Thực trạng quản lí hoạt động tham vấn học đường trường trung học tạ

Một phần của tài liệu thực trạng quản lí hoạt động tham vấn học đường trường trung học tại thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 82)

Công tác quản lí HĐ TVHĐ bao gồm nhiều chức năng như kế hoạch hóa, tổ chức (triển khai, chỉ đạo), kiểm tra đánh giá… Để việc nghiên cứu có chiều sâu, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chức năng tổ chức triển khai HĐ TVHĐ ở trường trung học.

2.2.2.1. Về công tác tuyển dụng và chế độ chính sách của những người làm công tác tham vấn

- Về công tác tuyển dụng: theo phần phân tích số liệu bảng 2.6 ở phần 2.2.1.2 phía trên đã nêu rõ, các nhà quản lí khi tuyển dụng hầu như chưa chú trọng đến chuyên môn của những người được tuyển dụng vào chức danh TVV. Và hiện nay ở các trường, đội ngũ TVV đều là những GV làm công tác kiêm nhiệm, trong quá trình công tác sẽ học tập và bồi dưỡng thêm.

Bảng 2.13. Việc sắp xếp chế độ chính sách cho những người làm tham vấn

Chế độ chính sách Giáo viên CBQL

N % N %

Không trả lời 58 30,4 0 0

Làm hợp đồng khoán hưởng lương công việc và chính sách theo thỏa thuận trong hợp đồng khoán

31 16,2 11 42,3

Hưởng lương và chế độ chính sách theo ngạch giáo viên đúng quy định hiện hành chung

41 21,5 8 30,8

Khác 61 31,9 8 30,8

Theo bảng khảo sát 2.13, các chế độ chính sách giành cho TVV đều nằm ở mức kém (tỉ lệ phần trăm từ 16,2 - 42,3). Đa số những người làm công tác TV trường học được hưởng lương theo hợp đồng khoán công việc và hưởng các chính sách theo thỏa thuận trong hợp đồng (GV: 16,2%: CBQL: 42,3%). Chỉ có số rất ít TVV là được hưởng lương và chế độ chính sách theo ngạch giáo viên đúng quy định (GV: 31,9%; 30,8%).Như vậy, nếu chiếu theo Quy định tạm thời của Sở GD&ĐT TPHCM về tổ chức và hoạt động tư vấn trường học, các trường đã chưa làm đúng quy định về chế độ và chính sách giành cho TVV (được quy định trong mục 1, điều 9, chương III). Số liệu khảo sát đã cho chúng ta thấy một thực trạng, hầu hết đội ngũ TVV ở các trường hiện nay đều là do GVCN, GV bộ môn, quản sinh hoặc GV chuyên trách Đoàn - Đội kiêm nhiệm. Họ được hiệu trưởng phân công thêm nhiệm vụ nhưng không được hưởng thêm thù lao trong công việc kiêm nhiệm này, hoặc nếu có thù lao thì cũng rất thấp (Khác: GV: 31,9%; CBQL: 30,8%).

2.2.2.2. Về việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho những người làm công tác tham vấn trường học

Bảng 2.14. Đánh giá của GV và CBQL về mức độ thực hiện việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

Nguồn lực được bồi dưỡng Đánh giá mức độ thực hiện

Giáo viên CBQL TB ĐLTC Thứ bậc TB ĐLTC Thứ bậc Hiệu trưởng 1,66 1,09 5 1,42 0,80 4 Hiệu phó 1,83 1,15 3 1,53 0,94 3 TVV 1,77 1,07 4 1,15 1,22 5

