Thực trạng hoạt động tham vấn học đường trường trung học tại TP

Một phần của tài liệu thực trạng quản lí hoạt động tham vấn học đường trường trung học tại thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 65)

HCM

2.2.1.1. Cơ sở vật chất dành cho hoạt động tham vấn

Trong quá trình TV, việc bố trí phòng TV và các trang thiết bị dành cho hoạt động này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả TV ở các trường.

Bảng 2.2. Vị trí phòng tham vấn của các trường

Vị trí của phòng tham vấn được các trường bố trí

Giáo viên CBQL

N % N %

Không trả lời 22 11,5 3 11,5

Ghép chung với phòng y tế 3 1,6 1 3,8

Ghép chung với thư viện 3 1,6 14 53,8

Ghép chung phòng giám thị 97 50,8 8 30,8

Phòng riêng 59 30,9 0 0

Bảng 2.3. Trang thiết bị của phòng tham vấn ở các trường

Trang thiết bị được các trường trang bị cho phòng tham vấn

Giáo viên CBQL

N % N %

Bàn, ghế để tư vấn 148 77,5 23 88,5

Tranh ảnh tuyên truyền 63 33,0 9 34,6

Tài liệu tuyên truyền 66 34,6 9 34,6

Điện thoại 95 49,7 14 53,8

Máy vi tính 87 45,5 8 30,8

Máy vi tính có kết nối internet 78 40,8 11 42,3 Hộp thư được gắn trước phòng tham vấn 55 28,8 11 42,3 Bảng tin tham vấn gắn trước phòng tham vấn 72 37,7 8 30,8 Kết quả khảo sát trong bảng 2.2 và 2.3 cho thấy, chỉ có 30,9% GV xác nhận trường bố trí phòng TV riêng biệt, còn lại đa số phòng TV của các trường được ghép chung với phòng giám thị hoặc ghép chung với thư viện của trường... Trong thực tế, chỉ có 3/10 trường trong mẫu khảo sát có TVV, còn lại đều do GVCN, GV bộ môn giáo dục công dân, giám thị (quản sinh/quản nhiệm), hoặc cán bộ Đoàn Đội làm công tác tư vấn trong trường học (tư vấn về hướng nghiệp, tuyển sinh, đạo đức….) cho nên việc tư vấn có thể diễn ra linh hoạt về không gian và thời gian. Điều này cũng lí giải thực trạng trang thiết bị dành cho HĐTV còn đơn giản, chủ yếu chỉ có bàn ghế tư vấn, điện thoại và máy vi tính hoặc chỉ có một số máy vi tính kết nối internet (GV: 40,8%; CBQL: 42,3%). Ở một số trường, phòng TVcòn được trang bị: bảng tin TV gắn phía trước (GV: 37,7%; CBQL: 30,8%); tranh ảnh và tài liệu tuyên truyền (GV: 33,0%; CBQL: 34,6%) và hộp thư gắn trước phòng TV (GV: 28,8%; CBQL: 42,3%).

2.2.1.2. Thực trạng đội ngũ tham vấn viên ở trường trung học

Bảng 2.4. Số lượng TVV ở các trường

Số lượng TVV của các trường Giáo viên CBQL

N % N % Không trả lời 8 4,2 0 0 Không có TVV nào 87 45,5 11 42,3 01 TVV 45 23,6 8 30,8 02 TVV 44 23,0 6 23,1 > 02 TVV 4 2,1 0 0 Khác 3 1,6 1 3,8

Kết quả khảo sát ở bảng 2.4 cho biết, còn nhiều trường vẫn chưa có TVV (GV: 45,5%; CBQL: 42,3%). Ngoài số ít trường có TVV chuyên trách như THPT Mạc Đĩnh Chi - Q.3, THCS Khánh Hội A - Q.4… thể hiện ở số liệu khảo sát: 01 TVV (GV: 23,6%; CBQL: 30,8%); 02 TVV (GV: 23,0%; CBQL: 23,1%); còn lại ở các trường, đội ngũ GVCN, quản sinh, GV bộ mônđược phân công kiêm nhiệm vai trò tư vấn. Điều này phù hợp với điều kiện thực tế của các trường hiện nay. Bởi vì bản thân mỗi thầy cô giáo khi được đào tạo trong trường sư phạm đã học về tâm lí học và trong cuộc sống của họ cũng có nhiều trải nghiệm. Trong quá trình thực tế gần gũi với học trò, họ biết mình cần phải làm gì để giáo dục học trò của mình trở thành người lương thiện và có ích.

