Phân loại chi phí

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và gia tăng tỷ suất lợi nhuận thông qua phân tích tác động của hệ thống đòn bẩy tại công ty TNHH đồ gỗ nghĩa phát (Trang 51)

Để dự đoán khả năng sinh lời của một doanh nghiệp, người ta thường dùng kỹ thuật phân tích hòa vốn. Nhưng để cho kỹ thuật phân tích chính xác hơn và đánh giá đúng hơn các tỷ số đòn bẩy hoạt động thì việc phân loại chi phí là một vấn đề rất cần thiết. Bởi vì, nếu cách phân loại tương đối chính xác thì sẽ cho kết quả đáng tin cậy và sẽ phản ánh đúng ý nghĩa các con số phân tích.

Cách phân loại chi phí quan trọng nhất là căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí và doanh thu. Theo cách phân loại này, ta có thể phân chia các khoản chi phí ở Nghĩa Phát thành các loại như trong bảng 2.5, đó là phân loại chi phí thành chi phí biến đổi và chi phí cố định.

Về CP NVLTT (bao gồm NVL chính và NVL phụ)

 Chi phí nguyên vật liệu chính: nguyên liệu chính là gỗ và vật liệu chính là dầu bong, xăng thơm. Mỗi sản phẩm làm ra sẽ tiêu hao một lượng nguyên vật liệu nhất định theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Vì vậy, lượng nguyên vật liệu chính sẽ tăng theo cùng tỷ lệ với sản phẩm được sản xuất ra.

 Chi phí vật liệu phụ: đây là yếu tố rất quan trọng, không thể thiếu được, kết hợp cùng với nguyên vật liệu chính cấu thành sản phẩm, làm cho sản phẩm hoàn chỉnh, đẹp và chất lượng. Có thể kể đến một số vật liệu phụ như: giấy nhám, keo, ốc vít, đinh chỉ, băng keo,…

 Chi phí nhiên liệu: là những chi phí như dầu máy, mỡ bôi trơn,… Chi phí này chủ yếu dùng để bảo trì máy dùng cho sản xuất. Nó phụ thuộc vào quy trình sản xuất, tỷ lệ với mức độ sản xuất.

Bảng 2.5: Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí tại Công ty TNHH Đồ gỗ Nghĩa Phát giai đoạn 2011 - 2013

ĐVT: Nghìn đồng KHOẢN MỤC NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Giá trị % Giá trị % BIẾN PHÍ 1. CP NVLTT 30.782.901 39.741.955 48.982.71 9 8.959.054 29,1 9.240.76 4 23,25 2. CP NCTT 5.611.758 7.032.631 12.890.39 9 1.420.872 25,32 5.857.76 8 83,29 3. CP SXC 2.081.224 2.313.801 2.978.601 232.577 11,18 664.800 28,73 4. CPBH 1.737.211 1.466.732 3.420.422 -270.479 -15,6 1.953.69 0 133,2 TỔNG BIẾN PHÍ 40.213.094 50.555.118 68.272.14 1 10.342.02 5 25,72 17.717.023 35,04 ĐỊNH PHÍ 1. CP NCTT 623.529 781.403 890.235 157.875 25,32 108.832 13,93 2. CP KH 2.702.301 2.436.239 2.321.799 -266.062 9,85 -114.440 4,70 2. CP SXC 859.280 980.924 1.352.961 121.644 14,16 372.037 37,93 3. CPBH 193.023 162.970 380.047 -30.053 15,6 217.077 133,2 4. CP QLDN 1.657.234 1.744.247 2.331.368 87.013 5,25 587.121 33,66 TỔNG ĐỊNH PHÍ 6.035.367 6.105.784 7.276.410 70.417 1,17 1.170.626 19,17 TỔNG CHI PHÍ 46.248.461 56.660.902 75.548.551 10.412.441 22,51 18.887.649 33,33

(Nguồn: Phòng Kế toán công ty và tính toán của tác giả)

Chi phí dụng cụ sản xuất, phụ tùng thay thế: ngoài nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu dung để sản xuất sản phẩm, các bộ phận cần sử dụng các công cụ trợ giúp để cấu thành sản phẩm như: đá mài, mũi khoan, sung phun sơn,…

Về CP SXC: là chi phí hỗn hợp, bao gồm nhiều khoản như: CP nhân viên phân xưởng, CP vật liệu dùng trong sản xuất, CP dụng cụ sản xuất, CP khấu hao, CP dịch vụ mua ngoài, CP bằng tiền khác.