CB chuyên trách Đoàn - Đội 1,88 0,93 1 1,92 0,74 1

GV chủ nhiệm 1,84 0,91 2 1,73 0,77 2

Trong bảng 2.14, theo kết quả khảo sát, các đối tượng đánh giá mức độ thực hiện việc phân công đối tượng tham gia các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ TVHĐ cụ thể như sau: cán bộ chuyên trách Đoàn - Đội (xếp hạng 1); GV chủ nghiệm (xếp hạng 2); Hiệu phó (xếp hạng 3); TVV và Hiệu trưởng (xếp hạng 4 hoặc 5). Tuy nhiên, đối tượng được xếp hạng (1) và (2) trong bảng khảo sát trên cũng chỉ được đánh giá ở mức không thường xuyên (ĐTB cao nhất chỉ 1,92). Số liệu này đã chỉ rõ thực trạng hiện nay ở các trường, các nhà quản lí vẫn chưa quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ TVHĐ cho các lực lượng giáo dục; đặc biệt, ngay cả TVV, những người trực tiếp tham gia HĐ TVHĐ, cũng chưa được ưu tiên bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ của mình. Chính vì vậy, người làm công tác TV còn lơ mơ, thiếu tính chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, do ít quan tâm đến các khóa bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nhà quản lí không nắm được vai trò, vị trí của HĐ TVHĐ, và như vậy sẽ khó thực hiện tốt chức năng quản lí của mình, nhất là trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động và kiểm tra đánh giá,

dẫn đến hiệu quả của HĐ TVHĐ ở các trường trung học tại TPHCM không thể như mong đợi.

Bảng 2.15. Đánh giá của GV và CBQL về việc khuyến khích TVV học tậpbồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ

Các cách khuyến khích Đánh giá mức độ thực hiện

GV CBQL

TB ĐLTC Thứ bậc

TB ĐLTC Thứ bậc

Tạo điều kiện về mặt thời gian, còn kinh phí do cá nhân TVV tự túc

1,34 0,69 3 1,80 0,89 1

Tạo điều kiện thời gian và hỗ trợ một phần kinh phí cho TVV

1,50 0,72 2 1,65 0,97 2

Tạo điều kiện về thời gian lẫn kinh phí cho TVV

1,61 0,73 1 1,42 1,02 3

Bảng 2.15 cho ta thấy thực tiễn hiện nay ở các trường hầu như vẫn chưa khuyến khích, tạo điều kiện cho TVV tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ (ĐTB từ 1,34 đến 1,80; ở mức không thực hiện và thực hiện không thường xuyên). Thậm chí, ngay cả việc “Tạo điều kiện về mặt thời gian, còn kinh phí do cá nhân TVV tự túc” cũng chưa được các trường khuyến khích (ĐTB GV: 1,34). Như vậy, những người làm công tác tham vấn khó có cơ hội được học tập, bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình.

2.2.2.3. Thực trạng phân công nhiệm vụ và triển khai các nội dung hoạt động tham vấn ở trường học Bảng 2.16. Chủ thể quản líchung các HĐ TVHĐ. Chủ thể quản lí chung các HĐ TVHĐ Giáo viên CBQL N % N % Hiệu trưởng 140 73,3 22 84,6 Phó Hiệu trưởng 20 10,5 2 7,7 TVV 1 0,5 0 0 Cán bộ Đoàn – Đội 1 0,5 0 0 GVCN 2 1,0 0 0 Khác 17 8,9 2 7,7 Không trả lời 10 5,2

Bảng 2.17. Chủ thể triển khai các quy định, thông tư hướng dẫn, thông báo của sở ban ngành về HĐ TVHĐ

Chủ thể triển khai Giáo viên CBQL

N % N % Hiệu trưởng 92 48,2 17 65,4 Phó Hiệu trưởng 70 36,6 8 30,8 TVV 4 2,1 0 0 Cán bộ Đoàn – Đội 0 0 7 26,9 GVCN 2 1,0 7 26,9 Khác 16 8,4 2 7,7 Không trả lời 7 3,7

Bảng 2.18. Chủ thể phân công công việc cho các thành viên

Chủ thể phân công công việc N Giáo viên % N CBQL %

Hiệu trưởng 85 44,5 13 50,0 Phó Hiệu trưởng 69 36,1 9 34,6 TVV 4 2,1 0 0 Cán bộ Đoàn – Đội 1 0,5 0 0 GVCN 0 0 0 0 Khác 16 8,4 2 7,7 Không trả lời 16 8,4

Bảng 2.19. Chủ thể theo dõi, đánh giá HĐ TVHĐ

Chủ thể theo dõi đánh giá HĐ TVHĐ Giáo viên CBQL

N % N % Hiệu trưởng 69 36,1 13 50,0 Phó Hiệu trưởng 93 48,7 9 34,6 TVV 7 3,7 3 11,5 Cán bộ Đoàn – Đội 3 1,6 0 0 GVCN 0 0 Khác 3 1,6 0 0 Không trả lời 16 8,4

