Từ kết quả khảo sát thực trạng ở trên cho thấy, việc quản lí HĐ TVHĐ ở các trường trung học tại TPHCM vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục. Để tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên, chúng tôi tiến hành thăm dò ý kiến của CBQL và GV. Kết quả như sau:
Bảng 2.30. GV đánh giá sự ảnh hưởng của các nguyên nhân vào HĐTV
Các nguyên nhân Đánh giá sự ảnh hưởng
Không trả lời
Nhiều Ít Không
N % N % N % N %
Cách nhìn nhận của các cấp quản lí về HĐ TVHĐ chưa đồng bộ, chưa thống nhất
14 6,1 68 29,4 84 36,4 25 10,8
Chưa xây dựng chuẩn đánh giá chung về HĐ TVHĐ
14 6,1 68 29,4 88 38,1 21 9,1
Chưa có đội ngũ cán bộ chuyên đầu ngành làm công tác TVHĐ
11 4,8 60 26,0 85 36,8 35 15,2
Nhận thức về vai trò của nhà tham vấn trong trường học chưa cao
12 5,2 57 24,7 87 37,7 35 15,2
Các quy định, hướng dẫn của các sở ban ngành còn chung chung
16 6,9 54 23,4 111 48,1 10 4,3
Chưa xây dựng các quy định, trách nhiệm và quyền hạn cho những người làm công tác quản lí HĐ TVHĐ
15 6,5 67 29,0 88 38,1 21 9,1
Chưa có sự đầu tư về người và cơ sở vật chất cho HĐ TVHĐ 15 6,5 58 25,1 90 39,0 28 12,1 Chưa có hệ thống hỗ trợ HĐ TVHĐ trong trường học 18 7,8 58 25,1 87 37,7 28 12,1
Lương của TVV quá thấp và chế độ đãi ngộ đối với TVV còn chưa phù hợp với công tác
16 6,9 61 26,4 88 38,1 26 11,3
Chưa tin tưởng vào đội ngũ làm công tác TVHĐ
17 7,4 52 22,5 97 42,0 25 10,8
Người làm công tác tham vấn chưa được quan tâm, chưa được đào tạo chuyên sâu
13 5,6 59 25,5 86 37,2 33 14,3
Không có một tổ chức chính thức cho những người làm công tác TVHĐ
13 5,6 62 26,8 85 36,8 31 13,4
Chưa có kinh phí duy trì hoạt động
17 7,4 57 24,7 86 37,2 31 13,4
Công tác tổ chức còn riêng lẻ, chưa đồng bộ
Bảng 2.31. CBQL đánh giá sự ảnh hưởng của các nguyên nhân vào HĐTV
Các nguyên nhân Đánh giá sự ảnh hưởng Không
trả lời
Nhiều Ít Không
N % N % N % N %
Cách nhìn nhận của các cấp quản lí về HĐ TVHĐ chưa đồng bộ, chưa thống nhất
1 3.8 13 50.0 9 34.6 3 11.5
Chưa xây dựng chuẩn đánh giá chung về HĐ TVHĐ
1 3.8 7 26.9 4 15.4 14 53.8
Chưa có đội ngũ cán bộ chuyên đầu ngành làm công tác TVHĐ
1 3.8 9 34.6 6 23.1 10 38.5
Nhận thức về vai trò của nhà tham vấn trong trường học chưa cao
1 3.8 5 19.2 10 38.5 10 38.5
Các quy định, hướng dẫn của các sở ban ngành còn chung chung
1 3.8 8 30.8 15 57.7 2 7.7
Chưa xây dựng các quy định, trách nhiệm và quyền hạn cho những người làm công tác quản lí HĐ TVHĐ
2 7.7 8 30.8 13 50.0 3 11.5
Chưa có chế tài cụ thể 8 30.8 8 30.8 7 26.9 3 11.5 Theo bảng 2.30 và 2.31, các đối tượng được khảo sát đều nhìn nhận tất cả các nguyên nhân được nêu trong bảng khảo sát đều có những ảnh hưởng nhất định đến việc quản lí HĐ TVHĐ cũng như HĐ TVHĐ ở các trường trung học tại TPHCM. Cụ thể:
- “Cách nhìn nhận của các cấp quản lí về HĐ TVHĐ chưa đồng bộ, chưa thống nhất” (GV: 29,4%; CBQL: 50,0). Điều này dẫn đến tình trạng mỗi cấp quản lí sẽ có những quy định khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau. Hoặc mỗi ban ngành có cách nhìn nhận về vai trò của TV khác nhau nên trong cách quản lí cũng có sự nặng nhẹ khác nhau. Ô T.K.H, chuyên viên của Sở GD & ĐT TP HCM đã chia sẻ, do cách nhìn nhận của các sở ban ngành khác nhau nên hiện tại Sở GD&ĐT TP HCM đang gặp khó khăn trong việc đưa quy định tạm thời về tổ chức và hoạt động tư vấn trường họcthành quy định chính thức.