Trong đó, nếu phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí và doanh thu thì có phần định phí là: CP nhân viên phân xưởng, CP khấu hao, CP dụng cụ...

Biến phí gồm lương công nhân phân xưởng tính theo giờ công, CP vật liệu dùng trong sản xuất, CP dịch vụ mua ngoài, CP khác bằng tiền,...

Về CP bán hàng: đây cũng là chi phí hỗn hợp.

Định phí bao gồm chi phí mua dụng cụ đồ dùng cho việc bán hàng và chi phí cho việc quảng cáo. CP quảng cáo ở đây được coi là một khoản chi phí cố định bởi nó được chia theo từng thời kì quảng cáo.

Biến phí là các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền phục vụ cho việc bán và xuất khẩu hàng hóa: vận chuyển hàng hóa, làm thủ tục, các loại giấy tờ, chứng từ liên quan đến việc bán hàng.

Về CP QLDN

Nhìn chung đây là những khoản chi phí cố định, không hoặc ít thay đổi theo nhu cầu sản xuất hoặc doanh thu. Bao gồm lương cho nhân viên quản lý tính theo tháng, CP vật liệu quản lý, CP đồ dùng văn phòng, CP khấu hao TSCĐ, thuế và các phí,... Các khoản chi phí tăng chủ yếu là do nhu cầu cần thiết cho việc tự trang bị khi quy mô công ty được mở rộng.

Về CP NCTT: bao gồm lương công nhân và các khoản phụ cấp độc hại, trợ cấp đi lại. Đây là khoản chi phí hỗn hợp. Mức lương công nhân sản xuất trực tiếp được tính theo ca làm. Nếu làm tăng ca công nhân sẽ được hưởng lương tương ứng với số giờ tăng ca. Trợ cấp bao gồm tiền cơm công nhân và các khoản trích theo quy định. Do các khoản chi phí này trong thực tế phát sinh khá phức tạp và đề tài không đi chi tiết vào chi phí tiền lương nên chỉ tính mức lương trung bình chung.

- Định phí là mức lương tối thiểu mà công ty phải trả cho người lao động trong mọi trường hợp sản xuất kinh doanh của công ty, bao gồm cả khi công ty ngưng sản xuất hoặc hết đơn đặt hàng... Thông thường, một số công ty khi ngưng sản xuất sẽ có xu hướng sa thải bớt công nhân để giảm đi khoản chi phí trợ cấp, phụ cấp và duy trì một số lượng công nhân cơ hữu cho việc hoạt động lại. Số công nhân này sẽ hưởng một chính sách lương nhất định trong thời gian đó và đó là khoản chi phí cố định của công ty.

Tuy nhiên, nếu sử dụng chính sách sa thải công nhân đôi khi không có lợi cho công ty. Bởi vì khi bắt đầu sản xuất lại, công ty phải tốn chi phí đào tạo lại và đôi khi khoản chi phí này cao hơn và chất lượng công nhân mới có thể không bằng đội ngũ sản xuất cũ.

Do từ khi đi vào hoạt động đến nay, công ty không có thời gian nào ngưng sản xuất nên công ty không áp dụng chính sách sa thải công nhân mà ở

đây sử dụng chính sách lương tối thiểu cho công nhân. Do đó ta có thể coi đây là khoản chi phí cố định trong CP NCTT của công ty.

- Biến phí: là khoản lương biến động trên mỗi đơn vị sản phẩm làm ra hoặc đôi khi theo giờ công lao động của người công nhân. Khoản lương này sẽ biến động tăng khi công nhân làm việc vượt định mức số sản phẩm quy định hoặc định mức giờ công lao động vì ứng với mỗi định mức là một hệ số lương cao hơn.

