Phân tích đòn bẩy tổng hợp

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và gia tăng tỷ suất lợi nhuận thông qua phân tích tác động của hệ thống đòn bẩy tại công ty TNHH đồ gỗ nghĩa phát (Trang 64 - 66)

Nếu đòn cân định phí làm khuếch đại sự thay đổi của EBIT mỗi khi doanh thu thay đổi. Thì đòn cân nợ sẽ ảnh hưởng đến mức lời hoặc lỗ của chủ sở hữu mỗi khi EBIT thay đổi. Sự tác động phối hợp của hai chỉ số đòn bẩy này đã tạo nên đòn bẩy tổng hợp. Trước tiên đòn cân định phí sẽ tác động lên EBIT. Sau đó đòn cân nợ sẽ tiếp tục tác động lên doanh lợi vốn chủ sở hữu.

Độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp là tác động số nhân của đòn bẩy kinh doanh DOL và đòn bẩy tài chính DFL. Do đó ta có thể nói độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp là chỉ tiêu đánh giá độ nhạy cảm của doanh lợi trên vốn chủ sở hữu đối với sự thay đổi của doanh thu doanh số bán ra. Nó tiêu biểu cho độ phóng đại gia tăng (hay sụt giảm) doanh thu thành gia tăng (hay sụt giảm) tương đối lớn hơn trong thu nhập trên vốn chủ sở hữu.

Từ đó ta có thể thấy việc sử dụng một nguồn tài trợ nào đó đầu tư vào một TSCĐ nào đó đều cho phép ta xác định một cách chính xác sự biến động của doanh thu ảnh hưởng như thế nào đến doanh lợi vốn chủ sở hữu.

Bảng 2.14: Bảng tính độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp tại Công ty TNHH Đồ gỗ Nghĩa Phát giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

DOL 2,874 2,346 2,459

DTL 17,756 7,268 6,386

Độ bẩy tổng hợp năm 2011 là 17,756 có nghĩa nếu doanh thu thay đổi 1% thì lợi nhuận vốn chủ sở hữu sẽ thay đổi 17,756%, năm 2012 là 7,268% và năm 2012 là 6,386%. Độ bẩy tổng hợp giảm dần qua các năm do tác động của từng đòn bẩy trong đòn bẩy tổng hợp giảm dần qua các năm, từ đấy làm giảm độ bẩy tổng hợp. Việc DTL2013 và DTL2012 thấp hơn so với DTL2011 đó là do xu hướng giảm xuống của 2 đòn bẩy DOL và DFL như ta đã nói ở những phần phân tích trên. Điều này chứng tỏ công ty đã có sự thay đổi trong việc sử dụng kết cấu chi phí và các nguồn tài trợ, tiến tới xây dựng một cơ chế sử dụng chi phí và cấu trúc vốn tối ưu hơn.

Trong các năm, độ bẩy hoạt động đều thấp hơn độ bẩy tài chính chứng tỏ ở các năm vừa qua đòn bẩy tài chính có vai trò quan trọng, thể hiện qua sự thay đổi của EBIT ảnh hưởng đến sự thay đổi của lợi nhuận đóng góp phần lớn trong mục tiêu làm tăng ROE. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị là nên chú trọng hơn nữa việc hoạch định chính sách EBIT và lãi vay trên cơ sở phân tích về độ bẩy tài chính đã được đề cập.

Mức độ bẩy tổng hợp trên đã cho thấy sự ảnh hưởng rất lớn của DOL và DFL đến DTL. Nếu ta không có một cơ chế điều chỉnh các nhân tố trong DOL và DFL thì hệ quả là công ty phải đối mặt với một tỷ lệ rủi ro cao hơn rất nhiều. Thông thường, các công ty muốn đạt được một DTL nào đó thì họ có thể thay đổi DOL và DFL sao cho phù hợp với tình hình của mình. Chẳng hạn, khi công ty có DFL khá cao thì họ sẽ điều chỉnh DTL theo mong muốn bằng cách bù trừ sang cho một DOL thấp hơn, tức là cắt giảm bớt các chi phí hoạt động cố định. Hoặc DOL cao thì sẽ điều chỉnh DFL thấp lại bằng cách giảm bớt tỷ lệ nợ,… Cách bù trừ như thế này sẽ mang đến cho công ty một mức sinh lời phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro của công ty.

Nhu cầu huy động vốn của công ty là rất lớn để tài trợ xây dựng hệ thống sản xuất kinh doanh và đầu tư. Nếu công ty lựa chọn phương án tài trợ thêm từ nợ vay cho những kế hoạch sắp tới, cộng thêm những khoản vay hiện tại sẽ tiếp tục tạo áp lực chi trả lãi vay lớn hơn. Sự tăng lên của tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn có mối quan hệ chặt chẽ với những dự báo về doanh thu để đảm bảo chi trả lãi vay, tạo ra lợi nhuận trên cổ phần mà công ty kỳ vọng cũng như rủi ro tài chính đi kèm.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và gia tăng tỷ suất lợi nhuận thông qua phân tích tác động của hệ thống đòn bẩy tại công ty TNHH đồ gỗ nghĩa phát (Trang 64 - 66)