Tài trợ xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 90)

Tài trợ XNK là hoạt động cần thiết trong hoạt động TTQT bởi vì hoạt động này sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp XNK rất nhiều. Doanh nghiệp có đƣợc nguồn vốn để kinh để giải quyết những khó khăn góp phần cải thiện và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp XNK kinh doanh thuận lợi thì hoạt động TTQT của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Cần Thơ cũng thuận lợi hơn.

Đƣợc sự chỉ đạo từ Ngân hàng hội sở chính cũng nhƣ căn cứ vào tình hình thực tiễn tại địa bàn Cần Thơ, Sacombank chi nhánh Cần Thơ đã và đang thực hiện các gói tài trợ XNK cho các doanh nghiệp mà đặc biệt là tài trợ xuất khẩu. Với thế mạnh của TP.Cần Thơ – thủy sản, gạo là những mặt hàng đƣợc Sacombank tài trợ với thời gian cho vay phù hợp, chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc thời thời hạn thanh toán của các hợp đồng/đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp. Với lãi suất cho vay và lãi suất chiết khấu linh hoạt, đối tƣợng cho vay cũng đa dạng. Trên cơ sở cung cấp cho khách hàng lãi suất cạnh tranh, và tính kịp thời thì các doanh nghiệp sẽ phải giao dịch thông qua ngân hàng. Trên cơ sở đó hoạt động TTQT ngày càng phát triển hơn.

4.3.6 Nguồn nhân lực

Để nghiệp vụ thanh toán XNK tại Ngân hàng ngày càng đƣợc đẩy mạnh thì đòi hỏi sự nổ lực của các nhân viên TTQT và sự phối hợp với và quan tâm của toàn thể nhân viên của Ngân hàng.

Đội ngũ nhân viên làm công tác TTQT ở tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ nhiệt tình, tính chuyên nghiệp trong thực hiện giao dịch cũng nhƣ sự hiểu biết về lĩnh vực XNK của phòng vững vàng. Tuy nhiên, nhân lực của Sacombank chi nhánh Cần Thơ vẫn còn quá ít chỉ có 2 cán bộ thực hiện. Điều này sẽ ảnh hƣởng đến thời gian thực hiện nghiệp vụ thanh toán chƣa cao. Cho nên NH cần đầu tƣ bổ sung nguồn nhân lực bên mảng TTQT nhằm cải thiện thời gian hoàn thành giao dịch giúp khách hàng thuận lợi hơn khi thanh toán.

4.4 PHÂN TÍCH THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA SACOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.4.1 Thuận lợi

Trong những năm gần đây, chính sách của Nhà nƣớc về hoạt động của Ngân hàng ngày càng hoàn thiện và tạo điều kiện tự chủ hơn cho các tổ chức tín dụng. Đặc biệt, NHNN có những quyết định cụ thể, hƣớng dẫn thực hiện một cách triệt để giúp các Ngân hàng và các TCTD hoạt động có hiệu quả hơn, hạn chế đƣợc rủi ro. Sacombank Chi nhánh Cần Thơ luôn đƣợc quan tâm và giúp đỡ về nhiều mặt của Ngân hàng cấp trên, đặc biệt là vốn điều chuyển giúp Chi nhánh đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của khách hàng kịp thời. Mặc khác, Sacombank có lƣợng vốn dồi dào, là một trong các Ngân hàng TMCP có vốn điều lệ cao với 12.425 tỷ đồng tại Việt Nam. Sacombank Cần Thơ có trụ sở khang trang, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị hiện đại, mạng lƣới hoạt động bố trí điều trong thành phố hợp lý. Đồng thời Chi nhánh đƣợc đặt ngay Tp.Cần Thơ, là khu vực trung tâm của miền Tây Nam Bộ.

Thêm vào đó, đội ngũ nhân viên đƣợc đào tạo chuyên nghiệp, thành thạo chuyên môn. Và qua quá trình công tác, làm việc cùng nhau đã tạo đƣợc sự liên kết cao, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác nghiệp vụ. Hơn nữa, Ngân hàng thƣờng xuyên tổ chức các khóa tự đào tạo, đào tạo tại chỗ, đào tạo xa,...nhờ đó chất lƣợng nhân sự ngày một nâng cao, đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển chung.