Về cách phân loại chi phí này, nhìn chung chỉ ở mức tương đối, bởi vì thực tế có nhiều loại chi phí phát sinh rất phức tạp nên khó mà phân biệt được định phí và biến phí một cách rõ ràng.

2.2.1.2. Lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí

Từ cách phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí, ta lập bảng 2.6, báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí để thấy rõ hơn sự biến động của doanh thu với chi phí.

Bảng 2.6: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu Giá trịNăm 2011% Giá trịNăm 2012% Giá trịNăm 2013%

Doanh thu 50.760.000 100 61.225.939 100 84.562.023 100

Biến phí 40.213.094 79,22 50.555.118 82,57 68.272.141 80,74 Số dư đảm phí 10.546.906 20,78 10.670.821 17,43 16.289.882 19,26

Định phí 6.035.367 6.105.784 7.276.410

Lợi nhuận hoạt động 4.511.539 4.565.037 9.013.472

(Nguồn: BCTC của công ty và tính toán của tác giả)

Theo như bảng 2.6, biến phí chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu dẫn đến số dư đảm phí chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng số dư đảm phí vẫn đủ để bù đắp chi phí bất biến, số dôi ra 4.511.539 nghìn đồng (năm 2011), 4.565.037 nghìn đồng (năm 2012) và 9.013.472 nghìn đồng (năm 2013) sau khi bù đắp chính là lợi nhuận hoạt động.

Tỷ lệ số dư đảm phí 20,78% (năm 2011) thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, nếu doanh thu tăng (giảm) một lượng thì lợi nhuận tăng lên (giảm xuống) một lượng bằng doanh thu tăng lên (giảm xuống) nhân với 18,57%. Tương tự, lợi nhuận hoạt động năm 2012 bằng lượng doanh thu thay đổi nhân với tỷ lệ số dư đảm phí là 17,43% và năm 2013 là 19,26%.

Báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí là một công cụ được sử dụng rộng rãi làm đơn giản hóa quá trình phân tích đòn bẩy hoạt động, đưa ra căn cứ dự đoán các chi phí sẽ phải ứng xử như thế nào khi có biến động của doanh thu trong toàn doanh nghiệp. Khi có sự thay đổi của doanh thu từ 50.760.000 nghìn đồng năm 2011 lên 61.225.939 nghìn đồng năm 2012 (tăng 20,62%) thì biến phí sẽ tăng lên tương ứng 25,72%, còn định phí chỉ tăng 1,17%. Tốc độ tăng biến phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu 5,1% dẫn đến tăng tỷ trọng biến phí trong doanh thu từ 79,22% lên 82,57% và tỷ lệ số dư đảm phí cũng giảm tương ứng từ 20,78% xuống 17,43%.

Doanh thu năm 2013 đạt 84.562.023 nghìn đồng tăng 23.336.084 nghìn đồng tương ứng tăng 38,11% so với năm 2012. Biến phí cũng tăng lên tương ứng nhưng tăng thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu, chỉ tăng 35,04%, định phí tăng 19,17%. Tốc độ tăng biến phí thấp hơn tốc độ tăng doanh thu dẫn đến tỷ trọng biến phí trong doanh thu giảm từ 82,57% xuống 80,74% và thế là tỷ lệ số sư đảm phí cũng tăng lên tương ứng từ 17,43% lên 19,26%.

Từ các kết quả trên ta có thể thấy sự thay đổi của doanh thu so với biến phí. Khi biến phí thay đổi thì doanh thu cũng thay đổi theo và thay đổi theo cùng một xu hướng.

2.2.1.3. Đo lường tác động của đòn bẩy kinh doanh

Để đo lường tác động của đòn bẩy kinh doanh, trước tiên chúng ta xem đòn bẩy kinh doanh ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động khi doanh thu thay đổi như thế nào.

