3.1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
Mở rộng qui mô của công ty theo chiều sâu để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắc khe của khách hàng.
Để ngày càng kinh doanh có hiệu quả, công ty sẽ tạo mẫu và phát triển thị trường mới.
Hiện tại thì xuất khẩu của công ty đạt 4,21 triệu USD và sẽ phấn đấu đạt 5 triệu USD năm 2014.
3.2. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và gia tăng tỷ suất lợinhuận tại Công ty TNHH Đồ gỗ Nghĩa Phát nhuận tại Công ty TNHH Đồ gỗ Nghĩa Phát
3.2.1. Đảm bảo khả năng thanh toán của công ty thông qua việc điều chỉnh hệ số nợ
3.2.1.1.Cơ sở thực hiện giải pháp
ROE là chỉ tiêu tài chính vô cùng quan trọng, đặc biệt đứng trên góc độ cổ đông góp vốn, đây được coi là chỉ số đánh giá sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng VCSH bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Bảng 3.1: Chỉ số ROE tại Công ty
ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
Lợi nhuận sau thuế 1.171.504 1.535.983 364.479
Vốn chủ sở hữu 21.660.536 21.063.851 -596.685
Tổng nguồn vốn 79.939.401 96.755.941 16.816.540
ROE (%) 5,41 7,29 1,88
Hệ số nợ (%) 72,9 78,2 5,3
Hệ số vốn chủ sở hữu (%) 27,1 21,8 -5,3
(Nguồn: BCTC của công ty 2012 - 2013)
Có thể thấy xu hướng biến động của ROE hiện nay đang theo chiều hướng tích cực, trong khi tỷ lệ nợ năm 2013 cao hơn năm 2012 là 5,3% thì chỉ số ROE tăng lên 7,29%. Điều này nói lên rằng nguồn tài trợ chủ yếu của công ty là nợ.
Việc vay nợ sẽ tạo đòn bẩy tài chính nhằm gia tăng tỷ suất sinh lời, tuy nhiên nếu vay nợ quá nhiều thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính có thể sẽ âm.
3.066.584.273
40.418.382.000 = 7,58%
4.986.562.658
96.755.941.332 = 5,15%
Năm 2013, tiền lãi nợ vay là 3.066.584.273 đồng, với tổng vay là 40.418.382.000 đồng, như vậy lãi suất trung bình mà công ty đang chịu trong năm 2013 là:
Công thức tính sức sinh lời căn bản BEPR như sau: Tỷ suất sinh lời chung = EBIT
Tổng tài sản Theo công thức trên, ta tính được BEPR năm 2013 như sau:
Năm 2013, tỷ suất sinh lời căn bản thấp hơn lãi suất vay nợ, để sử dụng nợ phải chịu lãi suất là 7,58%, trong khi đó suất sinh lời căn bản chỉ có 5,15%. Điều đó có nghĩa đòn bẩy tài chính âm.
Theo công thức tính ROE mà đòn bẩy tài chính âm, ta có: ROE = [BEPR - DE .(BEPR – ir) ] .(1 – t%)
Khi đó thu nhập ròng của một đồng VCSH bằng hệ số sinh lời của tổng vốn kinh doanh trừ đi một lượng là D/E(BEPR – ir) (số liệu này được tính sau thuế).
Tuy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng dần và khả năng thanh toán của công ty cũng được đảm bảo, nhưng nguồn tài trợ chính của công ty là nợ đang có xu hướng tăng dần lên, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn (năm 2013 là 78,2%), điều này cho thấy công ty có thể sẽ xuất hiện nhiều rủi ro và việc vay nợ tạo đòn bẩy tài chính cho công ty nhưng đòn bẩy tài chính âm, làm giảm ROE. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro cho công ty và gia tăng tỷ suất sinh lời trên VCSH, em xin đưa ra giải pháp là điều chỉnh hệ số nợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính.
3.2.1.2. Nội dung thực hiện giải pháp
Muốn giảm HN thì ta cần giảm nợ phải trả (đặc biệt là giảm nợ vay), tuy nhiên khi nợ phải trả giảm kéo theo tổng nguồn vốn (hay tổng tài sản) cũng giảm, như vậy, ta cần chú trọng sao cho khi giảm tỷ lệ nợ thì đồng thời cũng cố gắng làm tăng vốn chủ sở hữu.
Việc nợ quá nhiều dẫn đến việc trả nợ gốc quá lớn và tăng chi phí trả lãi, khi đó các hệ số thanh toán không được đảm bảo. Vì vậy, ta cần giảm hệ số
nợ để đảm bảo hệ số khả năng thanh toán, tuy nhiên, vẫn đảm bảo được chỉ tiêu khả năng sinh lời.