- “Chưa xây dựng chuẩn đánh giá chung về HĐ TVHĐ” (GV: 29,4%; CBQL: 26,9%). Chính vì vậy nên mới xảy ra tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi kèn” tự mỗi trường ra chuẩn đánh giá rồi tự đánh giá, như vậy, kết quả đánh giá không khách quan và không phản ánh được thực chất. Mặt khác, mỗi trường sẽ có mỗi bộ quy chuẩn đánh giá khác nhau, các nhà quản lí cấp cao hơn không thể kiểm tra đánh giá được thực trạng, và như vậy sẽ không thể điều chỉnh được công tác quản lí hoạt động này.
- “Chưa có đội ngũ cán bộ chuyên đầu ngành làm công tác tham vấn học đường” (GV: 26,0%; CBQL: 34,6%). Do vậy, những người làm công tác TV trong trường học vẫn phải loay hoay trong việc xây dựng nội dung TV; chọn lựa và sử dụng các phương pháp, hình thức TV cũng như chọn cách kiểm tra đánh giá HĐTV.
- “Nhận thức về vai trò của nhà TV trong trường học chưa cao” (GV: 24,7%; CBQL: 19,2%) nên nhà quản lí chưa quan tâm đến việc tuyển dụng nhân sự có chuyên môn phù hợp với công tác cũng như không mặn mà trong việc bồi dưỡng đội ngũ làm công tác TVHĐ và không có sự đầu tư xác đáng cho hoạt động này ở trường học.
- “Các quy định, hướng dẫn của các sở ban ngành còn chung chung” (GV: 23,4%; CBQL: 30,8%) dẫn đến việc triển khai HĐ TVHĐ ở các trường gặp nhiều lúng túng.
- “Chưa xây dựng các quy định trách nhiệm và quyền hạn cho những người làm công tác quản lí HĐ TVHĐ (GV: 29,0%; CBQL: 30,8%)
- “Chưa có chế tài cụ thể” (GV: 26,0%; CBQL: 30,8%).
Ngoài các nguyên nhân trên, GV nhận định còn có một số nguyên nhân chủ quan khác ảnh hưởng không ít đến HĐTV ở trường học như: “Chưa có sự đầu tư về người và cơ sở vật chất cho HĐ TVHĐ, chưa có hệ thống hỗ trợ HĐTV trong trường học, lương của TVV còn quá thấp, chưa có kinh phí duy trì HĐTV…
Tiểu kết chương 2
Thông qua việc khảo sát các đối tượng về công tác quản lí HĐTVHĐ ở các trường trung học tại TP HCM, cùng với việc thu thập thông tin qua phỏng vấn các chuyên gia và CBQL cấp Sở GD&ĐT và cấp trường, chúng tôi nhận thấy thực trạng công tác quản lí HĐ TVHĐ ở các trường trung học tại TP HCM hiện nay đã đạt một số kết quả nhất định: CBQL, GV nhận thức được cần phải có TVV trong trường học; vai trò của HĐTV trong trường học được nâng lên; chế độ đãi ngộ những người làm công tác TV phần nào được quan tâm cải thiện; CBQL bắt đầu quan tâm đến việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ TV cho những người làm công tác TV và GV; trong khi xây dựng, tổ chức và triển khai các nội dung TVHĐ, CBQL cũng bắt đầu lưu ý đến việc phối hợp các lực lượng giáo giục khác; một số CBQL quan tâm đến việc ưu tiên kinh phí cho HĐ TVHĐ và đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động này.
Tuy nhiên, công tác quản lí HĐ TVHĐ ở các trường trung học tại HCM vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, trong đó có các vấn đề về việc tổ chức, triển khai HĐ TVHĐ: chưa chú trọng đến chuyên ngành của người được tuyển dụng làm công tác TVHĐ; chế độ chính sách cho TVV và những người làm công tác TV chưa phù hợp; ít khuyến khích những người làm công tác TV học tập nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ; nội dung tập huấn cho những người làm công tác TV cũng chỉ tập trung vào những nội dung bổ sung nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính quyền các cấp mà chưa chú trọng đến những nội dung liên quan đến nghiệp vụ TVHĐ; cơ sở vật chất của các phòng TV vẫn chưa được đầu tư đúng mức; chưa thường xuyên chủ động, khảo sát, tìm hiểu vấn đề của HS khi xây dựng nội dung TV…
Những hạn chế trong công tác quản lí HĐ TVHĐ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhânmà nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của CBQL cấp Bộ, Sở,
trườngvà CBQL các ban ngành về HĐ TVHĐvẫn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, thiếu sự thống nhất dẫn đến việc quản lí còn mang tính chủ quan, thụ động.
Do đó, việc nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp để cải tiến quy trình HĐ TVHĐ hợp lí sẽ đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng HĐ TVHĐ ở các trường trung học tại TP HCM.
Chương 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG