Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Document credit)

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 32 - 34)

a) Khái niệm: “Phƣơng thức tín dụng chứng từ là phƣơng thức thanh

toán trong đó theo yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng sẽ phát hành một bức thƣ – gọi là thƣ tín dụng (Letter of credit – L/C) cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba khi ngƣời này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong thƣ tín dụng” (Đoàn Thị Hồng Vân, 2000, trang 41).

Thực chất, L/C là một cam kết bằng văn bản của một ngân hàng (ngân hàng phát hành L/C), đƣợc phát hành theo chỉ thị của ngƣời mua (ngƣời yêu cầu mở L/C) cho ngƣời bán hƣởng (ngƣời hƣởng L/C) và có thể đƣợc thanh toán theo phƣơng thức trả ngay (At sight payment) hay trả kỳ hạn (Usance payment).

b) Nguồn luật điều chỉnh hoạt động tín dụng chứng từ

Phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở của bản Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform custom practice documentary credit – UCP) do phòng thƣơng mại quốc tế (ICC) tổ chức xây dựng và công bố nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ.

Văn bản đầu tiên đƣợc xuất bản năm 1993 sau đó đƣợc sửa đổi, bổ sung qua các năm 1951, 1962, 1974, 1983 (thƣờng gọi là UCP 400), 1993 (UCP 500) và gần đây nhất ICC đã công bố UCP 600 có hiệu lực từ ngày 01/07/2007.

Ngoài ra, nghiệp vụ tín dụng chứng từ còn đƣợc điều chỉnh bởi Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng theo tín dụng chứng từ số 725 năm 2008 (URR 725 – Uniform rules for bank reimbursement under documentary credit), Tiêu chuẩn quốc tế về nghiệp vụ ngân hàng dùng cho việc kiểm tra chứng từ trong tín dụng chứng từ số 681 năm 2007 (ISBP 681 – International standard banking practice for the examination of documents under documentary credit) và Bản phụ trƣơng UCP 600 về việc xuất trình chứng từ điện từ, bản diễn giải số 1.1 năm 2007 (eUCP 1.1).

c) Các loại thư tín dụng

- Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C):Là loại thƣ tín dụng mà nhà nhập khẩu có thể hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần thông báo cho ngƣời bán hoặc các bên liên quan.

- Thư tín dụng không thể hủy ngang (Revocable L/C): Là loại thƣ tín dụng sau khi mở xong thời gian hiệu lực không đƣợc sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ nếu không có sự đồng ý của ngƣời bán hay các bên tham gia.

- Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable L/C): Là loại thƣ tín dụng không thể hủy ngang đƣợc một ngân hàng khác xác nhận đảm bảo thanh toán theo thƣ tín dụng đó cùng với ngân hàng mở L/C.

- Thư tín dụng không hủy ngang miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C): Là loại thƣ tín dụng mà trong đó quy định ngân hàng mở L/C sau khi đã thanh toán cho tổ chức xuất khẩu thì không đƣợc truy đòi với bất kỳ trƣờng hợp nào.

- Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): Là loại thƣ tín dụng không thể hủy ngang trong đó quy định quyền đƣợc chuyển nhƣợng toàn bộ hay một phần số tiền L/C cho một hay nhiều ngƣời theo lệnh của ngƣời hƣởng lợi đầu tiên, nhƣng chỉ đƣợc chuyển nhƣợng một lần mà thôi trừ khi có quy định khác.

- Thư tín dụng tuần hoàn (Revoling L/C): Là loại L/C không thể hủy ngang trong đó quy định sau khi L/C sử dụng hết hạn ngạch hoặc hết thời gian hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị cũ và cứ nhƣ vậy đến khi hoàn tất hợp đồng.

- Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): Là loại L/C không thể hủy ngang đƣợc mở trên cơ sở L/C mà nhà nhập khẩu đã mở cho nhà xuất khẩu thƣờng để thanh toán tiền hàng cho một tổ chức xuất khẩu khác.

- Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): Là loại L/C không thể hủy ngang trong đó quy định nó chỉ có hiệu lực khi L/C khác đối ứng với nó đƣợc mở ra.

- Thư tín dụng dự phòng (Stand by L/C): Là loại thƣ tín dụng đƣợc mở nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà nhập khẩu trong trƣờng hợp nhà xuất khẩu nhận đƣợc L/C nhƣng lại không có khả năng giao hàng. Đơn vị nhập khẩu sẽ yêu cầu đơn vị xuất khẩu mở một thƣ tín dụng dự phòng trong đó quy định rằng nếu đơn vị xuất khẩu không thực hiện hợp đồng, ngân hàng mở thƣ tín dụng dự phòng sẽ thanh toán tiền đền bù thiệt hại cho đơn vị nhập khẩu.

- Thư tín dụng thanh toán dần (Deferred payment L/C): là loại thƣ tín dụng không thể hủy ngang đƣợc ngân hàng mở L/C cam kết với ngƣời hƣởng lợi thanh toán dần số tiền ghi trong L/C trong thời gian hiệu lực quy định.

- Thư tín dụng đối với điều khoản đỏ (Red clause L/C): Là loại thƣ tín dụng có điều khoản đặc biệt. Thông thƣờng điều khoản đặc biệt này là ngƣời

mở L/C cho phép tổ chức xuất khẩu đƣợc ứng trƣớc một khoản tiền nhất định trƣớc khi xuất trình bộ chứng từ hàng hóa.

d) Quy trình nghiệp vụ

Hình 2.6 QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ PHƢƠNG THỨC L/C

(Nguồn: Đinh Xuân Trình, 2006)

Bước 1: Ngƣời nhập khẩu làm đơn yêu cầu ngân hàng mở L/C

Bước 2: Theo đơn xin mở L/C, ngân hàng phục vụ ngƣời nhập khẩu mở L/C tại ngân hàng thông báo.

Bước 3: Ngân hàng nhập khẩu nhận đƣợc L/C, xác thực L/C và thông báo L/C cho ngƣời xuất khẩu.

Bước 4: Ngƣời xuất khẩu chấp nhận L/C và giao hàng cho ngƣời nhập khẩu.

Bước 5: Ngƣời nhập khẩu lập bộ chứng từ yêu cầu ngân hàng thông báo trả tiền cho ngƣời xuất khẩu

Bước 6: Ngân hàng thông báo nhận bộ chứng từ, kiểm tra, nếu phù hợp thì thanh toán cho ngƣời xuất khẩu

Bước 7: Ngƣời nhập khẩu nhận bộ chứng từ, kiểm tra chứng từ

Bước 8: Ngân hàng mở L/C thông báo cho ngƣời nhập khẩu đã thanh toán cho ngƣời xuất khẩu, đồng thời yêu cầu ngƣời nhập khẩu hoàn lại số tiền đã thanh toán.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)