Trong trường hợp tổng nguồn vốn không thay đổi, ta chủ động giảm hệ số nợ. Giả định hệ số nợ năm 2014 có thể có các mức sau:
Bảng 3.2: Hệ số nhân vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu Năm 2013 HN 2014 (P/A 1) HN 2014 (P/A 2) HN 2014 (P/A 3) HN 2014 (P/A 4) Hệ số nợ (HN) 0,782 0,7 0,6 0,5 0,4 Hệ số nhân VCSH 4,59 3,33 2,5 2 1,67
Đồng nghĩa với việc hệ số nợ giảm xuống với các phương án giả định trên thì công ty sẽ phải giảm 1 khoản nợ (nợ vay ngắn hạn) tương ứng với từng phương án. Giả sử tổng nguồn vốn của công ty không đổi, khi giảm nợ thì đồng nghĩa với việc công ty sẽ cố gắng làm tăng vốn chủ sở hữu. Gọi X là khoản tiền mà công ty sẽ giảm trong năm 2014. Ta xác định X:
Ta xây dựng phương trình sau:
HN(2014) = Tổng nợ phải trả (2014)Tổng tài sản (2014) (1)
Trong trường hợp vốn chủ sở hữu không thay đổi thì: Tổng nợ phải trả năm 2014 = Tổng NPT (2013) - X Tổng tài sản (2014) = Tổng tài sản (2013) - X => (1) có thể viết lại: HN(2014) = Tổng NPT (2013) - X Tổng tài sản (2014) X = Tổng Nợ phải trả (2013) – HN(2014) x Tổng tài sản (2014)
Từ công thức trên ta có số nợ công ty cần giảm trong năm 2014 ứng với từng phương án như bảng 3.3 sau:
Bảng 3.3: Bảng dự kiến tổng tài sản và tổng nợ phải trả theo từng phương án
ĐVT: đồng Chỉ tiêu Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 Phương án 4 Số nợ vay giảm 7.962.931.661 17.638.525.794 27.314.119.927 36.989.714.060 Số nợ phải trả 2014 67.729.158.93 2 58.053.564.799 48.377.970.66 6 38.702.376.533 Nợ ngắn hạn 2014 32.413.996.44 3 22.738.402.31 0 13.062.808.17 7 3.387.214.044 Vốn chủ sở hữu 29.026.782.40 0 38.702.376.53 3 48.377.970.66 6 58.053.564.799 Tổng nguồn vốn 96.755.941.33 2 96.755.941.332 96.755.941.332 96.755.941.332
Bảng 3.4: Bảng tính lãi vay dự kiến của giải pháp
Đơn vị tính: đồng Phương án Số nợ vay giảm Tổng vay (2014) Lãi suất Lãi vay
Phương án 1 7.962.931.661 32.455.450.063 7.58% 2.460.123.115 Phương án 2 17.638.525.794 22.779.855.930 7.58% 1.726.713.080 Phương án 3 27.314.119.927 13.104.261.797 7.58% 993.303.044 Phương án 4 36.989.714.060 3.428.667.664 7.58% 259.893.008
Bảng 3.5: Bảng tính chỉ tiêu lợi nhuận đối với từng phương án
ĐVT: đồng Chỉ tiêu Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 Phương án 4 Lãi vay 2.460.123.115 1.726.713.080 993.303.044 259.893.009
Số lãi vay giảm 606.461.158 1.339.871.193 2.073.281.229 2.806.691.264
EBIT 4.986.562.658 4.986.562.658 4.986.562.658 4.986.562.658
EBT 2.526.439.543 3.259.849.578 3.993.259.614 4.726.669.649
Thuế 505.287.909 651.969.916 798.651.923 945.333.930
EAT 2.021.151.635 2.607.879.663 3.194.607.691 3.781.335.719
Khi điều chỉnh nợ vay thì lãi vay cũng sẽ thay đổi theo, ảnh hưởng đến các khả năng thanh toán của công ty. Cơ sở để thực hiện giải pháp này là nâng cao hiệu quả của đòn bẩy tài chính, có nghĩa tác động của đòn bẩy tài chính dương, gia tăng tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu và rủi ro của công ty có thể giảm thể hiện qua các hệ số khả năng thanh toán của công ty, chỉ cần khả
năng thanh toán dự kiến của công ty cao hơn thực tế và có chỉ số ROE thích hợp là có thể chấp nhận phương án. Vì vậy, ta xét đến khả năng thanh toán của công ty trong từng trường hợp trên.