Bảng 2.5. Thời gian làm việc của TVV

Thời gian làm việc của TVV ở

trường Giáo viên CBQL

N % N %

Không trả lời 59 30,9 5 19,2

1 buổi/ tuần 16 8,4 0 0

2 buổi / tuần 23 12,0 3 11,5

Cả tuần 30 15,7 10 38,5 Chỉ khi có thông báo của cấp

trên

39 20,4 4 15,4

Bảng 2.5 cho biết thời gian làm việc của TVV ở các trường khá đa dạng, từ 1 buổi/tuần đến suốt tuần. Ở một số trường, thời gian làm việc của TVV là cả tuần, như trường THPT Mạc Đĩnh Chi, bởi vì ngoài đội ngũ GV kiêm nhiệm vụ tư vấn còn có 2 TVV chuyên trách chia thành 2 ca làm việc xen kẽ các ngày chẵn, lẻ trong tuần, do đó học sinh có thể gặp TVV ngay khi có vấn đề khó khăn.

Tuy nhiên, có khoảng 20,4% ý kiến của GV và 15, 4% ý kiến của CBQL xác nhận TVV chỉ làm việc khi có thông báo của cấp trên. Cụ thể là, chỉ khi Hiệu trưởng yêu cầu GV giải quyết vấn đề của một HS nào đó, họ mới tiến hành gặp gỡ, tìm hiểu và nói chuyện với HS.

Như vậy, các số liệu chứng tỏ HĐTV tại các trường vẫn chưa được thực hiện thường xuyên

Bảng 2.6. Trình độ chuyên môn của những người làm công tác TV

Nội dung N %

Người đã từng làm công việc như một trợ giúp tâm lí 7 3,7 Người đã từng được bồi dưỡng qua các lớp ngắn hạn

về chuyên môn, kỹ năng tham vấn

25 13,1

Người đã tốt nghiệp chuyên ngành tâm lí học, giáo dục học

26 13,6

Người đã được đào tạo chuẩn kiến thức chuyên môn về giáo dục học, tâm lí học, kĩ năng tham vấn thực tế, được trang bị một số kiến thức và thực hành xã hội

40 20,9

Bảng 2.6cho thấy, thực tế hiện nay ở các trường có rất ít người làm công tác TV có chuyên môn về giáo dục hay tâm lí. Những người làm công tác TV chủ yếu có bằng cấp thuộc chuyên ngành khác,sau đóhọc thêm các khóa đào tạo ngắn hạn và vừa làm việc vừa tích lũy kinh nghiệm, tự trau dồi kiến thức. Bởi vì ở Việt Nam hiện nay hầu như chưa có cơ sở nào đào tạo chính quy TVV học đường mà chỉ dừng ở việc đào tạo các lớp ngắn hạn và cấp chứng chỉ. Trong khi trên thế giới, để trở thành nhà TVHĐ, phải trải qua các chương trình học như: lịch sử, quy trình TVHĐ, làm việc nhóm, nghiên cứu và đánh giá chương trình…Bên cạnh đó, các học viên phải có 600 giờ thực tập nội trú dưới sự giám sát của một nhà TVHĐ uy tín và để được thực tập nội trú người học phải có bằng thạc sĩ….

2.2.1.3. Đối tượng được tham vấn

Bảng 2.7. Đối tượng của HĐTV

Đối tượng Đánh giá mức độ thực hiện

TB ĐLTC Thứ bậc

CBQL 1,50 0,76 4

Giáo viên 1,56 0,77 3

Cán bộ công nhân viên 1,32 0,82 5

Học sinh 1,91 0,39 1

Cha mẹ học sinh 1,63 0,72 2

Bảng 2.7 cho ta thấy, hiện nay, đối tượng của HĐTV ở các trường là HS (ĐTB = 1,91), xếp hạng 1; cha mẹ HS (ĐTB = 1,63), xếp hạng 2 và GV (ĐTB = 1,56), xếp hạng 3.

Ngoài ra, CBQL, cán bộ công nhân viên là những người cũng thường gặp khó khăn trong quá trình quản lí và công tác nên những đối tượng này cũng cần được giúp đỡ. Điều này đã được thể hiện ở số liệu trong bảng khảo

sát: CBQL (ĐTB = 1,50), xếp hạng 4; cán bộ công nhân viên (ĐTB = 1,32), xếp hạng 5.