Bảng 2.20. Chủ thể dự trù kinh phí hoạt động của HĐ TVHĐ

Người dự trù kinh phí HĐ TVHĐ Giáo viên CBQL

N % N % Hiệu trưởng 94 49,2 16 61,5 Phó Hiệu trưởng 0 0 5 19,2 TVV 43 22,5 3 11,5 Cán bộ Đoàn – Đội 25 13,1 1 3,8 GVCN 3 1,6 1 3,8 Khác 6 3,1 0 0 Không trả lời 20 10,5

Bảng 2.21. Chủ thể lên lịch thực hiện các HĐ TVHĐ

Người lên lịch thực hiện Giáo viên CBQL

N % N % Hiệu trưởng 72 37,7 11 42,3 Phó Hiệu trưởng 44 23,0 7 26,9 TVV 40 20,9 3 11,5 Cán bộ Đoàn – Đội 2 1,0 4 15,4 GVCN 1 0,5 2 7,7 Khác 15 7,9 2 7,7 Không trả lời 17 8,9 0 0

Trong các bảng từ bảng 2.16 đến bảng 2.21, chúng ta thấy rằng, các đối tượng khảo sát đều nhận định, hầu hết ở các trường trung học tại TP HCM, Hiệu trưởng là người phụ trách quản lí chung các HĐ TVHĐ (GV: 73,3%; CBQL: 84,6%). Bên cạnh đó, Hiệu trưởng cũng là người triển khai các quy định, thông tư hướng dẫn, thông báo của sở ban ngành về HĐ TVHĐ (GV: 48,2%; CBQL: 65,4%); phân chia công việc cho các thành viên trong hoạt động TVHĐ (GV: 44,5%; CBQL: 50,0%); theo dõi, đánh giá HĐ TVHĐ (GV: 36,1%; CBQL: 50%); dự trù kinh phí hoạt động của HĐ TVHĐ (GV: 49,2%; CBQL: 61,5%); lên lịch thực hiện các HĐ TVHĐ (GV: 37,7%; CBQL: 42,3%). Nghĩa là, những gì liên quan đến công tác quản lí HĐ TVHĐ đều do Hiệu trưởng đảm nhiệm. Như vậy, lượng công việc thực sự quá tải với Hiệu trưởng. Điều này dẫn đến hệ quả là việc tổ chức và triển khai hoạt động TV trường học sẽ không được thực hiện một cách khách quan, không sâu sát và thiếu tính chuyên nghiệp.

Bảng 2.22. Chủ thể thực hiện các nội dung TVHĐ

Chủ thể thực hiện các nội dung Giáo viên CBQL

N % N % Hiệu trưởng 39 20,4 12 46,2 Phó Hiệu trưởng 3 1,6 1 3,8 TVV 45 23,6 3 11,5 Cán bộ Đoàn – Đội 21 11,0 9 34,6 GVCN 51 26,7 6 23,1 Khác 17 8,9 2 7,7 Không trả lời 15 7,9

Trong bảng 2.22, các đối tượng khảo sát đều nhận định, TVV là chủ thể thực hiện các nội dung TVHĐ chỉ nằm ở mức kém (dưới 50%), Như vậy, chứng tỏ rằng, việc phân công công việc cho các thành viên ở các trường còn chưa hợp lí, TVV ở các trường vẫn chưa được phân công làm việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

Bảng 2.23. Đánh giá của GV và CBQL về việc triển khai các nội dung TV

Nội dung Giáo viên Đánh giá kết quả thực hiện CBQL TB ĐLTC Thứ

bậc TB ĐLTC Thứ bậc

Khi có những nội dung do Sở ban ngành thông báo

2,75 0,70 1 2,69 1,19 2

Khi có những hiện tượng bất thường trong HS cần cảnh báo

2,64 0,86 2 2,84 0,96 1 Chủ động tổ chức theo chuyên đề định kì 1,75 1,27 3 1,46 1,58 3 Chủ động tổ chức theo chuyên đề định kì Tuần 0,10 0,30 4 0,11 0,32 3 Chủ động tổ chức theo chuyên đề định kì Tháng 0,14 0,34 1 0,07 0,27 4 Chủ động tổ chức theo chuyên đề định kì Quý 0,12 0,32 3 0,26 0,45 2 Chủ động tổ chức theo chuyên đề định kì Năm 0,14 0,34 1 1,46 1,33 1

