Các chỉ số tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và gia tăng tỷ suất lợi nhuận thông qua phân tích tác động của hệ thống đòn bẩy tại công ty TNHH đồ gỗ nghĩa phát (Trang 60 - 64)

Các chỉ số nợ thể hiện năng lực tiếp nhận các nguồn tài chính từ bên ngoài đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển của doanh nghiệp, giúp nhà quản trị tài chính lựa chọn cấu trúc vốn hợp lý.

Bảng 2.11: Các chỉ số tài chính tại Công ty TNHH Đồ gỗ Nghĩa Phát giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tỷ số nợ trên tổng TS 73,1 72,9 78,2

Tỷ số nợ trên vốn cổ phần 271,09 269,06 359,35

Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần 5,73 6,40 0,20

Tỷ số tổng TS trên vốn cổ phần 371,09 369,06 459,35

Khả năng thanh toán lãi vay (lần) 1,19 1,48 1,63

(Nguồn: Tính toán của tác giả) - Tỷ số nợ trên tài sản (Debt ratio): tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay. Chỉ số hệ số nợ luôn ở mức cao trong giai đoạn 2011 - 2013 cụ thể năm 2010 là 73,1%, năm 2011 là 72,9% và năm 2013 là 78,2%. Điều này có nghĩa năm 2011 cứ một đồng tài sản được đảm bảo bằng 73,1 % từ nợ và được tài trợ bằng 26,9% từ vốn. Năm 2012 một đồng tài sản được đảm bảo bằng 72,9% từ nợ và được tài trợ bằng 27,1% từ vốn. Năm 2013 một đồng tài sản được đảm bảo bằng 78,2% từ nợ và được tài trợ bằng 21,8% từ vốn. Hệ số nợ năm 2013 cao hơn năm 2012 và năm 2011 cho thấy mức độ phụ thuộc vào nợ của công ty cao hơn do đặc điểm của ngành gỗ luôn cần phải có nguồn vốn vay lớn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Tỷ số nợ trên vốn cổ phần (Debt to equity ratio)

Tỷ số ở các năm đều lớn hơn 100% rất nhiều chứng tỏ nhà cho vay tài trợ nhiều hơn vốn cổ phần. Cụ thể, năm 2012 chỉ số này giảm nhẹ so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 lại tăng mạnh, tăng lên đến 359,35%. Tỷ số này tăng lên do tốc độ tăng của nợ lớn hơn tốc độ tăng của vốn cổ phần. Và trong năm 2013, bên cạnh việc vay nợ, các khoản nợ phải trả của công ty cũng tăng mạnh (tăng 115,93% so với năm 2012). Để thấy mức độ tài trợ vốn vay một cách thường xuyên cũng như rủi ro về mặt tài chính mà công ty đang chịu được thể hiện thông qua tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần.

Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần có giá trị nhỏ hơn tỷ số nợ trên vốn cổ phần, điều này có nghĩa là phần lớn nợ của công ty là nợ ngắn hạn. Sự gia tăng của nợ dài hạn một mặt là lá chắn thuế, mặt khác sẽ làm tăng thêm chi phí trả lãi vay dẫn đến gia tăng rủi ro về mặt tài chính nếu lợi nhuận công ty làm ra không đủ trả lãi vay.

-Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần (Equity multiplier ratio):

Tỷ số này cho thấy công ty có được tổng tài sản gấp 3,71 lần so với vốn cổ phần (năm 2011), 3,69 lần (năm 2012) và 4,59 lần (năm 2013). Điều này cho thấy nguồn tài trợ chủ yếu cho tổng tài sản không phải là vốn cổ phần, mà là vốn vay.

- Khả năng thanh toán lãi vay (Times interest earned ratio): Tỷ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo việc trả lãi vay.

Khả năng thanh toán lãi vay của công ty năm 2011, 2012, 2013 có giá trị lần lượt là 1,19, 1,48 và 1,63 có nghĩa là trong năm 2011 công ty kiếm được khoản thu nhập gấp 1,19 lần lãi vay; 1,48 lần trong năm 2012 và 1,63 lần trong năm 2013. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay của công ty thấp cho thấy khả năng sinh lợi của đồng vốn chưa cao. Tuy nhiên hệ số này có xu hướng năm sau cao hơn năm trước chứng tỏ việc sử dụng vay của công ty có hiệu quả hơn, khả năng an toàn trong việc sử dụng vốn vay cao hơn. Công ty cần tiếp tục phát huy theo xu hướng đó và có các giải pháp nâng cao hệ số như sử dụng vốn vay hiệu quả, giảm giá vốn hàng bán,… từ đó làm tăng lợi nhuận trước thuế của công ty, đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay.

Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh đồ gỗ, nhu cầu về nguyên liệu tồn kho là rất lớn để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó, nhu cầu về vốn vay ngắn hạn tăng cao năm 2011 là 26.283.943.609 đồng, năm 2012 là 39.738.015.717 đồng, năm 2013 là 40.376.928.104 đồng. Vì vậy, công ty phải luôn có kế hoạch dự toán sử dụng vốn vay có hiệu quả, đúng mục đích và luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tín dụng đối với các ngân hàng, kiên quyết không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Vì vậy, Các ngân hàng luôn duy trì hạn mức tín dụng cao đối với công ty.

Các chỉ số đòn bẩy tài chính đã phản ánh được tình hình nợ ở mức thấp và sự biến động của khoản vay qua các năm. Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ, tuy nhiên nợ dài hạn vẫn đóng vai trò quan trọng do sự gia tăng đáng kể so với vốn cổ phần, trả lãi trong thời gian dài và chi phí lãi vay cũng sẽ lớn dần theo thời gian. Công ty vừa mở rộng quy mô vừa hoạt động kinh

doanh nhưng khả năng thanh toán lãi vay an toàn, mặt khác công ty có thể tận dụng những lợi thế của việc vay nợ như: lá chắn thuế, không sợ chia sẻ quyền sở hữu và có thể chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn theo từng thời kỳ…

Vậy thì với tình hình nợ vay chiếm tỷ trọng lớn gây ra các khoản chi phí cố định như hiện nay thì mức độ tác động của ĐBTC lên lợi nhuận và rủi ro như thế nào. Chúng ta đo lường mức độ tác động này thông qua độ bẩy tài chính.

Các chỉ số ĐBTC đã phản ánh được tình hình nợ ở mức thấp và sự biến động của khoản vay qua các năm.

2.2.2.3. Đo lường mức độ tác động của đòn bẩy tài chính

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay để tính sự tác động của đòn bẩy tài chính không chỉ có lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, những lĩnh vực hoạt động đầu tư khác của công ty còn tạo ra các khoản doanh thu và chi phí hoạt động tài chính, doanh thu và chi phí khác.

Lợi nhuận hoạt động (để tính độ bẩy hoạt động) sau khi cộng các khoản doanh thu và trừ các khoản chi phí này (không bao gồm chi phí lãi vay) sẽ tạo thành lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Việc vay nợ làm phát sinh đòn cân nợ của công ty, nó làm thay đổi tỷ lệ sinh lời trên VCSH. Mức vay nợ càng lớn thì đòn cân nợ càng lớn và rủi ro tài chính càng cao.

Bảng 2.12: Bảng tổng hợp vay ngắn hạn và dài hạn tại Công ty TNHH Đồ gỗ Nghĩa Phát giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Giá trị % Giá trị % Vay ngắn hạn 26.283.944 39.738.016 40.376.928 13.454.072 33,86 638.912 1,61 Vay dài hạn 887.191 1.385.245 41.454 498.054 56,14 -1.343.791 97,01 Tổng 27.171.135 41.123.261 40.418.382 13.952.126 51,35 -704.879 1,71

(Nguồn: BCTC của công ty và tính toán của tác giả)

Bảng 2.12 cho thấy vốn vay của công ty chủ yếu là vốn vay ngắn hạn. Năm 2011 công ty vay 27.171.135 nghìn đồng. Nhưng đến năm 2012, việc vay nợ tăng mạnh, công ty đã vay thêm 13.952.126 nghìn đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 51,35% so với năm 2011. Vay ngắn hạn và vay dài hạn của công ty trong năm 2012 đều tăng. Trong năm này, công ty đi vay để đầu tư

thêm một số máy móc thiết bị như máy chép hình, máy làm mộng oval, và công ty còn vay để đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh.

