Phân tích thực trạng thanh toán quốc tế theo hoạt động xuất nhập

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 62 - 79)

nhập khẩu

Hoạt động xuất nhập khẩu là yếu tố quyết định trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng nói chung và của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Cần Thơ nói riêng.

Thanh toán xuất khẩu và thanh toán nhập khẩu tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ luôn biến động tăng giảm qua các năm tùy vào sự ảnh hƣởng của kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn TP. Cần Thơ.

Để phân tích thực trạng thanh toán quốc tế theo hoạt động xuất nhập khẩu của Ngân hàng chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bảng doanh số và số món của hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.

Bảng 4.4 DOANH SỐ VÀ SỐ MÓN CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011- 6T 2014 Đơn vị tính: Nghìn USD, % Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013 Giá trị Số món Giá trị Số món Giá trị Số món Giá trị Số món Giá trị Số món

Số món Giá trị Số món Giá trị Số món Giá trị

+/- % +/- % +/- % +/- % +/- % +/- % Thanh toán XK 52.846 372 31.059 283 46.271 351 28.791 186 15.091 170 (89) (23,92) (21.787) (41,23) 68 24,028 15.212 48,98 (16) (8,6) (13.700) (47,58) Thanh toán NK 10.810 97 5.590 76 10.213 116 5.133 67 1.102 43 (21) (21,65) (5.220) (48,29) 40 52,632 4.623 82,7 (24) (35,8) (4.031) (78,53) Tổng 63.656 469 36.649 359 56.484 467 33.924 253 16.194 213 (110) (23,45) (27.007) (42,43) 108 30,084 19.835 54,12 (40) (15,8) (17.730) (52,26)

* Về tình hình thanh toán xuất khẩu tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011-2013

Hoạt động thanh toán xuất khẩu của Ngân hàng chịu sự tác động của những biến đổi thị trƣờng quốc tế. Trị giá TTQT của Ngân hàng giảm trong giai đoạn 2011-2012 và tăng trong giai đoan 2012-2013 với tỷ lệ thay đổi khác nhau qua các năm. Nhìn vào cơ cấu thanh toán XNK của Ngân hàng ta thấy đƣợc rằng thanh toán XK luôn chiếm tỷ trọng cao hơn thanh toán NK và có sự biến động qua từng thời kỳ. Tỷ trọng XK luôn cao hơn NK cho thấy Ngân hàng thiên về thanh toán XK nhiều hơn. Thêm vào đó sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, các doanh nghiệp tăng cƣờng khai thác các nguồn nguyên liệu, sản phẩm tại địa phƣơng để tăng cƣờng XK đây cũng là yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt đông TTQT của Ngân hàng luôn có tỷ trọng cao hơn NK.

Năm 2011: Thanh toán XK của đạt 52.846 nghìn USD chiếm tỷ lệ

83,02% trong tổng thanh toán XNK của Ngân hàng và số món thanh toán là 372 món. Tuy năm 2011 hoạt động TTQT vẫn đƣơng đầu với những tác động từ nền kinh tế nhƣng thanh toán XK vẫn đạt đƣợc giá trị đáng kể. Nguyên nhân là do doanh nghiệp XK thủy sản, gạo có mối quan hệ với Ngân hàng hoạt động thuận lợi, kim ngạch XNK của địa bàn khá cao cùng với sự hỗ trợ của chính quyền thành phố các DN tăng cƣờng hoạt động XK các mặt hàng, đặc biệt là hai mặt hàng chủ lực thủy sản, gạo… cộng với mở rộng giao thƣơng với nƣớc ngoài, làm cho các hợp đồng ký kết trong năm tăng. Chính sách khuyến khích hỗ trợ hàng XK và NK đã tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp tăng số lƣợng XK của mình điều này làm cho số món và số giao dịch đạt mức cao.