Chúng ta cũng có thể nhanh chóng biết được phần trăm thay đổi lợi nhuận hoạt động khi doanh thu thay đổi qua khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí: nếu doanh thu tăng một lượng thì lợi nhuận tăng lên một lượng bằng doanh thu tăng lên nhân với tỷ lệ số dư đảm phí.

Để biết được tác động của đòn bẩy hoạt động, ta lập bảng 2.7 đo lường tác động của đòn bẩy kinh doanh.

Ta tính độ bẩy kinh doanh theo công thức:

Bảng 2.7: Độ bẩy kinh doanh tại Công ty TNHH Đồ gỗ Nghĩa Phát giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: Nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

EBIT 3.221.423 4.536.192 4.986.563

DOL 2,874 2,346 2,459

(Nguồn: BCTC của công ty và tính toán của tác giả)

Từ các kết quả trong bảng 2.7 ta thấy độ bẩy hoạt động giảm dần qua các năm. Độ bẩy hoạt động của các năm đều dương chứng tỏ công ty đã vượt qua sản lượng hòa vốn.

Bảng 2.7 cho thấy mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động qua các năm không ổn định. DOL trong năm 2011 là 2,874, năm 2012 là 2,346 và năm 2013 là 2,459.

Độ bẩy hoạt động năm 2011 bằng 2,874 có nghĩa là 1% biến động tăng lên hay giảm xuống của doanh thu sẽ tác động làm cho EBIT tăng lên hay giảm xuống 2,874%. Độ bẩy hoạt động năm 2011 cao nhất vì trong năm 2011 công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị, chẳng hạn công ty đã mua mới các loại máy như máy nén khí trục vis, máy làm mộng finger,…

Tương tự như năm 2011, độ lớn DOL trong năm 2012 bằng 2,346 có nghĩa là từ mức doanh thu 50.760.000 nghìn đồng năm 2011 và 61.225.939 nghìn đồng năm 2012, cứ 1% thay đổi trong doanh thu đưa đến thay đổi 2,346% trong lợi nhuận hoạt động theo cùng chiều với thay đổi trong doanh thu. Nói cách khác, một gia tăng 10% trong doanh thu đưa đến một gia tăng 23,46% trong lợi nhuận hoạt động. Tương tự, một sụt giảm 10% trong doanh thu đưa đến một sụt giảm 23,46% trong lợi nhuận hoạt động.

Độ bẩy hoạt động năm 2013 bằng 2,459 có nghĩa là từ mức doanh thu 84.652.023 nghìn đồng, cứ 1% thay đổi trong doanh thu đưa đến thay đổi 2,459% trong lợi nhuận hoạt động theo cùng chiều với thay đổi trong doanh thu, một gia tăng 10% trong doanh thu đưa đến một gia tăng 24,59% trong lợi nhuận hoạt động và ngược lại.

Qua bảng 2.7 phân tích DOL trong 3 năm thì độ nghiêng DOL trong năm 2012 thấp nhất. Điều này cho thấy mức độ rủi ro kinh doanh của công ty trong năm 2012 thấp nhất trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. Đó là do tỷ trọng chi phí cố định đã có xu hướng giảm xuống (chiếm 13,05% tổng chi phí trong năm 2011 giảm còn 10,78% trong năm 2012).

Việc giảm chỉ số DOL xuống thấp đồng nghĩa với việc hạ thấp mức rủi ro kinh doanh mà doanh nghiệp phải gánh chịu nhưng nó cũng cho ta thấy rằng nếu vượt qua điểm hòa vốn thì mỗi phần trăm doanh thu tạo ra sẽ cho suất sinh lời nhỏ hơn suất sinh lời trong năm 2011.

Đến năm 2013, độ bẩy kinh doanh DOL tăng nhẹ so với năm 2012, đạt 2,459, có nghĩa 1% biến động tăng lên hay giảm xuống của doanh thu sẽ tác động làm cho EBIT tăng lên hay giảm xuống 2,459%.