Theo bảng 2.23, chúng ta nhận thấy các trường vẫn chưa chủ động trong việc triển khai các buổi nói chuyện chuyên đề định kì với học sinh mà vẫn còn thụ động chờ ý kiến chỉ đạo từ các cấp quản lí cấp trên, thể hiện cụ thể như sau: những buổi nói chuyện chuyên đề được GV và CBQL đánh giá có kết quả thực hiện ở mức khá là những buổi nói chuyện khi có các nội dung do sở ban ngành thông báo cần phải nói chuyện (ĐTBGV = 2,75; ĐTB CBQL = 2,69); khi có những hiện tượng bất thường trong học sinh cần cảnh báo ở mức khá (ĐTB GV = 2,64; ĐTB CBQL = 2,84). Còn việc chủ động tổ chức theo chuyên đề định kì tuần, tháng, quý, năm các trường chỉ đạt ĐTB từ 0,10 đến 1,46; ở mức yếu. Điều này chứng tỏ rằng, việc xây dựng nội dung, xây dựng kế hoạch, cũng như việc tổ chức triển khai các HĐ TVHĐ ở các trường chưa tốt, chưa mang tính chủ động.

2.2.2.4. Căn cứ xây dựng nội dung tham vấn học đường

Bảng 2.24. Căn cứ xây dựng nội dung TVHĐ

Căn cứ để xây dựng

Đánh giá mức độ thực hiện

GV CBQL

TB ĐLTC Thbậc TB ĐLTC ứ Thbậc ứ

Quy định của Sở GD & ĐT 2,43 0,75 1 2,57 0,57 2 Thông báo của Sở ban ngành 2,25 0,79 3 2,61 0,85 1 Ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu 2,30 0,87 2 2,34 0,97 3 Ý kiến đề xuất của Giáo viên

CBCNV

2,13 0,83 5 2,26 0,82 4

Ý kiến đề xuất của cha mẹ học sinh

2,08 0,90 6 2,00 1,09 5

Tình hình thực tế của HS ở trường

sau khi khảo sát, tìm hiểu 2,22 0,84 4 1,92 1,19 6 Qua bảng 2.24 ta thấy, các cơ sở để nhà quản lí dựa vào khi xây dựng nội dung TV ở trường học được các đối tượng khảo sát xếp thứ hạng cao là: Quy định của Sở GD & ĐT (GV xếp hạng 1, CBQL xếp hạng 2); Thông báo của sở ban ngành (GV xếp hạng 3, CBQL xếp hạng 1); Ý kiến chỉ đạo của

BGH (GV xếp hạng 2, CBQL xếp hạng 3); sau đó mới đến: ý kiến đề xuất của GVCN; Ý kiến đề xuất của cha mẹ HS và tình hình thực tế của HS ở trường sau khi khảo sát, tìm hiểu. Như vậy có thể thấy, ở các trường hiện nay, khi xây dựng nội dung TV chủ yếu chỉ dựa vào ý kiến của cấp trên chứ chưa chủ động khảo sát, tìm hiểu tình hình thực tế từ HS, cha mẹ HS và GVCN của trường mình. Trong khi đó theo kết quả khảo sát đã trình bày ở trên, GVCN, GV bộ môn, cha mẹ HS…. là những người thường tìm hiểu hoàn cảnh và điều kiện của HS. Như vậy, chứng tỏ việc tìm hiểu chỉ dừng ở mức độ cho biết chứ chưa được sử dụng làm cơ sở để xây dựng nội dung TV ở trường. Điều này dễ dẫn đến nhiều hệ lụy, có thể là tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” giữa sở ban ngành với nhà trường; hoặc nội dung TV mà nhà trường xây dựng không phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh, không sát với những vấn đề mà HS thường vướng phải…

2.2.2.5. Thực trạng về việc phối hợp với các lực lượng trong quá trình tổ chức triển khai HĐ TVHĐ

Bảng 2.25. Đánh giávề mức độ và kết quả thực hiện sự phối hợp với các lực lượng trong quá trình TV