Bên cạnh đó, Sacombank chi nhánh Cần Thơ luôn khẳng định vị thế của mình trên thƣơng trƣờng, cũng cố hoạt động TTQT thông qua các chƣơng trình hỗ trợ doanh nghiệp XNK. Ngân hàng luôn tạo lòng tin cho khách hàng thân thuộc cũng nhƣ từ đó mở rộng thêm quy mô hoạt động.

Năm 2012: Giá trị thanh toán XK của Sacombank chi nhánh Cần Thơ

giảm xuống ở mức 31.059 nghìn USD giảm 21.787 USD tƣơng đƣơng giảm 41,23%, số món thanh toán cũng giảm xuống còn 283 món. Giá trị thanh toán giảm là tình hình kinh tế khó khăn ở thị trƣờng châu Âu và lan rộng ra các quốc gia trên thế giới trong đó có các nƣớc là thị trƣờng đối tác của các doanh nghiệp nƣớc ta. Hơn nữa, trong thời gian này, giá cả các yếu tố đầu vào tăng nhƣ: Giá thuốc, thức ăn, nhiên liệu, v.v gây tâm lý e ngại và chƣa khuyến khích các hộ mạnh dạn đầu tƣ mở rộng diện tích thả nuôi. Mặc dù Chính phủ có những chính sách hỗ trợ nhƣng đến nay ngƣời dân chƣa mạnh

dạn đầu tƣ nuôi lại vì thị trƣờng tiêu thụ không ổn định, trong khi đó các nhà máy luôn trong tình trạng thiếu nguyên liệu.

Tình hình các hợp đồng XK giảm, thiếu vốn kinh doanh, bị áp thuế chống bán phá giá...Mặc dù Sacombank đã thực hiện các chính sách tăng hạn mức tín dụng cho vay, ƣu đãi lãi suất cho vay, giảm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu cũng có tần suất điều chỉnh tƣơng ứng, và tƣ vấn các phƣơng thức thanh toán. Nhƣng bản thân nhà nhập khẩu lại co hẹp, khó khăn về vốn nên chọn hình thức thanh toán chậm kéo theo việc đình trệ tiền về phục vụ cho các doanh nghiệp XNK. Bên cạnh đó, các Ngân hàng cạnh tranh trực tiếp với chi nhánh Vietcombank, Lien Vietbank,.. đã đáp ứng tốt nhu cầu của các DN trên địa bàn khu vực. Hơn nữa, tình hình chung của các doanh nghiệp XK trên địa bàn Tp.Cần Thơ khá khó khăn. Năm 2012 kim ngạch XK giảm 19,30 triệu USD so với năm 2011 đều này cũng kéo theo việc thanh toán XK của Ngân hàng cũng giảm theo.(vietnamplus.vn, 2012)

Năm 2013: Tình hình XK trên địa bàn thành phố Cần Thơ vẫn tiếp tục

chịu sự ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Tuy nhiên tình hình thanh toán XK của Sacombank chi nhánh Cần Thơ vẫn tăng lên đạt mức 46.271 nghìn USD tăng 15.212 nghìn USD tƣơng đƣơng tăng 48,98%, số món cũng tăng lên ở mức 351 món. Đạt đƣợc mức trên thật không uổng phí những chƣơng trình hỗ trợ của Ngân hàng cho các DN. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng tính dần khẳng định vị thế của mình hơn trên thƣơng trƣờng, đồng nghĩa với việc tìm đƣợc nhiều đối tác hơn trong hoạt động TTQT.Các đối tác DN xuất khẩu của Sacombank chi nhánh Cần Thơ có kinh nghiệm nhiều hơn trong lĩnh vực XK và hoạt động thuận lợi hơn cũng góp phần vào sự tăng lên về thanh toán XK của Ngân hàng.

