chi tiết các công việc cần làm và phân bổ theo từng giai đoạn cho phù hợp và sắp xếp thời gian tiến hành;

-Xác định nội dung, hình thức, biện pháp hợp lí theo từng gian đoạn và công việc cụ thể;

-Thông qua hội đồng nhà trường để lấy ý kiến đóng góp từ các cá nhân và từng bộ phận;

-Hoàn chỉnh kế hoạch.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lí hoạt động tham vấn học đường trường trung học tại thành phố hồ chí minh (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)