Bên cạnh đó, cán bộ lãnh đạo đƣợc tuyển chọn, đào tạo kỹ lƣỡng, quản lý chặt chẽ hoạt động gữa các phòng ban. Đồng thời luôn quan tâm khích lệ động viên nhân viên khi cần thiết. Ngân hàng có nhiều chế độ đãi ngộ nhân viên, từ đó góp phần tạo sự gắn kết giữa nhân viên với Ngân hàng trong thời gian dài.

Hoạt động của Sacombank đƣợc chuẩn hóa bằng các quy định, quy chế hiện hành nhƣ bộ tiêu chuẩn chất lƣợng của Sacombank, chƣơng trình năng suất chất lƣợng (5S), khách hàng bí mật (MS),... Chủ trƣơng của Ngan hàng tạo điều kiện cho việc chuyên nghiệp hóa chuyên môn của cán bộ nhân viên.

Ngân hàng có hệ thống công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đặc biệt là sử dụng phần mềm Corebanking - T24 trị giá 4 triệu USD do công ty Temenos của Thụy Sỹ thực hiện. Hiện tại Ngân hàng đang tiến hành kiểm tra nâng cấp hệ thống này theo phiên bản R11, phần mềm này sẽ tạo điều kiện để triển khai nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng tín dụng của ngân hàng, tạo tiền đề phát triển trong những năm sắp tới.

4.4.2 Khó khăn

Mặc dù Sacombank Chi nhánh Cần Thơ có nhiều thuận lợi cho việc phát triển hoạt động nhƣng cũng tồn tại những hạn chế gây ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Sacombank Chi nhánh Cần Thơ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gây gắt của các Ngân hàng trên cùng địa bàn hoạt động. Cùng với quá trình mở cửa hội nhập, các Ngân hàng nƣớc ngoài chính là đối thủ cạnh tranh không cân sức về cả nhân lực, tài lực lẫn kinh nghiệm. Đây chính là khó khăn, thách thức lớn cho các NHTM Việt Nam nói chung và Sacombank nói riêng. Mặc khác, thu nhập của ngƣời dân Tp. Cần Thơ thực sự chƣa cao, việc giao dịch với Ngân hàng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức đặt biệt ở các quận huyện xa thành phố.

Trong những năm gần đây, hoạt động kinh tế ở Tp. Cần Thơ gặp không ít khó khăn do biến động của thị trƣờng nông sản, nguyên vật liệu, bất động sản bị đóng băng do chính sách Nhà nƣớc thay đổi, tỷ lệ lạm phát cao,... Đã tác động rất lớn đến công tác cho vay và cả nghiệp vụ TTQT của Ngân hàng.

Mặc khác do địa bàn đảm nhiệm tƣơng đối rộng, điều kiện giao thông còn gặp khó khăn. Do đó, chi phí việc điều phối hoạt động của Sacombank Cần thơ còn khá lớn, điều này ảnh hƣởng một phần lợi nhuận của ngân hàng.

Cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin chƣa đáp ứng đƣợc hết những đòi hỏi của nhân sự trong thời gian qua. Việc triển khai các chƣơng trình dịch vụ mới còn tốn nhiều thời gian, nhân sự, tài chính,... Để mức lãi suất cạnh tranh tƣơng đối cao buộc phải áp mức trần lãi suất ra cao. Việc này phần nào ảnh hƣởng đến kết quả hoạt đông kinh doanh của Chi nhánh.

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TOÁN TẠI NGÂN THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƢƠNG TÍN

CHI NHÁNH CẦN THƠ

5.1 NHỮNG HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

Mặc dù, Sacombank Cần Thơ luôn cố gắng hoàn thành tốt hoạt động TTQT nhƣng vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Sự thật là hiệu quả hoạt động bên mảng TTQT vẫn chƣa mấy khả thi. Doanh thu từ hoạt động TTQT của Ngân hàng có xu hƣớng giảm từ năm 2011 đến năm 2012 sang năm 2013 có sự tăng nhẹ trở lại. Năm 2012 doanh thu đạt 60,91 triệu đồng giảm 18,21 triệu đồng so với năm 2011; Năm 2013 đạt 62,6 triệu đồng tăng 1,69 triệu đồng so với năm 2012. Nếu so sánh 6 tháng đầu năm 2013 với cùng kỳ năm 2014 thì doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế của Sacombank chi nhánh Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2014 giảm sút đi 7,76 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013. Mặc dù kinh doanh bên mảng thanh toán quốc tế vẫn có đóng góp vào thu nhập chung của toàn chi nhánh nhƣng vẫn còn những hạn chế chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của Ngân hàng. Tỷ trọng của thu nhập từ hoạt động thanh toán quốc tế chiếm tỷ trọng thấp chỉ khoảng từ 0,03 – 0,05% trong tổng thu nhập của Ngân hàng mặc dù đây là hoạt động có vai trò quan trọng của ngân hàng. Thứ hai, mặc dù tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Cần Thơ luôn ở mức cao qua các năm nhƣng thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của Sacombank chi nhánh Cần Thơ lại chiếm tỷ trọng không cao chỉ khoảng 2 – 4% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Cần Thơ qua các năm. Hiện nay chính sách xúc tiến thƣơng mại của thành phố Cần Thơ đang diễn ra mạnh mẽ, ngày càng có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào Cần Thơ, thị trƣờng xuất nhập khẩu ngày càng mở rộng nhƣng khách hàng của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Cần Thơ chỉ gói gọn vào những khách hàng truyền thống và những quốc gia thanh toán tại Sacombank chi nhánh cần Thơ vẫn là những nƣớc quen thuộc.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:

Do nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng trong giai đoạn đầy những khó khăn, bị ảnh hƣởng bởi cuộc suy thoái toàn cầu, do đó, tình hình xuất nhập khẩu của nƣớc ta cũng gặp không ít khó khăn nên hoạt động TTQT của Sacombak chi nhánh Cần Thơ cũng biến động theo.

Sacombank chi nhánh Cần Thơ chỉ giao dịch với đa số các doanh nghiệp cũ và lâu đời, còn khách hàng mới thì không có nhiều do chiến lƣợc maketing cho hoạt động thanh toán quốc tế chƣa xứng tầm với tốc độ phát triển của hoạt động xúc tiến thƣơng mại.

Do nhu cầu của thị trƣờng và chính sách mở cửa của Nhà nƣớc nên số lƣợng ngân hàng mới ra đời ngày càng nhiều đặc biệt là các Ngân hàng có đầu tƣ nƣớc ngoài với bề dày kinh nghiệm và nguồn vốn vững chắc là sự cạnh tranh gây gắt vô cùng đối với Sacombank chi nhánh Cần Thơ. Vì thế thị phần sẽ bị chia sẽ, khách hàng sẽ có nhiều chọn lựa và so sánh để đƣa ra quyết định của mình. Đây là một yếu tố đòi hỏi Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Cần Thơ phải đầu tƣ nhiều hơn có nhiều chính sách hơn cho dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng ngày càng có sức cạnh tranh, và thu hút đƣợc nhiều khách hàng hàng mới hơn.

Ngoài ra còn một số yếu tố khác làm ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ là: chƣa đa dạng các sản phẩm dịch vụ, mức ký quỹ chƣa hợp lý, chƣa mở rộng hình thức tài trợ xuất nhập khẩu,…

Với những nguyên nhân trên Sacombank chi nhánh Cần Thơ cần có những giải pháp cụ thể để ngày càng hoàn thiện hoạt động TTQT của Ngân hàng.

5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TOÁN TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ SACOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ

- Đối cơ cấu các mặt hàng trong thanh toán quốc tế của Ngân hàng chƣa hợp lý, các mặt hàng gạo, thủy sản chiếm tỷ trọng lớn thì Sacombank chi nhánh Cần Thơ nên đa dạng hóa các khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng.

- Nếu tỷ trọng doanh thu từ thanh toán quốc tế có xu hƣớng giảm trong tổng thu nhập của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Cần Thơ thì Ngân hàng nên xây dựng chính sách khách hàng và đẩy mạnh marketing.

- Đối với rủi ro do tỷ giá biến động thì phía Ngân hàng nên dự trữ đủ ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu trong thanh toán quốc tế và duy trì sự cân xứng về trạng thái ngoại hối giữa tài sản có và tài sản nợ.

- Về rủi ro sai sót bộ chứng từ thì giải pháp thiết thực nhất là nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.

5.2.1 Đẩy mạnh tài trợ xuất nhập khẩu

Ngày nay, để các doanh nghiệp thực hiện thành công hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mình thì ngoài yếu tố chất lƣợng hàng hóa, uy tín của doanh nghiệp,… thì vấn đề quan trọng và hàng đầu đối với các DN đó chính là nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh. Nhất là thời kỳ hiện nay hàng loạt DN rơi vào tình trạng phá sản bởi vì không có đủ nguồn vốn xoay chuyển. Việc tạo điều kiện thuận lợi về mặt tài chính cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là một công cụ hữu hiệu giúp cho các doanh nghiệp tăng cƣờng khả năng cạnh tranh. Nếu hoạt động ngoại thƣơng này phát triển thì đây là một giải pháp quan trọng giúp cho ngân hàng có thể phát triển hoạt động thanh toán quốc tế.