Theo Trung tâm Xúc tiến Đầu tƣ Thƣơng mại Du lịch thành phố Cần Thơ, hiện Cần Thơ xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu là các mặt hàng nhƣ gạo, thủy hải sản, bên cạnh đó cũng có xuất khẩu các mặt hàng về may mặc, da thuộc, thủ công mỹ nghệ, nhập khẩu hóa chất, nguyên liệu, vật tƣ nguyên liệu khác. Trong năm nay Cần Thơ xuất khẩu sang Nhật đạt hơn 155 triệu USD. Thị trƣờng XK ở Nhật Bản khả thi có lợi cho các DN Cần Thơ và cả Ngân hàng.

* Tình hình về thanh toán nhập khẩu của Sacombank chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011- 2013

Nhìn chung kim ngạch nhập khẩu của thành phố luôn thấp hơn kim ngạch xuất khẩu từ đó hoạt động thanh toán hàng NK của Ngân hàng cũng thấp hơn hoạt động thanh toán hàng XK. Thanh toán NK của Sacombank chi

nhánh Cần Thơ cũng có sự thay đổi khác nhau, giảm vào năm 2012 và tăng vào năm 2013.

Năm 2011: Tổng kim ngạch nhập khẩu cả nƣớc đạt 106,75 tỷ USD,

tƣơng ứng tăng 25,8% và vƣợt kế hoạch 14,2%. Từ khi gia nhập tổ chức WTO thì nhu cầu NK cũng tăng đáng kể để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc.

Tình hình thanh toán NK đạt 10.801 nghìn USD các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là phân bón, nông dƣợc và xăng dầu. Trong năm 2011 này nhu cầu về xăng dầu cao để đáp ứng lƣợng phƣơng tiện đi lại vô cùng lớn của địa bàn Tp.Cần Thơ. Bên cạnh đó khu vực này chủ lực XK gạo, thủy sản nên NK phân bón và nông dƣợc để đáp ứng nhu cầu canh tác, góp phần đạt kế hoạch đặt ra trong thời gian tới.

Năm 2012: Giá trị thanh toán NK giảm so với năm 2011, giá trị thanh toán NK giảm xuống ở mức 5.590 nghìn USD, giảm 48,29% so với năm 2011. Việc tăng giảm đột biến này phụ rất nhiều vào giá trị của lô hàng nhập vào, lên sự thay đổi đó là có khả năng xảy ra. Nguyên nhân tác động đến sự giảm sút trên là do chính sách ngoại thƣơng của chính phủ khi những năm gần đây nhập siêu của nƣớc ta liên tục giảm, cụ thể trong năm 2012 Việt Nam đã lần đầu tiên xuất siêu 284 triệu USD sau 20 năm, đẩy mạnh hoạt động XK nhiều hơn là NK. Các chƣơng trình tài trợ NK đều bị thắt chặt, phía ngân hàng chƣa dàn xếp đƣợc ngoại tệ cho doanh nghiệp khi họ mở L/C nhập khẩu, dịch vụ này đang bị các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn cạnh tranh trực tiếp, đặc biệt là ngân hàng Vietcombank, đây là ngân hàng chuyên về hoạt động ngoại thƣơng nên luôn có lƣợng USD tích trữ cao thêm vào đó kinh nghiệm và thƣơng hiệu lâu năm về TTQT nên thu hút đƣợc nhiều DN hơn. Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân từ sự tác động của nền kinh tế khó khăn làm cho các doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài bị ảnh hƣởng. Doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất giảm nhập mua hàng hóa, máy móc nguyên vật liệu sản xuất cũng là lý do của tỷ trọng thanh toán NK ngày càng giảm đi. Ảnh hƣởng của chính sách hạn chế nhập khẩu của chính phủ cũng nhƣ thiếu nguồn ngoại tệ để thanh toán làm cho hoạt động thanh toán NK giảm sút.