Người được phối hợp

Đánh giá mức độ thực hiện

Giáo viên CBQL

Thường

xuyên Hiệu quả Thường

xuyên Hiệu quả TB Thứ bậc TB Thbậc ứ TB Thbậc ứ TB Thbậc ứ CBQL cấp trên 1,61 7 1,64 3 2,65 3 2,11 3 Hội đồng sư phạm nhà trường 1,77 5 1,68 2 2,53 5 2,19 2 Cán bộ chuyên trách Đoàn - Đội 2,16 1 1,49 7 2,50 6 1,92 4 GV chủ nhiệm 1,73 6 1,71 1 2,80 1 2,19 1 Các GV bộ môn 2,10 2 1,54 5 2,53 5 1,84 5 Phụ huynh học sinh 1,79 4 1,61 4 2,80 1 1,46 7 Học sinh 1,84 3 1,51 6 2,65 3 1,80 6

Bảng 2.25 cho ta thấy, GV đánh giá những đối tượng được phối hợp trong quá trình tổ chức và triển khai HĐTV trường học xếp hạng cao là: Cán bộ chuyên trách Đoàn - Đội (ĐTB = 2,16; xếp hạng 1); GV bộ môn (ĐTB = 2,10; xếp hạng 2) và học sinh (ĐTB = 1,84; xếp hạng 3). Bảng số liệu này cũng thể hiện, sau ba đối tượng trên, phụ huynh HS, hội đồng sư phạm, GVCN và cán bộ cấp trên cũng là những đối tượng được các nhà quản lí phối hợp trong quá trình tổ chức và triển khai HĐTV ở trường. Tuy nhiên, số liệu khảo sát trong bảng có ĐTB chỉ từ 1,61 đến 2,16; chứng tỏ rằng, hoạt động phối hợp với các lực lượng giáo dục khác trong quá trình tổ chức triển khai HĐTV trường học của NTV vẫn chưa được tổ chức một cách thường xuyên.

Trong khi đó, với điểm trung bình từ 2,50 đến 2,80; CBQL nhận định: CBQL cấp trên, hội đồng sư phạm nhà trường, cán bộ chuyên trách Đoàn - Đội, GVCN, GV bộ môn, phụ huynh HS và HS đều là những đối tượng được các nhà quản lí phối hợp một cách thường xuyên trong quá trình tổ chức triển khai HĐTV trường học.

2.2.2.6. Thực trạng về việc tổ chức tập huấn, nói chuyện chuyên đề, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm

Bảng 2.26. Các hoạt động tập huấn có người của trường tham gia

Nội dung tập huấn

Đánh giá mức độ thực hiện

Giáo viên CBQL

TB ĐLTC Thứ

bậc TB ĐLTC Thbậc ứ

Bồi dưỡng bổ sung Nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính quyền các cấp

1,95 0,29 1 2,76 0,58 1

Bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng kế hoạch hoạt động TVHĐ,

1,76 0,57 4 2,11 0,95 2

nội dung TVHĐ

Bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức các HĐ TVHĐ

1,74 0,59 5 1,76 0,95 3

Hội thảo, tọa đàm về tham vấn, tư vấn tâm lí

1,81 0,53 2 1,42 0,94 5

Bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ tham vấn, tư vấn tâm lí, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh

1,78 0,57 3 1,61 0,98 4

Qua bảng 2.26, các đối tượng được khảo sát đánh giá: nội dung được các trường thường xuyên tập huấn là “Bồi dưỡng bổ sung Nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính quyền các cấp” (ĐTB từ 1,95 đến 2,76; xếp hạng 1). Ngoài ra, thỉnh thoảng các trường còn cử người tham gia tập huấn một số nội dung khác như: “Bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng kế hoạch hoạt động TVHĐ” (ĐTB từ 1,76 đến 2,11); “Hội thảo, tọa đàm về tham vấn, tư vấn tâm lí” (ĐTB từ 1,42 đến 1,81); “Bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ tham vấn, tư vấn tâm lí, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh” (ĐTB từ 1,61 đến 1,78)…Như vậy, các

Một phần của tài liệu thực trạng quản lí hoạt động tham vấn học đường trường trung học tại thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)