Năm 2013 tổng vay có biến động nhẹ nhưng mức biến động không đáng kể, chỉ giảm xuống 1,71% so với năm 2012. Tổng vay giảm bởi vì công ty đã trả được vay nợ dài hạn, giảm từ 1.385.245 nghìn đồng năm 2012 xuống còn 41.454 nghìn đồng năm 2013.

Bảng 2.13: Độ bẩy tài chính tại Công ty TNHH Đồ gỗ Nghĩa Phát giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: Nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

EBIT 3.221.423 4.536.192 4.986.563

I 2.700.000 3.071.812 3.066.584

DFL 6,178 3,098 2,597

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Mặc dù kết quả hoạt động thấy được là rất khả quan: EBIT tăng 40,81% từ năm 2011 sang năm 2012, nhưng qua đó ta thấy chi phí tài chính cũng tăng lên rất nhiều, riêng khoản chi trả lãi vay cũng đã tăng lên 13,77%. Song do tốc độ tăng trưởng của EBIT là khá cao so với tốc độ tăng của chi phí tài chính nên làm cho kết quả hoạt động của công ty có hiệu quả hơn. Đến năm 2013, EBIT tăng 450.371 nghìn đồng tương ứng tốc độ tăng 9,93% so với năm 2012. Chi phí trả lãi vay trong năm 2013 cũng giảm nhẹ 0,16% so với năm 2012.

Độ bẩy tài chính năm 2011 bằng 6,178 có nghĩa mỗi thay đổi 1% trong EBIT từ mức EBIT cơ bản 3.221.423 nghìn đồng sẽ đưa đến một thay đổi 6,178% trong ROE theo cùng chiều với thay đổi trong EBIT.

Độ bẩy tài chính năm 2012 bằng 3,098 có nghĩa mỗi thay đổi 1% trong EBIT từ mức EBIT cơ bản 4.536.192 nghìn đồng sẽ đưa đến một thay đổi 3,098% trong ROE theo cùng chiều với thay đổi trong EBIT.

Và năm 2013, độ bẩy tài chính đạt 2,597 có nghĩa mỗi thay đổi 1% trong EBIT từ mức EBIT ban đầu là 4.986.563 nghìn đồng sẽ đưa đến một thay đổi 2,597% trong ROE theo cùng chiều với thay đổi trong EBIT. Nói cách khác, một gia tăng 10% trong EBIT đưa đến một gia tăng 25,97% trong ROE. Tương tự, một sụt giảm 10% trong EBIT đưa đến một sụt giảm 25,97% trong ROE.

Qua đây, ta thấy rằng tỷ lệ nợ vay trong tổng nguồn vốn khá lớn. Xuất phát từ nguyên nhân công ty muốn mở rộng sản xuất kinh doanh, công ty cần đầu tư nhiều trang thiết bị, xây dựng nhà xưởng, đòi hỏi công ty phải huy

động thêm vốn để đầu tư và bổ sung vào nguồn vốn hoạt động. Vì thế làm cho những khoản chiếm dụng vốn và những khoản nợ vay của công ty tăng lên. Song, đến năm 2012 thì tỷ lệ các khoản chiếm dụng vốn có chiều hướng giảm xuống và nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên. Là do chính sách xây dựng cấu trúc vốn của công ty có sự thay đổi nhằm giảm bớt rủi ro cho công ty và nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Năm 2013, độ bẩy tài chính thấp nhất trong 3 năm mặc dù hệ số nợ lại cao nhất bởi vì trong năm nay công ty không đi vay nhiều, chi phí tài chính cố định lại giảm nhẹ 0,16% so với năm 2012, và trong năm nay các khoản phải trả người bán tăng mạnh dẫn đến tỷ lệ nợ tên tổng tài sản tăng cao.

Ta thấy qua các năm tốc độ tăng ROE cao hơn so với tốc độ tăng EBIT. Công ty chủ yếu được tài trợ bằng nguồn vốn vay, nguồn vốn vay chiếm tỷ lệ cao trong cấu trúc vốn. Công ty kinh doanh có lãi, tạo ra lợi nhuận, phát huy tác dụng của đòn cân nợ, nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên việc vay nợ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến rủi ro của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và gia tăng tỷ suất lợi nhuận thông qua phân tích tác động của hệ thống đòn bẩy tại công ty TNHH đồ gỗ nghĩa phát (Trang 60 - 64)