Năm 2013: Tình hình thanh toán NK của Ngân hàng năm 2013 đạt 10.213 nghìn USD tăng 4.623 nghìn USD so với năm 2012. Nhập khẩu tăng trở lại vì nhu cầu về sản phẩm đã tăng trở lại trong năm nay, thêm vào đó thu nhập của ngƣời dân trong nƣớc ngày càng đƣợc cải thiện hơn, nhu cầu về phƣơng tiện đi lại nhƣ xe máy xu hƣớng tăng lên, cùng với đó nhiên liệu xăng

dầu cũng có nhu cầu tăng cao. Tận dụng nhu cầu đó các doanh nghiệp đã tăng cƣờng hoạt động nhập khẩu những mặt hàng có nhu cầu để đáp ứng kịp thời. Tình hình kinh doanh của DN khởi sắc thì sẽ ảnh hƣởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng hơn.

Và trong giai đoạn này kim ngạch NK của Cần Thơ cũng tăng 106,20 triệu USD tƣơng đƣơng tăng 37,26% điều này góp phần thuận lợi cho việc tăng lên của thanh toán NK tại Ngân hàng. Nhƣng nhìn chung NK tăng lại là mối lo ngại cho các doanh nghiệp sản xuất trong nƣớc bởi vì hàng hóa sẽ bị cạnh tranh khó tiêu thụ dẫn đến kinh doanh không hiệu quả và tác động đến nền kinh tế chung. Vì thế các doanh nghiệp sản xuất trong nƣớc luôn muốn tăng thuế NK, điển hình là về mặt hàng phân bón. Chính vì lý do đó chính phủ sẽ có những biện pháp hạn chế hàng NK để ngƣời dân và DN sản xuất trong nƣớc bớt áp lực. Bên cạnh đó thiếu nguồn ngoại tệ để thanh toán, chi nhánh chỉ phát hành L/C nhập khẩu phụ tùng thay thế, nguyên liệu sản xuất mà trong nƣớc không sản xuất đƣợc nhằm giảm bớt chi phí. Vì thế trong giai đoạn tiếp theo 6 tháng đầu năm 2014 tình hình NK trên địa bàn Cần Thơ đã có xu hƣớng giảm xuống so với cùng kỳ năm 2013.

* Tình hình thanh toán xuất nhập khẩu của Sacombank chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013-6 tháng đầu năm 2014

Xét đến giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014, hoạt động thanh toán XNK của Ngân hàng đạt 16.194 nghìn USD nhƣng so với cùng kỳ năm 2013 lại giảm sút 17.730 nghìn USD. Sự biến động này chịu sự tác động trực tiếp của kim ngạch XNK của địa bàn hoạt động cụ thể là Tp.Cần Thơ.

Nguyên nhân chủ yếu chi phối hoạt động thanh toán quốc tế là yếu tố xuất khẩu của các doanh nghiệp, tuy có nhiều cố gắng và sự hỗ trợ, nhƣng sự cạnh của các doanh nghiệp trên thị trƣờng quốc tế vẫn còn yếu kém. Bởi vì các doanh nghiệp trên thị trƣờng quốc tế đa phần là những doanh nghiệp, những công ty lớn có tiềm lực vốn vững mạnh và có kinh nghiệm trong việc đầu tƣ và kinh doanh ở nƣớc ngoài cho nên hoạt động thanh toán quốc tế đối với họ là một công việc thực hiện thƣờng xuyên. Cùng với sự cạnh tranh vô cùng gây gắt trên các doanh nghiệp nƣớc ta phải đối mặt với những quy định chống bán phá giá ở quốc gia đối tác nhƣ Mỹ đã ảnh hƣởng rất nhiều đến tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp ta. Để hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ ngày càng có những bƣớc chuyển tốt hơn thì các doanh nghiệp trên cùng địa bàn kinh doanh phải hoạt động tốt và ngày càng cải thiện về chất lƣợng sản phẩm để có uy tín trên thƣơng trƣờng quốc tế. Nhận thức đƣợc đều đó thì Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Cần

Thơ luôn có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để doanh nghiệp có những bƣớc phát triển trong tƣơng lai đồng thời việc đó cũng giúp Sacombank chi nhánh Cần Thơ cải thiện và phát huy đƣợc hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng.

4.1.2.3 Phân tích thực trạng thanh toán quốc tế theo từng phương thức thanh toán

Hoạt động thanh toán quốc tế là tổng hợp hoạt động của từng phƣơng thức thanh toán bao gồm: phƣơng thức chuyển tiền, nhờ thu và L/C.

Ở mỗi phƣơng thức thanh toán sẽ có ƣu điểm, nhƣợc điểm riêng. Cho nên tùy doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nào, mức độ an toàn yêu cầu cao hay vừa phải sẽ đƣa ra những phƣơng án lựa chọn phƣơng thức thanh toán khác nhau.

Ngoài ra cũng tùy vào chính sách tiết kiệm chi phí của từng doanh nghiệp mà lựa chọn thanh toán theo phƣơng thức nào. Phƣơng thức chuyển tiền sẽ giảm chi phí nhiều nhất trong quá trình thanh toán bởi vì thủ tục thanh toán đơn giản nhất, kế đến là nhờ thu và cuối cùng là L/C. Phƣơng thức L/C tuy chi phí cao nhƣng mức độ an toàn của phƣơng thức này là cao nhất do thủ tục thanh toán theo phƣơng thức này phức tạp và tốn nhiều thời gian.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ba phƣơng thức thanh toán để phân tích thực trạng thanh toán quốc tế tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ qua bảng doanh số và số món theo từng phƣơng thức tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.

Bảng 4.5 DOANH SỐ VÀ SỐ MÓN THEO TỪNG PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011 – 6/2014

Đơn vị tính: Nghìn USD, % Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013 Số món Giá trị Số món Giá trị Số món Giá trị Số món Giá trị Số món Giá trị

Số món Giá trị Số món Giá trị Số món Giá trị

+/- % +/- % +/- % +/- % +/- % +/- %

Chuyển tiền 260 35.479 200 20.610 257 32.089 137 18.819 116 9.148 (60) (23,08) (14.869) (41,91) 57 28,50 11.478 55,69 (21) (15,33) (9.671) (51,39) Nhờ thu 38 5.313 30 3.031 39 4.623 21 2.908 16 1.309 (8) (21,05) (2.282) (42,95) 9 30,00 1.592 52,54 (5) (23,81) (1.599) (54,98) L/C 171 22.864 129 13.008 171 19.772 95 12.197 81 5.736 (42) (24,56) (9.856) (43,11) 42 32,56 6.764 52,00 (14) (14,74) (6.461) (52,97)

Tổng 469 63.656 359 36.649 467 56.484 253 33.924 213 16.194 (110) (23,45) (27.007) (42,43) 108 30,08 19.835 54,12 (40) (15,81) (17.731) (52,27)

Hình 4.1 CƠ CẤU GIÁ TRỊ CÁC PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ TỪ 2011-

6/2014 Đơn vị tính: % 0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2011 2.012 2013 6T2013 6T2014 Chuyển tiền Nhờ thu L/C

(Nguồn: Phòng kế toán và ngân quỹ của Sacombank chi nhánh Cần Thơ)

Các phƣơng thức thanh toán quốc tế thay đổi không lớn trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Cả ba phƣơng thức đều giảm trong năm 2012 và tăng trở lại trong năm 3013. Trong đó phƣơng thức chuyển tiền luôn đạt giá trị cao nhất trong cả ba phƣơng thức bởi vì các nhà doanh nghiệp XNK muốn tiết kiệm chi phí khi tình hình kinh tế khó khăn. Vì phƣơng thức chuyển tiền cũng là phƣơng thức tiết kiệm chi phí nhất, thủ tục đơn giản đối với những đối

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 62 - 79)