Ta có công thức sau:
Hệ số thanh toán TQ = Tổng nợ phải trảTổng tài sản
Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tổng tài sản
Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh = TSNH – HTK
Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán
nhanh bằng tiền =
Tiền Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán lãi vay = Tổng tài sản
Tổng nợ phải trả
Ta sẽ áp dụng các công thức trên để tính hệ số khả năng thanh toán của công ty trong từng phương án cụ thể.
3.2.1.3. Dự kiến kết quả đạt được khi thực hiện giải pháp
Khi tổng nợ phải trả và tổng tài sản thay đổi theo từng phương án giả định trên thì các hệ số thanh toán thay đổi như bảng sau:
Bảng 3.6: Hệ số khả năng thanh toán dự kiến
Phương án Năm2013 Phương án1 Phương án2 Phươngán 3 Phươngán 4
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 1,28 1,43 1,67 2,00 2,50 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 2,40 2,99 4,26 7,41 28,57 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 1,80 2,25 3,20 5,57 21,49 Hệ số khả năng thanh
toán nhanh bằng tiền 0,05 0,06 0,08 0,14 0,56
Hệ số khả năng thanh
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty hiện nay là 1,28. Khi tỷ lệ nợ giảm dần, các hệ số khả năng thanh toán của công ty tăng lên tương ứng, cao nhất là với phương án 4.
Tiếp theo ta sẽ xem xét khi điều chỉnh nợ vay, ROE sẽ thay đổi như thế nào.
Bảng 3.7: Kết quả dự kiến khi thực hiện giải pháp
Phương án Năm 2013 Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 Phương án 4
Lãi suất vay 7,58% 7,58% 7,58% 7,58% 7,58%
DFL 2,60 1,97 1,53 1,25 1,05
BEPR 5,15% 5,15% 5,15% 5,15% 5,15%
ROE 7,29% 6,96% 6,74% 6,60% 6,51%
Theo phương án 1: Khi công ty điều chỉnh hệ số nợ còn bằng 70% trong cơ cấu vốn thì ROE = 6,96%, giảm so với năm 2013 là: 7,29% - 6,96% = 0,33%
Đồng thời hệ số khả năng thanh toán của công ty cao hơn, làm giảm rủi ro cho công ty, cụ thể hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty dự kiến năm 2014 là 1,43, tăng so với năm 2013 là: 1,43 - 1,28 = 0,15 lần.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay đạt 2,03, cao hơn so với năm 2013 là 0,4 lần. Và các hệ số khác cũng cao hơn.
Theo phương án 2: Khi công ty điều chỉnh hệ số nợ còn bằng 60% trong cơ cấu vốn thì ROE = 6,74%, giảm so với năm 2013 là: 7,29% - 6,72% = 0,55%
Hệ số khả năng thanh toán của công ty cao hơn, cụ thể hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty dự kiến theo phương án 2 là 1,67 lần, tăng so với năm 2013 là: 1,67 - 1,28 = 0,39 lần.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay đạt 2,89, cao hơn so với năm 2013 là 1,26 lần.
Theo phương án 3: Khi công ty điều chỉnh hệ số nợ còn bằng 50% trong cơ cấu vốn thì ROE = 6,60%, giảm so với năm 2013 là: 7,29% - 6,60% = 0,69%
Đồng thời hệ số khả năng thanh toán của công ty cao hơn, làm giảm rủi ro cho công ty. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty dự kiến năm 2014 là 2,00, tăng so với năm 2013 là: 2,00 - 1,28 = 0,72 lần.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay đạt 7,11, cao hơn so với năm 2013 là 5,48 lần.
Theo phương án 4: Khi công ty điều chỉnh hệ số nợ còn bằng 40% trong cơ cấu vốn thì ROE = 6,51%, giảm so với năm 2013 là: 7,29% - 6,51% = 0,78%
Đồng thời hệ số khả năng thanh toán của công ty trong phương án này đạt cao nhất. Cụ thể hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty dự kiến năm 2014 là 2,5 lần, tăng so với năm 2013 là: 2,5 - 1,28 = 1,22 lần.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay đạt 19,19 lần, cao nhất trong các phương án, cao hơn so với năm 2013 là 17,56 lần. Các hệ số khác cũng cao hơn.
Trong phương án này, DFL chỉ là 1,03, thấp nhất trong các phương án. Khi hệ số nợ càng cao cũng tương ứng với rủi ro của công ty cũng tăng cao. Tuy nhiên, tùy vào tính chất riêng và chính sách của công ty mà công ty sẽ chọn phương án tối ưu nhất.