Thành phố Cần Thơ, nhƣ đã phân tích những thuận lợi về điều kiện tự nhiên thì hoạt động xuất khẩu của thành phố rất phát triển đối với các mặt hàng gạo, thủy sản,… Sacombank cần tận dụng triển khai các chƣơng trình hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu bằng các hình thức sau:

- Cho vay vốn lƣu động trƣớc khi giao hàng bằng cách tài trợ thu mua hàng, nguyên liệu dự trữ và tài trợ xuất khẩu trƣớc khi giao hàng.

- Chiết khấu hối phiếu đòi nợ kèm theo bộ chứng từ hàng xuất khẩu.

5.2.2 Xây dựng chính sách khách hàng và đầy mạnh hoạt động marketing

Khách hàng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của hoạt động thanh toán quốc tế. Vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu của ngân hàng chính là phải duy trì lƣợng khách hàng truyền thống và tăng cƣờng thu hút khách hàng mới có tiềm năng. Để làm đƣợc điều đó, Sacombank chi nhánh Cần Thơ cần có những chính sách đúng đắn, phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng khác nhau.

- Thu hút khách hàng mới: hiện nay Cần Thơ đang trong giai đoạn phát triển, thời kỳ mở cửa, luôn có chính sách thu hút kêu gọi xúc tiến thƣơng mại các doanh nghiệp nói chung cũng nhƣ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong và ngoài nƣớc nói riêng đến đầu tƣ tại thành phố, đây là một cơ hội lớn cho các ngân hàng trong đó có Sacombank chi nhánh Cần Thơ. Cho nên ngân hàng cần có những liên kết với Sở kế hoạch đầu tƣ, Sở Công thƣơng để tham gia vào hoạt động này, từ đó tạo mối quan hệ với các doanh nghiệp, thực hiện các nghiệp vụ trọn gói đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đây là tiền đề để nâng cao hoạt động thanh toán quốc tế.

- Phân loại, xếp loại khách hàng: Đây là công việc thƣờng xuyên và bắt buộc đối với ngân hàng để có những chính sách phù hợp khuyến khích ƣu đãi khách hàng về lãi suất, thủ tục, mức phí.

+ Đối với những khách hàng truyền thống: Khách hàng quan hệ thƣờng xuyên với NH thì áp dụng nhiều ƣu đãi nhƣ: ƣu đãi về vốn, lãi suất khi vay xuất nhập khẩu, về thế chấp tài sản khi vay vốn, ƣu đãi về tỷ lệ ký quỹ khi mở L/C,…

+ Đối với khách hàng mới: Ngân hàng có thể cân nhắc giảm phí thanh toán để tạo mối quan hệ ban đầu – gây ấn tƣợng tốt đối với khách hàng.

- Nâng cao nghiệp vụ khách hàng: cung cấp các thông tin miễn phí trên các kênh thông tin về những đặc điểm trong luật lệ ngoại thƣơng, thanh toán qua Ngân hàng, về những đối tác có tiềm năng, những quy định, thủ tục, luật lệ về một số nƣớc đối tác khó tín nhƣ về chuẩn mực sản phẩm, phong tục tập quán làm ăn,… Ngoài ra, phối hợp hoặc dẫn đƣờng liên kết với các tổ chức có uy tín để cung cấp thông tin XNK và đánh giá mức an toàn của từng thị trƣờng, khu vực quốc tế giúp khách hàng lựa chọn đƣợc những đối tác xứng đáng có sức cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế. Thêm vào đó, ngân hàng nên tổ chức dịch vụ tƣ vấn giải đáp những vƣớng mắc cho khách hàng về những vấn đề liên quan đến thanh toán quốc tế. Bộ phận tƣ vấn sẽ do nhân viên có trình độ chuyên môn cao và phải hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực: luật pháp, môi trƣờng đầu tƣ, ngành nghề kinh doanh,…

- Thƣờng xuyên tổ chức hội nghị khách hàng: đây là hoạt động khá phổ biến hiện nay nó giúp ngân hàng và ngân hàng thu hẹp khoảng cách và gần gủi hơn, từ đó giúp cả hai phía hiểu nhau hơn và có thể nâng cao đƣợc những

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)