Các nội dung quản lí hoạt động tham vấn học đường

Một phần của tài liệu thực trạng quản lí hoạt động tham vấn học đường trường trung học tại thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 49)

Trong quá trình quản lí, CBQL cần quản lí các nội dung sau

1.4.2.1. Chỉ đạo thực hiện mục tiêu HĐ TVHĐ:

Cũng như tất cả các hoạt động giáo dục khác, để thực hiện có hiệu quả HĐ TVHĐ, các nhà quản lí phải quản lí chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu của HĐTV, đó là: giúp HS bớt các cảm xúc tiêu cực khi gặp các vấn đề khó khăn, tăng thêm hiểu biết về bản thân và hoàn cảnh, từ đó tự đưa ra các quyết định lành mạnh và có khả năng xử lí các vấn đề khó khăn của mình cũng như có khả năng dự phòng những tình huống tương tự xảy ra trong tương lai.

Muốn vậy, CBQL phải đảm bảo việc chỉ đạo thực hiện một số nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc thực tiễn: nguyên tắc này đòi hỏi nhà trường phải gắn liền với đời sống thực tiễn của xã hội, phải nhạy bén với tình hình chuyển biến của xã hội, đưa những thực tiễn đó vào các hoạt động của nhà trường cũng như ở những giờ lên lớp.

- Nguyên tắc tập thể: tập thể có vai trò làm nảy nở, khuyến khích các phẩm chất tốt đẹp như tinh thần tập thể, tính tổ chức kỉ luật, tình bạn, tinh thần hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, tính khiêm tốn học hỏi lẫn nhau….nó phát huy và có tác dụng điều chỉnh những động cơ kích thích bên trong, góp phần rất lớn trong quá trình TV cho HS.

- Nguyên tắc phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm hoàn cảnh cá nhân của HS: ở lứa tuổi trung học, sự phát triển tâm sinh lí của HS khá phức tạp và nhiều mâu thuẫn. Các em dể vui, dễ buồn, dễ hăng say, dễ chán nản, muốn hiểu biết nhiều và làm nhiều việc lớn. Nhưng vì khả năng còn hạn chế nên dễ nảy sinh mâu thuẫn giữa ước mơ và năng lực. Do đó công tác TV cần phải chú ý những đặc điểm đó đồng thời chú ý đến cá tính, giới tính của HS để có các hình thức TV phong phú, sinh động cũng như có phương pháp TV thích hợp.

1.4.2.2.Chỉ đạo HĐTV thông quan công tác xây dựng kế hoạch giáo dục

Việc xây dựng kế hoạch là một công đoạn không thể thiếu được trong quản lí bất kì một công tác nào của các nhà quản lí. Có xây dựng kế hoạch, nhà quản lí mới xác định được mục tiêu sẽ đạt đến, các biện pháp thực hiện, thời gian tiến hành và hoàn thành, chỉ tiêu cần đạt,…

Để việc xây dựng kế hoạch TV được tốt, nhà quản lí phải dựa trên cơ sở tình hình cụ thể HS, của đội ngũ GV, của hoàn cảnh và điều kiện nhà trường trong năm học để định ra nội dung, yêu cầu, biện pháp cho thích hợp.

1.4.2.3.Quản lí HĐTV thông qua công tác bồi dưỡng đội ngũ GV và quản lí tốt các hoạt động trường, lớp

Bằng nhiều hình thức và nhiều biện pháp, CBQL cần làm cho tập thể sư phạm của nhà trường nhận thức được rằng HĐ TVHĐ là một hoạt động cấp thiết, cần tiến hành thường xuyên, liên tục, ở mọi lúc, mọi nơi; trong tất cả các hoạt động đều có thể và phải thực hiện yêu cầu này. HĐTV không chỉ đơn thuần diễn ra trong phòng tham vấn. Trong những giờ dạy trên lớp, ngoài việc truyền thụ kiến thức, GV cần phải giáo dục cho HS những hành vi, cử chỉ ứng xử; những tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan đúng đắn; giáo dục cho HS về tình yêu quê hương, đất nước, yêu lao động, tự hào dân tộc…

Tuy nhiên, nhà quản lí cũng cần lưu ý GV tránh những lối TV sáo rỗng, sách vở…bởi làm như vậy, công tác TV sẽ kém hiệu quả, mất tác dụng…

1.4.2.4. Quản lí HĐ TVHĐ thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động đoàn thể, xã hội và sinh hoạt tập thể

Những hoạt động trên là những hoạt động có nhiều thuận lợi để giáo dục và rèn luyện cho HS. Vì vậy, Nhà quản lí cần phải có kế hoạch cụ thể, cân đối; phải quan tâm tổ chức tốt các hoạt động này.

1.4.2.5. Quản lí việc tổ chức, xây dựng các lực lượng và điều kiện giáo dục trong và ngoài nhà trường để thực hiện HĐTV ở trường

CBQL phải giúp GV nhận thức rõ HĐTV cho HS là công việc và trách nhiệm của mỗi GV, của mỗi thành viên trong nhà trường chứ không phải của chỉ riêng TVV, GVCN hay một vài cá nhân nào. Do đó, mỗi thầy cô giáo phải có những kĩ năng cần thiết nhất là kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp ứng xử,… Ngoài ra, CBQL cũng cần lưu ý đến việc tạo điều kiện phương tiện cần thiết để HĐTV của trường đạt được những hiệu quả cao hơn.

1.4.2.6. Chỉ đạo GV chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện HĐTV cho HS

Nhà trường cần phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể xã hội và cá nhân nhằm tạo mối quan hệ gắn kết giữa nhà trường - gia đình - xã hội để thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường - gia đình - xã hội; huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần xây dựng cơ sở vật chất nhà trường.

1.4.4. Điều kiện đảm bảo cho hoạt động tham vấn học đường trường trung học

Một phần của tài liệu thực trạng quản lí hoạt động tham vấn học đường trường trung học tại thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)