Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính với rủi ro tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và gia tăng tỷ suất lợi nhuận thông qua phân tích tác động của hệ thống đòn bẩy tại công ty TNHH đồ gỗ nghĩa phát (Trang 27 - 29)

Rủi ro tài chính là tính khả biến tăng thêm của thu nhập mỗi cổ phần do việc sử dụng các nguồn vốn có chi phí tài chính cố định. Một phần của rủi ro tài chính là có hệ thống và phần còn lại là không hệ thống. [5, tr 145].

Chẳng hạn như rủi ro do lãi suất tăng lên đến mức kỷ lục là 6,5% ở Mỹ vào năm 2000 do chính sách chống lạm phát của A.Greenspan. Loại rủi ro này đã tác động hầu như đến toàn bộ ngành công nghiệp cũng như thị trường chứng khoán Mỹ. [5, tr 151].

Rủi ro tài chính còn chỉ xác suất mất khả năng chi trả xảy ra khi một doanh nghiệp sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí tài chính cố định, như nợ và cổ phần ưu đãi trong cấu trúc vốn của mình. (Mất khả năng chi trả xảy ra khi một doanh nghiệp không thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng – như thanh toán lãi và vốn vay, thanh toán các khoản phải trả và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khi đáo hạn). Các chi phí sử dụng vốn như lãi vay và cổ tức ưu đãi tượng trưng cho các nghĩa vụ theo hợp đồng một doanh nghiệp phải đáp ứng bất kể mức độ EBIT. Việc gia tăng sử dụng các số lượng nợ và cổ phần ưu đãi làm tăng các chi phí tài chính cố định của doanh nghiệp. Đến lượt mình, các chi phí này lại làm tăng mức EBIT mà doanh nghiệp phải đạt được để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính và duy trì hoạt động. Lý do một doanh nghiệp chấp nhận rủi ro của tài trợ có chi phí tài chính cố định là để tăng lợi nhuận có thể có cho các cổ đông.

Có thể dùng nhiều tỷ số tài chính khác nhau để đo lường rủi ro gắn với việc sử dụng nợ và cổ phần ưu đãi trong cấu trúc vốn của một doanh nghiệp. Các tỷ số này bao gồm tỷ số nợ trên tổng tài sản, tỷ số nợ trên vốn cổ phần thường, tỷ số khả năng thanh toán lãi vay. Riêng tỷ số khả năng thanh toán lãi vay có thể giúp đo lường mức độ mà một doanh nghiệp có thể đáp ứng được các chi phí tài chính cố định lấy ra từ EBIT. Một phương thức khác để đo lường rủi ro tài chính của một doanh nghiệp là độ nghiêng đòn bẩy tài chính.

Rủi ro của việc sử dụng đòn bẩy tài chính là nếu tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư thấp hơn chi phí sử dụng vốn vay thì đòn bẩy tài chính sẽ làm giảm tỷ suất sinh lợi mong lợi của các cổ đông. Giả dụ rủi ro xảy ra và đầu tư 1.000$ của bạn chỉ tạo ra 950$ thu nhập tại cuối thời kỳ đầu tư. Nếu việc đầu tư chỉ được tài trợ bằng vốn cổ phần thì tỷ suất sinh lợi mong đợi sẽ là -5%. Nhưng nếu bạn vay nợ 500$ thì tỷ suất sinh lợi mong đợi trên vốn cổ phần thậm chí là -20%.

Như vậy, đòn bẩy tài chính có khả năng làm gia tăng tỷ suất sinh lợi mong đợi của vốn cổ phần nhưng đồng thời cũng ngay lúc đó chúng sẽ đưa cổ đông tới một rủi ro lớn hơn: tỷ suất sinh lợi cao sẽ trở nên cao hơn nữa nhưng nếu tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư thấp thì tỷ suất sinh lợi mong đợi trên vốn cổ phần thậm chí càng thấp hơn.

1.2.1.3. Mối quan hệ giữa đòn bẩy với rủi ro của doanh nghiệp

Cũng như để đo lường rủi ro kinh doanh ta có thể dùng độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh hay để đo lường rủi ro tài chính ta dùng độ nghiêng đòn bẩy tài chính, từ đấy để đo lường rủi ro chung cho toàn doanh nghiệp ta có thể dùng độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp.

Khi sử dụng kết hợp, ĐBKD và ĐBTC có tác động đến EPS khi số lượng tiêu thụ thay đổi qua hai bước. Bước thứ nhất, số lượng tiêu thụ thay đổi làm thay đổi EBIT (tác động của ĐBKD). Bước thứ hai, EBIT thay đổi làm thay đổi EPS (tác động của ĐBTC). Để đo lường mức độ biến động của EPS khi số lượng tiêu thụ thay đổi người ta dùng chỉ tiêu độ bẩy tổng hợp. DN luôn chịu ảnh hưởng của ĐBKD, DN nào có định phí cao thì ĐBKD cao. Tiếp theo mới đến ĐBTC, DN có hoặc không có ĐBTC, nhưng lúc nào cũng xuất hiện ĐBKD. Doanh thu làm ảnh hưởng đến EBIT (ĐBKD), EBIT ảnh hưởng đến EPS (ĐBTC). Tổng hợp hai ảnh hưởng này là ĐBTH. Nếu DN sử dụng ĐBKD cao, thì ĐBTH thấp, và người lại ( DTL = DOL x DFL).

Rủi ro xảy ra khi tỷ suất sinh lời kỳ vọng khác với tỷ suất sinh lời thực tế. Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là gia tăng giá trị của các cổ đông. Gia tăng giá trị của các cổ đông chính là gia tăng tối đa giá trị của thu nhập của mỗi cổ phần EPS. Để khuếch đại sự gia tăng của EPS các doanh nghiệp đã sử dụng hệ thống đòn bẩy.

Các giám đốc tài chính luôn gặp phải vấn đề là phải hạn chế mức độ của đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính để gia tăng EPS và tài sản cổ đông. Khi việc sử dụng đòn bẩy tăng lên, rủi ro cũng thêm. Các nhà đầu tư cung cấp vốn cho doanh nghiệp dưới hình thức vốn cổ phần ưu đãi, cổ phần thường và

nợ sẽ xem xét mức độ rủi ro này khi ấn định tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi của họ. Rủi ro của doanh nghiệp càng lớn, tỷ suất lợi nhuận các nhà đầu tư đòi hỏi càng cao. Nói cách khác, một doanh nghiệp sử dụng các số lượng đòn bẩy “quá mức” sẽ phải trả chi phí cao hơn cho nợ và cổ tức ưu đãi. Các chi phí này sẽ bù trừ lợi nhuận đạt được từ việc sử dụng đòn bẩy. Cuối cùng, việc sử dụng đòn bẩy “quá mức” sẽ làm giá trị thị trường của doanh nghiệp sụt giảm.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và gia tăng tỷ suất lợi nhuận thông qua phân tích tác động của hệ thống đòn bẩy tại công ty TNHH đồ gỗ nghĩa phát (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w