Mục đích tham vấn học đường

Một phần của tài liệu thực trạng quản lí hoạt động tham vấn học đường trường trung học tại thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 42)

Mục đích chung:

- Giúp HS bớt các cảm xúc tiêu cực khi gặp hoàn cảnh khó khăn và cảm thấy thoải mái khi trò chuyện cùng TVV về nan đề của mình.

- Giúp HS tăng thêm hiểu biết về bản thân và hoàn cảnh của họ; Giúp đối tượng biết chấp nhận nan đề của mình như nó đang có.

- Giúp HS đưa ra được các quyết định lành mạnh và có khả năng xử lí được nan đề của bản thân.

- Hướng dẫn HS thi hành các quyết định của họ và có khả năng dự phòng các tình huống tương tự xảy ra trong tương lai.

Các đối tượng khi có nhu cầu trợ giúp tùy vào các mục đích khi họ đặt ra mà TVV tiến hành hoạt động và xác định thời gian công việc giúp đỡ. Mục đích TV luôn được xác định từ đối tượng và TVV cần nắm rõ nhu cầu TV của đối tượng. Với một số đối tượng, sự trợ giúp đơn thuần chỉ là giải tỏa cảm xúc. Vì vậy, việc lắng nghe đối tượng giải tỏa và sử dụng kĩ năng thấu cảm để đối tượng cảm thấy được tôn trọng, được chấp nhận là đủ. Nhưng với một số đối tượng, mục tiêu TV không đơn thuần chỉ là giải tỏa cảm xúc, nhận biết vấn đề của mình, hay biết cách đưa ra các biện pháp đối phó, mà hơn thế nữa họ cần thay đổi hành vi. Do đó, TVV phải dành nhiều thời gian và cân nhắc các phương pháp tiếp cận để giúp thân chủ đạt được cả bốn mục tiêu chung của họ.

1.3.4. Nội dung tham vấn học đường

Theo tinh thần công văn số 2564/HSSV ngày 5/4/2005 của Bộ GD&ĐT về việc tăng cường công tác HS, SV; Bộ GD&ĐT đã ra thông tư hướng dẫn triển khai số 9971, ban hành ngày 28/10/2005 hướng dẫn các trường phổ thông triển khai thực hiện tư vấn học đường theo các nội dung sau: [2]

- Hướng nghiệp, chọn nghề và thông tin tuyển sinh, - Tình yêu, giới tính và quan hệ với bạn khác giới,

- Quan hệ, giao tiếp, ứng xử với gia đình, GV và bạn bè, - Phương pháp học tập,

- Tham gia các hoạt động xã hội, - Thẩm mĩ, …

1.3.5. Hình thức tham vấn

HĐTV được tổ chức một cách đa dạng thông qua các hình thức TV cho các cá nhân, TV cho nhóm (gặp từng người, gặp những người có cùng một vấn đề); gặp trực tiếp, qua thư tay, qua mạng internet, qua điện thoại; truyền thông (dạy ở lớp, các buổi nói chuyện hoặc tuyên truyền)….

Trong quy định tạm thời về tổ chức và hoạt động công tác tư vấn trường học ban hành kèm theo quyết định số 1090/QĐ-GDĐT-TC, ngày 31/8/2012 của Giám đốc Sở GD & ĐT đã quy định các hình thức tư vấn như sau:

- Tư vấn trực tiếp cho HS, GV, cha mẹ HS bằng các hình thức: tư vấn cá nhân hoặc theo nhóm tại phòng tư vấn, tư vấn chuyên đề tại lớp học, hội trường, sân cờ, hoặc tại gia đình…

- Tư vấn gián tiếp thông qua hộp thư, hộp thư điện tử, điện thoại,… - Tổ chức tập huấn về chuyên môn tư vấn, tâm lí, hướng nghiệp,… cho cán bộ, GV, công nhân viên, cha mẹ HS,…

Một phần của tài liệu thực trạng quản lí hoạt động tham vấn học đường trường trung học tại thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)