Mối quan hệ giữa đòn bẩy kinh doanh với rủi ro kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và gia tăng tỷ suất lợi nhuận thông qua phân tích tác động của hệ thống đòn bẩy tại công ty TNHH đồ gỗ nghĩa phát (Trang 25 - 27)

Rủi ro kinh doanh là tính khả biến hay không chắc chắn về EBIT của doanh nghiệp. Các số đo như độ lệch chuẩn EBIT hay hệ số phương sai có thể dung để chỉ rủi ro kinh doanh của một doanh nghiệp. Có nhiều yếu tố dẫn đến tính bất ổn trong EBIT của doanh nghiệp. Các yếu tố đó bao gồm: tính khả biến của doanh thu và việc sử dụng đòn bẩy kinh doanh. [1, tr 145]. Vì vậy đòn bẩy kinh doanh có tác động trực tiếp đến rủi ro của doanh nghiệp. Một phần của rủi ro kinh doanh là có hệ thống (chung cho cả nền kinh tế) và phần còn lại là không hệ thống (riêng của doanh nghiệp). Chẳng hạn, khi doanh nghiệp đang có mức đòn bẩy cao, khi lạm phát tăng cao thì giá cả tăng cao, các khoản chi phí cũng tăng cao, công ty sẽ gặp rủi ro cao hơn. Nếu kinh doanh không thuận lợi, lợi nhuận thu được không đủ để chi trả các khoản chi phí, công ty sẽ bị lỗ và dễ dẫn đến phá sản. Hay về rủi ro không hệ thống, chẳng hạn sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp không có đủ năng lực cạnh tranh doanh nghiệp sẽ mất các cơ hội kinh doanh, lợi nhuận kém, khả năng thanh toán bị ảnh hưởng.

Độ bẩy hoạt động càng lớn chứng tỏ công ty sử dụng chi phí hoạt động cố định cao, từ đấy dẫn đến rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Nếu một doanh nghiệp lệ thuộc vào tính biến động đáng kể trong doanh số theo chu kỳ kinh doanh, tính biến đổi của EBIT (tức rủi ro kinh doanh) có thể cắt giảm được qua việc giới hạn sử dụng định phí đối với một số tài sản trong quy trình sản xuất. Tương tự, nếu doanh số của một doanh nghiệp có khuynh hướng ổn định theo chu kỳ kinh doanh, việc dùng một tỷ lệ phần trăm

cao định phí đối với một số tài sản trong quy trình sản xuất sẽ có ít tác động đối với tính biến đổi của EBIT.

Nếu gặp rủi ro sản phẩm không tiêu thụ được, doanh thu giảm thì LN giảm nhanh, sự phá sản diễn ra nhanh chóng. Những công ty có CP bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ, CP khả biến chiếm tỷ trọng lớn thì tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ nên nếu tăng (giảm) doanh thu thì LN tăng (giảm) ít hơn. Những công ty có CP bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ là những công ty có mức đầu tư thấp vì vậy tốc độ phát triển chậm, nhưng nếu gặp rủi ro sản phẩm không tiêu thụ được thì sự thiệt hại cũng sẽ thấp hơn.

Về một ý nghĩa nào đó, rủi ro kinh doanh của một doanh nghiệp được xác định bởi các đầu tư tích lũy mà doanh nghiệp đã thực hiện qua thời gian. Các đầu tư này sẽ xác định các ngành công nghiệp mà trong đó doanh nghiệp sẽ cạnh tranh, mức độ sức mạnh thị trường mà doanh nghiệp sẽ sở hữu và mức độ định phí trong quy trình sản xuất. Các doanh nghiệp trong các ngành sản phẩm tiêu dùng, như ngành bán lẻ, sản xuất bia, chế biến thực phẩm và các doanh nghiệp tiện ích và phân phối khí thiên nhiên, có khuynh hướng có mức độ rủi ro kinh doanh thấp hơn bởi vì những ngành này sử dụng chi phí hoạt động cố định thấp hơn. Ngược lại, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa lâu bền, sản xuất hàng công nghiệp và các hang hàng không thường có mức độ rủi ro kinh doanh cao hơn vì chi phí hoạt động chiếm tỷ trọng lớn.

Rủi ro doanh nghiệp là rủi ro do những bất ổn phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp khiến cho lợi nhuận hoạt động giảm. Cần chú ý rằng độ bẩy hoạt động chỉ là một bộ phận của rủi ro doanh nghiệp. Các yếu tố khác của rủi ro doanh nghiệp là sự thay đổi hay sự bất ổn của doanh thu và chi phí sản xuất. Đây là hai yếu tố chính của rủi ro doanh nghiệp, còn ĐBHĐ làm khuếch đại sự ảnh hưởng của các yếu này lên lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên bản thân ĐBHĐ không phải là nguồn gốc của rủi ro, bởi lẽ độ bẩy cao cũng chẳng có ý nghĩa gì cả nếu như doanh thu và cơ cấu chi phí cố định. Do đó, sẽ sai lầm nếu như đồng nghĩa độ bẩy hoạt động với rủi ro doanh nghiệp, bởi vì cái gốc là sự thay đổi doanh thu và chi phí sản xuất, tuy nhiên, độ bẩy hoạt động có tác dụng khuếch đại sự thay đổi của lợi nhuận và, do đó, khuếch đại rủi ro doanh nghiệp.

Tóm lại, có thể xem độ bẩy hoạt động như là một dạng rủi ro tiềm ẩn, nó chỉ trở thành rủi ro hoạt động khi nào xuất hiện sự biến động doanh thu và chi phí sản xuất.

Việc lựa chọn ĐBHĐ phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của từng ngành nghề hoạt động kinh doanh. ĐBHĐ do đặc điểm hoạt động của công ty quyết định, chẳng hạn công ty hoạt động trong ngành hàng không và luyện thép có đòn bẩy hoạt động cao trong khi công ty hoạt động trong ngành dịch vụ tư vấn và du lịch lữ hành có đòn bẩy hoạt động thấp. Ngoài những ràng buộc do đặc điểm kinh doanh của từng ngành ảnh hưởng đến độ bẩy hoạt động, các điều kiện khác có thể ảnh hưởng đến độ bẩy hoạt động đó là vấn đề lựa chọn quy mô, công nghệ và hình thức sở hữu tài sản.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và gia tăng tỷ suất lợi nhuận thông qua phân tích tác động của hệ thống đòn bẩy tại công ty TNHH đồ gỗ nghĩa phát (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w