3.2.2. Quản lý hiệu quả chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bánhàng hàng
3.2.2.1. Cơ sở thực hiện giải pháp
Trong cơ chế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh giữa các công ty càng ngày càng trở nên mãnh liệt, nhiều sản phẩm mới có chất lượng cao lien tục xuất hiện với những tính năng ưu việt thể hiện rõ nhu cầu muốn làm vừa lòng và lôi kéo khách hàng của từng công ty. Trong bối cảnh đó, muốn hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đạt hiệu quả cao thì công ty phải thực hiện tốt các hoạt động nhằm tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí mang lại doanh thu ngày một tăng, có như thế mới tạo ra nguồn lực mới cho công ty và có điều kiện phát triển các chiến lược mới trong tương lai.
Việc kiểm soát chi phí chặt chẽ là yêu cầu quan trọng, bởi vì một gia tăng chi phí đồng nghĩa với sự sụt giảm EBIT, đòn bẩy tài chính sẽ phóng đại sự sụt giảm này của EBIT thành một sự sụt giảm lớn hơn trong thu nhập của cổ đông. Từ đấy làm gia tăng rủi ro cho ty. Nếu kiểm soát tốt chi phí, công ty sẽ gia tăng được lợi nhuận đồng thời làm giảm rủi ro cho công ty.
3.2.2.2. Nội dụng của giải pháp
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty phải chịu các khoản chi phí nguyên vật liệu, chi phí lao động, chi phí sản xuất chung và cả chi phí bán hàng cũng như chi phí quản lý doanh nghiệp. Vậy để có thể giảm thiểu được một số khoản mục chi phí có tác động đáng kể đến việc gia tăng của tổng chi phí, em xin đề xuất một số biện pháp sau:
Nguyên liệu chính trong sản xuất của công ty là gỗ, chủ yếu được nhập khẩu. Hiện nay, nguồn nguyên liệu này đang dần càng kiệt, công ty gặp khó khăn về việc mua nguyên liệu, bên cạnh đó công ty còn gặp phải rủi ro về tỷ giá hối đoái.
Để có thể giảm được chi phí nguyên vật liệu, công ty cần cố gắng tìm nguyên vật liệu đúng chất lượng và giá rẻ hơn, cụ thể công ty tìm kiếm các nguồn nguyên liệu trong nước thay vì phải nhập khẩu từ nước ngoài, giá sẽ rẻ hơn và ít rủi ro hơn nên sẽ giảm được một phần chi phí.
Công ty nên chọn nhà cung cấp truyền thống và ký hợp đồng quyền chọn để đảm bảo giá mua được đảm bảo, hợp lý và tiết kiệm nhất. Sự biến động của giá cả thị trường có tác động rất lớn đến hoạt động của công ty, đặc biệt trong thời gian gần đây việc gia tăng tỷ giá, lạm phát đã gây không ít khó khăn cho công ty. Vì vậy, công ty cần phải có kế hoạch cụ thể cho việc quản lý, mua nguyên vật liệu đầu vào, tránh gây lãng phí nguyên vật liệu.
Bên cạnh khâu cung ứng vật tư, công ty cũng cần phải kiểm soát nguyên vật liệu tiêu hao. Xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu giúp cho người công nhân có tinh thần trách nhiệm, có ý thức bảo quản, tiết kiệm nguyên vật liệu. Do đó công ty nên có chế độ khen thưởng kịp thời với những người có sáng kiến tiết kiệm nguyên vật liệu sản xuất. Ngược lại cũng nên có chế độ phạt nghiêm khắc đối với những người cố tình làm sai, làm ẩu dẫn tới làm hỏng và lãng phí nguyên vật liệu. Xây dựng định mức tiêu hao khắc phục được các hao phí về nguyên vật liệu do trình độ tay nghề thấp.
Thực tế công ty đã tiến hành xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu song do sự biến động thường xuyên của thị trường đôi khi định mức công ty không phản ánh hết tính thời sự của thị trường. Điều đó đòi hỏi công ty phải thường xuyên nghiên cứu thị trường và tiến hành định mức sát với thị trường.
Xây dựng định mức vật tư cho ta biết số lượng vật tư cần dùng cho từng đơn đặt hàng cả về số lượng và chủng loại, Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, chủ yếu là định mức vật tư đáp ứng yêu cầu của quá trình sản xuất và yêu cầu về quản lý chi phí sản xuất được dễ dàng, tránh lãng phí.
Do đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất các đơn hàng hay các hợp đồng kinh tế lớn do đó để đáp ứng đầy đủ nguyên vật liệu cho sản xuất, tiết kiệm chi phí nhất thì đối với nguyên vật liệu dùng chung cho sản xuất công ty cần mua theo định kỳ.
Quản lý nhân công trực tiếp sản xuất : Do đặc điểm loại hình hoạt