Các biện pháp quản lí HĐ TVHĐđược đề xuất ở trên xuất phát từ thực trạng quản lí HĐ TVHĐ trường trung học tại Tp HCM hiện nay. Song, để đưa vào áp dụng thực tế còn tùy thuộc vào quan điểm của các cấp lãnh đạo, nhu cầu và mức độ hưởng ứng của các lực lượng tham gia. Vì thế, chúng tôi tiến hành thăm dò bằng phiếu hỏi đối với CBQL và GV về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Kết quả khảo nghiệm cụ thể như sau:
3.3.1.Tập huấn, nói chuyện với GV, HS, cha mẹ HS; Khuyến khích CBQL, GV và TVV học tập, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ
Bảng 3.1. Những nội dung cần tập huấn cho CBQL, GVvà TVV
Nội dung tập huấn Đánh giá mức độ cần thiết
GV CBQL
TB ĐLTC Thứ bậc
TB ĐLTC Thứ bậc
Bồi dưỡng bổ sung Nghị quyết, chủ trương, của Đảng, chính quyền các cấp
2,47 0,62 1 2,50 0,50 1
Bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng kế hoạch hoạt động TVHĐ,
2,01 0,79 6 2,46 0,64 2
Bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng nội dung TVHĐ
2,05 0,86 3 2,46 0,64 2
Bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức các HĐ TVHĐ
2,04 0,84 4 2,46 0,58 2
Hội thảo, tọa đàm về tham vấn, tư vấn tâm lí
2,26 0,83 2 2,19 0,74 6
Bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ tham vấn, tư vấn tâm lí, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
2,04 0,80 5 2,34 0,74 5
Qua bảng 3.1 ta thấy, các số liệu khảo sát có ĐTB từ 2,01 đến 2,50; ở mức cần thiết. Như vậy, các đối tượng khảo sát đều nhận định, nội dung cần thiết phải tập huấn cao nhất là “Bồi dưỡng bổ sung Nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính quyền các cấp” (được GV và CBQL xếp hạng 1). Bên cạnh đó, TVV cần phải được tham gia các nội dung sau: tập huấn “Bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng kế hoạch HĐ TVHĐ”; tập huấn “Bồi dưỡng nghiệp vụ
xây dựng nội dung TVHĐ” ; tập huấn “Bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức các HĐ TVHĐ”; “Hội thảo, tọa đàm về TV, tư vấn tâm lí”; tập huấn “Bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ TV, tư vấn tâm lí, rèn luyện kĩ năng sống cho HS.
Bảng 3.2. Tổ chức các buổi nói chuyện, tọa đàm
Các nội dung Đánh giá mức độ cần thiết
GV CBQL
TB ĐLTC Thứ bậc
TB ĐLTC Thứ bậc
Tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện với GV, CBCNV, cha mẹ học sinh về đặc điểm tâm sinh lí của học sinh, những rào cản về tâm sinh lí mà học sinh có thể mắc phải
2,16 0,89 3 2,07 0,48 1
Tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện với GV, CBCNV, cha mẹ học sinh để tìm hiểu thêm về vai trò của TVV trong nhà trường
2,27 0,83 1 1,96 0,59 3
Tổ chức tập huấn cho giáo viên về công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh
2,25 0,91 2 2,00 0,48 2
Qua bảng 3.2, ta thấy, trong hoạt động quản lí, nhà quản lí cần thiết phải chỉ đạo TVV tổ chức các nội dung sau: “Tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện với GV, CBCNV, cha mẹ HS về đặc điểm tâm sinh lí của HS, những rào cản về tâm sinh lí mà HS có thể mắc phải” (ĐTB GV = 2,16; ĐTB CBQL = 2,07); “Tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện với GV, CBCNV, cha mẹ HS
tìm hiểu thêm về vai trò của TVV trong nhà trường” (ĐTB GV = 2,27; ĐTB CBQL = 1,96); “Tổ chức tập huấn cho GV về công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần cho HS” (ĐTB GV = 2,25; ĐTB CBQL = 2,00).
