3.2.3.1. Mục đích
Để HĐ TVHĐ đạt hiệu quả cao, không chồng chéo, CBQL cần phải tổ chức tốt các hoạt động về phân công phân nhiệm cho từng bộ phận, từng cá nhân và hướng dẫn cụ thể từng bộ phận thực thi công việc để HĐTVđạt được kết quả như mong muốn.
3.2.3.2. Nội dung
Nội dung và hình thứcHĐ TVHĐ rất đa dạng. Vì vậy, để đảm bảo quản lí HĐTV có hiệu quả, nhà quản lí cần phải tăng cường chỉ đạo các bộ phận, cá nhân tổ chức tốt HĐTV. Cụ thể:
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ quản lí, giáo viên và các bộ phận thực hiện ngay từ đầu năm học;
- Triển khai kế hoạch và theo dõi tiến trình thực hiện ở từng giai đoạn để kịp thời đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp;
- Lựa chọn CB, GV có năng lực, kinh nghiệm để làm nòng cốt; - Tổ chức cho giáo viên trao đổi kinh nghiệm với nhau;
- Bồi dưỡng kiến thức tâm lí, giáo dục và kĩ năng ứng xử cho đội ngũ giáo viên.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện
ĐểHĐTV thiết thực, tạo được sự tin tưởng và thu hút các đối tượng, CBQL cần:
- Tổ chức định kì những buổi nói chuyện với GV, HS, cha mẹ HS; - Phân công công việc cụ thể và phổ biến nhiệm vụ ngay từ đầu năm học cho từng bộ phận, cá nhân;
- Phân công nhiệm vụ hỗ trợ HĐTV cho các bộ phận khác trong trường như: bộ phận thư viện chuẩn bị tài liệu, sách có liên quan đến TV; bộ phận thiết bị chuẩn bị các phương tiện kĩ thuật phục vụ công tác truyền thông; Công đoàn, Đoàn Thanh niên hỗ trợ tổ chức các phong trào phục vụ cho công tác TV ở nhà trường.
3.2.4. Nhóm biện pháp tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động tham vấn trường học