Trong 3 năm, độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh DOL trong năm 2011 cao nhất thể hiện khi doanh thu thay đổi thì lợi nhuận năm 2011 nhạy cảm hơn và rủi ro cũng lớn hơn so với năm 2012 và năm 2013.

2.2.1.4. Yếu tố tác động đến đòn bẩy kinh doanh của công ty

Kết cấu chi phí là một yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến đòn bẩy kinh doanh.

Bảng 2.8: Bảng kết cấu chi phí của Công ty TNHH Đồ gỗ Nghĩa Phát giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2011 (%)TT Năm 2012 (%)TT Năm 2013 (%)TT

Tổng biến phí 40.213.094 86,95 50.555.118 89,22 68.272.141 90,37 Tổng định phí 6.035.367 13,05 6.105.784 10,78 7.276.410 9,63

Tổng chi phí 46.248.461 100 56.660.902 100 75.548.551 100

(Nguồn: Phòng Kế toán)

Qua biến động của các khoản mục chi phí đến tổng chi phí hoạt động của công ty, ta có thể nói rằng biến động này chủ yếu là do các khoản chi phí khả biến mà cụ thể đó là sự thay đổi của chi phí nguyên vật liệu và chi phí bán hàng.

Vì qua phân tích dưới đây sẽ cho ta thấy sự biến đổi của chi phí khả biến phần lớn là do sự thay đổi tỷ trọng của chi phí nguyên vật liệu và chi phí bán hàng. Còn các khoản định phí mặc dù có sự gia tăng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí và do đặc tính của nó nên không ảnh hưởng nhiều đến sự biến động của tổng chi phí qua các năm.

Định phí chiếm tỷ trọng khá nhỏ và biến phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong kết cấu chi phí làm số dư đảm phí khá nhỏ, dẫn đến tỷ lệ số dư đảm phí cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu chỉ 20,78% (năm 2011), 17,43% (năm 2012) và 19,26% (năm 2013), vì vậy nếu tăng giảm doanh thu thì lợi nhuận tăng, giảm ít hơn. Tuy nhiên, nếu doanh thu sụt giảm các biến phí có thể điều chỉnh dễ dàng nên lợi nhuận cũng giảm ít hơn.

Bảng 2.9: Biến động các khoản mục chi phí khả biến tại Công ty TNHH Đồ gỗ Nghĩa Phát giai đoạn 2011 - 2013

ĐVT: Nghìn đồng KHOẢN MỤC NĂM 2012 NĂM 2011 NĂM 2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2011/2010 Giá trị % Giá trị % 1. CPNVLTT 30.782.901 39.741.955 48.982.719 8.959.054 29,1 9.240.764 23,25 2. CP NCTT 5.611.758 7.032.631 12.890.399 1.420.872 25,32 5.857.768 83,29 3. CP SXC 2.081.224 2.313.801 2.978.601 232.577 11,18 664.800 28,73 4. CP BH 1.737.211 1.466.732 3.420.422 -270.479 -15,6 1.953.690 133,2 TỔNG BIẾN PHÍ 40.213.094 50.555.118 68.272.141 10.342.02 5 25,72 17.717.023 35,04

(Nguồn: BCTC của công ty và tính toán của tác giả)

Biểu đồ 2.3: Biến động của các khoản mục trong chi phí khả biến tại Công ty TNHH Đồ gỗ Nghĩa Phát giai đoạn 2011 - 2013

Tỷ trọng định phí trong năm 2012 nhỏ hơn tỷ trọng định phí năm 2011, và năm 2013 tỷ trọng định phí cũng nhỏ hơn năm 2012 trong kết cấu chi phí, làm tỷ lệ số dư đảm phí ở năm 2013 lớn hơn năm 2012 và năm 2011, dẫn đến kết quả sụt giảm độ bẩy hoạt động từ 2,874 (năm 2011) xuống còn 2,346

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và gia tăng tỷ suất lợi nhuận thông qua phân tích tác động của hệ thống đòn bẩy tại công ty TNHH đồ gỗ nghĩa phát (Trang 51)