Bảng 3.3. Các cách khuyến khích CBQL, TVV, GV học tập, bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ
Các cách khuyến khích Đánh giá mức độ cần thiết
GV CBQL
TB ĐLTC Thứ bậc
TB ĐLTC Thứ bậc
Tạo điều kiện về mặt thời gian, còn kinh phí do cá nhân TVV tự túc
1,49 0,91 3 2,07 0,84 2
Tạo điều kiện thời gian và hỗ trợ một phần kinh phí cho TVV
1,65 0,89 2 2,15 0,67 1
Tạo điều kiện về thời gian lẫn kinh phí cho TVV
1,79 0,91 1 1,73 1,25 3
Bảng 3.3 cho ta thấy kết quả khảo sát như sau:
- Về phần GV, họ đánh giá cần thiết phải khuyến khích TVV học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bằng các cách: tốt nhất là các nhà quản lí tạo điều kiện về thời gian lẫn kinh phí để các TVV học tập, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ (ĐTB = 1,79; xếp hạng 1). Hoặc nhà trường có thể tạo điều kiện về mặt thời gian và hỗ trợ một phần kinh phí cho TVV đi học (ĐTB = 1,65; xếp hạng 2). Ngoài ra nhà trường có thể tạo điều kiện về mặt thời gian, còn TVV sẽ tự túc về mặt kinh phí (ĐTB = 1,49; xếp hạng 3).
- Về phần CBQL, họ cho rằng, cần thiết phải tạo điều kiện thời gian và hỗ trợ một phần kinh phí cho TVV đi học (ĐTB = 2,15; xếp hạng 1). Hoặc là nhà quản lí có thể tạo điều kiện về mặt thời gian, còn TVV sẽ tự túc về mặt
kinh phí (ĐTB = 2,07; xếp hạng 2), hoặc nhà quản lí vừa tạo điều kiện về thời gian lẫn kinh phí cho TVV (ĐTB = 1,73; xếp hạng 3).
Như vậy, chứng tỏ rằng, các đối tượng được sát đều đánh giá nhà quản lí cần phải tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian cũng như hỗ trợ kinh phí cho TVV nhằm khuyến khích TVV học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo đúng tinh thần trong Quy định tạm thời về tổ chức và hoạt động công tác tư vấn trường học.
3.3.2. Phối hợp với các lực lượng trong HĐTV
Bảng 3.4. Các lực lượng cần phối hợp khi xây dựng nội dung TVHĐ
Người được phối hợp Đánh giá mức độ cần thiết
GV CBQL TB ĐLT C Thứ bậc TB ĐLTC Thứ bậc CBQL cấp trên 2,28 0,86 2 2,42 0,57 5
Hội đồng sư phạm nhà trường 2,12 0,84 6 2,46 0,50 4 Cán bộ chuyên trách Đoàn - Đội 2,23 0,65 3 2,53 0,58 3
GV chủ nhiệm 2,35 0,68 1 2,65 0,56 1
Các GV bộ môn 2,09 0,65 7 2,42 0,57 5
Phụ huynh học sinh 2,23 0,84 4 2,30 0,73 6
Bảng 3.5. Các lực lượng cần phối hợp khi triển khai HĐTV
Người được phối hợp Đánh giá mức độ cần thiết
Giáo viên CBQL
TB Thứ
bậc
TB Thứ bậc
Cán bộ quản lí cấp trên 2,24 2 1,96 7
Hội đồng sư phạm nhà trường 1,98 7 2,15 5 Cán bộ chuyên trách Đoàn - Đội 2,18 3 2,19 3
GV chủ nhiệm 2,40 1 2,30 1
Các GV bộ môn 2,14 5 2,19 3
Phụ huynh học sinh 2,14 6 2,26 2
Học sinh 2,16 4 2,11 6
Qua bảng 3.4 và 3.5, các đối tượng được khảo sát nhận định rằng cần thiết phải phối hợp với các lực lượng giáo dục khi xây dựng nội dung TVHĐ cũng như khi triển khai HĐTV, nhất là GVCN, đối tượng được GV và CBQL xếp hạng cao nhất (ĐTB GV = 2,35; ĐTB CBQL = 2,65; xếp hạng 1). Điều này phù hợp với thực tế hiện nay, bởi vì ở bậc trung học, đối với HS, GVCN là người hiểu rõ nhất hoàn cảnh và điều kiện của HS luôn gần gũi và theo sát các em trong các hoạt động học tập cũng như các hoạt động giáo dục khác.