2.2.1.4. Thực trạng về việc tìm hiểu hoàn cảnh và điều kiện của đối tượng tham vấn

Bảng 2.8. Đánh giá mức độ thực hiện việc tìm hiểu đối tượng của HĐTV

Người tìm hiểu Đánh giá mức độ thực hiện

Giáo viên CBQL TB ĐLT C Thứ bậc TB ĐLTC Thứ bậc

Ban giám hiệu 1,58 0,80 5 1,76 0,90 4

TVV 1,41 0,92 7 1,42 1,13 6

Cán bộ chuyên trách Đoàn - Đội 1,96 0,87 3 2,00 0,56 3

GV chủ nhiệm 2,86 0,40 1 2,76 0,65 1

Các GV bộ môn 2,07 0,61 2 2,03 0,52 2

Phụ huynh học sinh 1,91 1,17 4 1,42 1,17 6

Học sinh 1,46 1,27 6 1,50 1,27 5

Theo bảng 2.8, các đối tượng được khảo sát đều nhận định: GVCN là người thường xuyên tìm hiểu hoàn cảnh và điều kiện của HS (ĐTB GV = 2,86; ĐTB CBQL = 2,76), xếp hạng 1. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi trong thực tế, GVCN là người gần gũi với HS nhất, luôn theo sát các em trong tất cả các hoạt động học tập trên lớp, ngoài giờ lên lớp cũng như những sinh hoạt khác…

Bảng số liệu này cũng thể hiện, sau GVCN, GV bộ môn cũng là người luôn tìm hiểu hoàn cảnh và điều kiện của HS (ĐTB GV = 2,07; ĐTB CBQL = 2,03); xếp hạng 2. GV bộ môn là những người trực tiếp truyền đạt kiến thức của các môn học mà họ đảm nhận cho HS. Chính vì vậy, khi HS gặp khó khăn trong học tập, GV bộ môn sẽ là người dễ dàng phát hiện. Và với vai trò, nhiệm vụ của mình, khi HS gặp vấn đề, GV bộ môn cũng sẽ là người tìm hiểu

nguyên nhân, hướng dẫn và giúp đỡ HS giải quyết những khó khăn mà HS đang gặp phải trong quá trình học tập của mình.

Theo kết quả khảo sát trong bảng 2.8, TVV được xếp hạng thấp nhất. Bởi vì trong thực tế, GVCN và GV bộ môn sau khi tìm hiểu HS sẽ báo cho các TVV biết những HS gặp vấn đề. Từ đó, TVV sẽ tiến hành TV, hướng dẫn, giúp đỡ HS giải quyết các vấn đề chứ TVV không phải là người trực tiếp tìm hiểu hoàn cảnh và điều kiện của HS. Như vậy chứng tỏ,việc tìm và phát hiện những vấn đề từ HS của TVVvẫn còn rất thụ động.

2.2.1.5. Việc thực hiện các nội dung tham vấn

Bảng 2.9.Thực trạng thực hiện các nội dung TVHĐ

Nội dung tham vấn Đánh giá mức độ và kết quả thực hiện

Giáo viên CBQL Thường xuyên Thiết thực Thường xuyên Thiết thực TB Thứ bậc TB Thứ bậc TB Thứ bậc TB Thứ bậc Chăm sóc sức khỏe thể chất 1,85 1 1,61 6 2,11 6 1,96 6

Chăm sóc sức khỏe tinh thần 1,68 5 1,74 2 2,15 5 2,26 5 Giáo dục đạo đức 1,69 4 1,72 3 2,23 4 2,38 3 Giáo dục thẩm mĩ 1,81 3 1,62 4 2,26 3 2,34 4 Hướng nghiệp 1,65 6 1,82 1 2,38 2 2,61 2 Những khó khăn thường gặp trong học tập 1,84 2 1,62 5 2,53 1 2,65 1

Kết quả trong bảng 2.9 cho thấy, những nội dung được thực hiện ở mức độ thường xuyên cao (chăm sóc sức khỏe thể chất và khó khăn trong học tập) lại được đánh giá là ít thiết thực; ngược lại những nội dung được GV cho là

thiết thực lại ít được thực hiện hơn (hướng nghiệp và chăm sóc sức khỏe tinh thần). Bảng khảo sát còn cho thấy thực trạng nội dung tham vấn ở các trường hiện nay chưa phong phú, đa dạng, chủ yếu chỉ mới tập trung vào những nội dung liên quan đến vấn đề học tập hoặc hướng nghiệp: “Những khó khăn thường gặp trong học tập” (xếp hạng 1); “Hướng nghiệp” (xếp hạng 2).