3.3.3. Các nội dung quản lí cần được các nhà quản lí quan tâm thực hiện Bảng 3.6. Số liệu khảo sát các nội dung cần được nhà quản lí quan tâm
Các nội dung Đánh giá mức độ cần thiết
GV CBQL TB ĐLTC Thứ bậc TB ĐLTC Thứ bậc Nắm vững các quy định, thông báo, hướng dẫn của Sở ban ngành về HĐ TVHĐ
2,32 0,76 1 2,30 0,92 3
Xây dựng kế hoạch TVHĐ theo sát mục tiêu trường đã đề ra
2,21 0,81 2 2,26 1,04 5
Tổ chức thực hiện kế hoạch TVHĐ
2,00 0,83 4 2,23 1,06 7
Tổ chức các buổi tuyên truyền, tư vấn ngoài giờ học
2,12 0,75 3 2,30 0,83 3
Quan tâm đến việc tuyển dụng nhân sự cho HĐ TVHĐ ở nhà trường
1,87 0,76 6 2,23 0,95 7
Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên tham gia HĐ TVHĐ
1,91 0,83 5 2,26 1,04 5
Luôn ưu tiên một khoản kinh phí cho HĐ TVHĐ trong kế hoạch chung của nhà trường
1,74 0,81 10 2,34 0,62 1
Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho phòng TVHĐ
1,77 0,851 9 2,15 0,67 11
các lực lượng giáo dục khác trong công tác tham vấn
Đa dạng hóa các hình thức TVHĐ 1,72 0,99 11 2,23 0,76 7 Đưa nội dung TVHĐ vào các buổi
họp hội đồng sư phạm, giao ban, cha mẹ học sinh
2,10 0,89 7 2,23 0,76 7
Các số liệu trong bảng 3.6 có ĐTB từ 1,72 đến 2,34 cho thấy, các đối tượng được khảo sát đều nhận định, trong công tác quản lí HĐTV ở trường học, nhà quản lí cần phải quan tâm thực hiện những nội dung đã nêu trong bảng khảo sát. Cụ thể:
“Nắm vững các quy định, thông báo, hướng dẫn của Sở ban ngành về HĐ TVHĐ”: Nhà quản lí cần phải nắm vững các quy định, thông báo, hướng dẫn của Sở, ban ngành. Có như vậy nhà quản lí mới có thể hiểu, từ đó triển khai các nội dung cho nhà trường sát với các quy định và thông báo.
“Xây dựng kế hoạch TVHĐ theo sát mục tiêu trường đã đề ra”: Như ở cơ sở lí luận đã phân tích, trong hoạt động quản lí, chức năng kế hoạch là chức năng quan trọng nhất trong công tác quản lí, việc lập kế hoạch là tiền đề, là xuất phát điểm của hoạt động quản lí, là quá trình thiết lập các mục tiêu và điều kiện đảm bảo cho HĐ TVHĐ. Chính vì vậy, trong công tác quản lí HĐ TV, CBQL cần phải xây dựng kế hoạch TVHĐ theo sát mục tiêu mà hoạt động này đã đặt ra.
“Tổ chức các buổi tuyên truyền, tư vấn ngoài giờ học” và “Xây dựng kế hoạch phối hợp với các lực lượng giáo dục khác trong công tác tham vấn”: Đây cũng là một nội dung rất quan trọng trong công tác quản lí của nhà quản lí. Bởi, theo khảo sát, các đối tượng đều đánh giá cao việc phối hợp với các lực lượng giáo dục khác trong quá trình TV cho HS. Thế nhưng nếu các lực lượng này không nhận thức được vai trò của HĐTV, không hiểu rõ về đặc
điểm tâm sinh lí lứa tuổi của HS, không am hiểu về TV, không thống nhất trong cách thức giáo dục… thì kết quả của việc việc phối hợp sẽ không như mong muốn, thậm chí có thể thất bại. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền sẽ giúp nâng cao nhận thức cho các đối tượng, giúp họ nhận thức đúng và đủ vai trò nhiệm vụ của HĐTV, từ đó ý thức được trách nhiệm của mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho mỗi cá nhận thực hiện công việc tốt hơn.
“Quan tâm đến việc tuyển dụng nhân sự cho HĐ TVHĐ ở nhà trường”: Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lí của CBQL cần phải được thực hiện một cách rốt ráo. Trong chương II đã nêu rõ thực trạng hiện nay ở các trường, những người làm công tác TV cũng như các TVV chuyên nghiệp vẫn chưa được hưởng lương, chế độ chính sách theo quy định, hoặc các GV kiêm nhiệm công tác TV vẫn chưa được hưởng thù lao một cách hợp lí. Với thù lao, chế độ chính sách như vậy, họ không có đủ động, không thể yên tâm công tác, thậm chí là thờ ơ với nhiệm vụ được giao.
“Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên tham gia HĐ TVHĐ”: Khi nghiên cứu cơ sở lí luận, chúng tôi nhận thấy, HĐ TVHĐ không phải chỉ là hoạt động riêng lẻ của một mình TVV. Và rõ ràng, trong điều kiện xã hội như hiện nay, các trường sẽ còn cần nhiều TVV hơn nữa. Chính vì vậy, các nhà quản lí cần phải quan tâm đến việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ TVV bằng cách tận dụng ngay trong đội ngũ GV của trường. Muốn làm được điều đó, ngay từ bây giờ, các nhà quản lí phải cần phải có kế hoạch cụ thể….
Tiểu kết chương 3
Quản lí HĐ TVHĐ là một trong những thành tố của quản lí trường học mà người quản lí phải làm nhằm thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục của nhà trường đặt ra. Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả quản lí HĐTVHĐ là một vấn đề quan trọng và cần thiết. Muốn vậy, các trường phải có nhiều giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác quản lí của hiệu trưởng.
Căn cứ thực trạng quản lí HĐTVHĐ gắn với các cơ sở pháp lí của Luật Giáo dục, của Quy định tạm thời về tổ chức và hoạt động tư vấn trường học của Sở GD&ĐT TPHC và so sánh với cơ sở lí luận về quản lí HĐ TVHĐ đã được nghiên cứu ở chương 1, chúng tôi đề xuất 05 nhóm biện pháp,mỗi nhóm giải pháp gồm nhiều biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lí HĐ TVHĐ:
(1) Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về HĐ TVHĐ (2) Nhóm biện pháp tăng cường xây dựng kế hoạch TV (3) Nhóm biện pháp tăng cường tổ chức, chỉ đạo HĐ TVHĐ (4) Nhóm biện pháp tăng cường kiểm tra, đánh giá HĐ TVHĐ (5) Nhóm biện pháp đảm bảo các điều kiện cho HĐTV
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Tham vấn tâm lí là nhu cầu chính đáng của HS và cần được đáp ứng. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, có thể kết luận việc tổ chức, triển khai HĐ TVHĐ ở các trường trung học tại TP HCM bước đầu đã đạt một số kết quả nhất định:CBQL, GV nhận thức được cần phải có TVV trong trường học; vai trò của HĐTV trong trường học được nâng lên; chế độ đãi ngộ những người làm công tác TV phần nào được quan tâm cải thiện; CBQL bắt đầu quan tâm đến việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ TV cho những người làm công tác TV và GV; trong khi xây dựng, tổ chức và triển khai các nội dung TVHĐ, CBQL cũng bắt đầu lưu ý đến việc phối hợp các lực lượng giáo giục khác; một số CBQL quan tâm đến việc ưu tiên kinh phí cho HĐ TVHĐ và đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động này.
Tuy nhiên, công tác quản lí HĐ TVHĐ ở các trường trung học tại TPHCM vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, đòi hỏi GV và CBQL phải tìm tòi, suy nghĩ và lựa chọn những biện pháp quản lí hiệu quả hơn, và tùy theo tình hình thực tế của mỗi trường để chọn những biện pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh HĐ TVHĐ. Mặc dù các nhà quản lí đều nhận thức được vai trò, vị trí, chức năng của TV trong trường học, tuy nhiên việc nhận thức vẫn chưa đầy đủ. Do đó các nhà quản lí vẫn chưa coi trọng đúng mức HĐ TVHĐ, cách tổ chức triển khai HĐ TVHĐ vẫn còn nhiều bất cập:chưa chú trọng đến chuyên ngành của người được tuyển dụng làm công tác TVHĐ;chế độ chính sách cho TVV và những người làm công tác TVchưa phù hợp;chưa chú ý đến việc khuyến khích những người làm công tác TV học tập nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ; nội dung tập huấn cho những người làm công tác TV cũng chỉ tập trung vào những nội dung bổ sung nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính quyền các cấp mà chưa chú trọng đến những nội dung liên quan đến nghiệp vụ
TVHĐ; cơ sở vật chất của các phòng TV vẫn chưa được đầu tư đúng mức; chưa thường xuyênchủ động, khảo sát, tìm hiểu vấn đề của HSkhi xây dựng nội dung TV.
Những vấn đề còn tồn tại do nhiều nguyên nhân: cách nhìn nhận của các cấp quản lí về HĐTVHĐ chưa đồng bộ, chưa thống nhất; chưa xây dựng chuẩn đánh giá chung về HĐTVHĐ; chưa có đội ngũ cán bộ chuyên đầu ngành làm công tác TVHĐ; nhận thức về vai trò của NTV trong trường học chưa cao; các quy định, hướng dẫn của sở ban ngành còn chung chung…
Dựa trên cơ sở lí luận, căn cứ vào các cơ sở pháp lí và phân tích thực trạng quản lí HĐ TVHĐ của các trường trung học tại TP HCM, chúng tôi đã đề xuất các giải pháp quản lí, điều hành và phối hợp từ cấp Bộ đến các đơn vị trường học trong HĐTV cho HS hiện nay với mong muốn sự quản lí của hiệu trưởng của tất cả các trường trung học đối với HĐ TVHĐ ngày càng hiệu quả, góp phần cùng gia đình và xã hội đào tạo ra những thế hệ trẻ tương lai phát triển nhân cách toàn diện, là những công dân góp sức xây dựng đất nước nước