2.2.1.6. Vai trò của nhà tham vấn trong Hội đồng sư phạm nhà trường

Bảng 2.10. Đánh giá của GV về vai trò của nhà tham vấn trong Hội đồng sư phạm nhà trường

Ý kiến của TVV Đánh giá mức độ thực hiện Không

trả lời Thường xuyên

Thỉnh

thoảng Không có

N % N % N % N %

Chỉ là ý kiến tham khảo cho Hội đồng sư phạm

22 9,5 44 19,0 53 22,9 72 31,2

Góp phần vào các quyết định của Hội đồng

22 9,5 27 11,7 72 31,2 70 30,3

Là ý kiến quyết định của Hội đồng 22 9,5 20 8,7 62 26,8 87 37,7

Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL về vai trò của nhà tham vấn trong Hội đồng sư phạm nhà trường

Ý kiến của TVV Đánh giá mức độ thực hiện Không

trả lời Thường xuyên

Thỉnh

thoảng Không có

N % N % N % N %

Chỉ là ý kiến tham khảo cho Hội

đồng sư phạm 8 30,8 8 30,8 3 11,5 7 26,9

Góp phần vào các quyết định của Hội

đồng 10 38,5 13 50,0 1 3,8 2 7,7

Là ý kiến quyết định của Hội đồng 10 38,5 8 30,8 5 19,2 3 11,5 Bảng khảo sát 2.10 và 2.11 cho thấy cả GV và CBQLđánh giá tỉ lệ ý kiến của TVV trong các cuộc họp Hội đồng sư phạm nằm ở mức kém. Điều này cho chúng ta thấy, trong thực tế hiện nay,hầu hết các trường vẫn chưa

thực hiện theo đúng tinh thần trong Quy định tạm thời về tổ chức và hoạt động công tác tư vấn trường học ban hành kèm theo Quyết định số 1090/QĐ- GDĐT-TC (31/8/2012) của Giám đốc Sở GD&ĐTTP HCM. Tại điều 5, chương II, trong các mục quy định về quyền của GV tư vấn có mục: GV tư vấn “Được mời tham gia trong Hội đồng kỉ luật học sinh của nhà trường”.

2.2.1.7. Những khó khăn thường gặp trong quá trình tham vấn

Bảng 2.12. Đánh giá của GV về những vấn đề thường gặp trong quá trình tham vấn.

Các vấn đề thường gặp Đánh giá theo mức độ Không

trả lời

Nhiều Ít Không

N % N % N % N %

Các hướng dẫn của các cấp quản lí không trợ giúp được cho HĐTV

17 7,4 31 13,4 95 41,1 48 20,8

Chưa có sự quan tâm đúng mức của cơ quan các cấp cũng như BGH

12 5,2 34 14,7 84 36,4 61 26,4

Chưa có được sự hỗ trợ từ Ban giám hiệu, Giáo viên, cha mẹ HS và HS trong trường

12 5,2 47 20,3 83 35,9 49 21,2

Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường còn thiếu thốn

14 6,1 58 25,1 84 36,4 35 15,2

Phòng tham vấn của trường chưa được đầu tư đúng mức nên các đối tượng còn ngại chưa dám tiếp cận

18 7,8 69 29,9 60 26,0 44 19,0

Cái nhìn của BGH, GV, cha mẹ học sinh và học sinh với TVV chưa mấy thiện cảm và tin tưởng

14 6,1 56 24,2 67 29,0 54 23,4 Là hoạt động cá thể, riêng lẻ của cá nhân TVV 19 8,2 71 30,7 51 22,1 50 21,6 BGH, GV, cha mẹ HS và HS có suy nghĩ chỉ cần tham vấn một lần là đủ, 14 6,1 43 18,6 64 27,7 70 30,3

không cần đầu tư nhiều thời gian,

Thù lao trả cho TVV còn quá thấp 20 8,7 53 22,9 71 30,7 47 20,3 Qua bảng 2.12 ta thấy, tuy kết quả khảo sát trên GV về những vấn đề thường gặp trong quá trình TV tại trường học đều chỉ nằm ở mức dưới 50% (mức kém), nhưng những vấn đề đó có tính đa dạng, gây nhiều trở ngại cho TVV trong quá trình hoạt động từ sự quan tâm, đầu tư đến nhận thức của CBQL, cha mẹ HS…cũng như chế độ đãi ngộ đối với nững người làm công tác TV. Chứng tỏ hiện nay, ở các trường, TVV vẫn đang tự loay hoay, xoay sở với HĐ TVHĐ.

2.2.2. Thực trạng quản lí hoạt động tham vấn học đường trường trung học tại TP HCM

Một phần của tài liệu thực trạng quản lí hoạt động tham vấn học đường trường trung học tại thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)