Phân tích thực trạng thanh toán quốc tế theo đối tượng giao dịch

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 79 - 84)

dịch

Bảng 4.9 GIÁ TRỊ VÀ SỐ MÓN CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO NGÀNH GIAI ĐOẠN 2011 – 6/2014

Đơn vị tính: số món, nghìn USD

(Nguồn: Phòng kế toán và ngân quỹ của Sacombank chi nhánh Cần Thơ)

Với lợi thế đƣợc thiên nhiên ƣu đãi ĐBSCL là vùng có điều kiện thuận lợi để sản xuất lúa gạo, nuôi trồng thủy sản, hằng năm cung cấp hàng triệu tấn lúa gạo và thủy sản cho thị trƣờng trong nƣớc và thế giới, kim ngạch xuất khẩu gạo và thủy sản luôn đứng đầu cả nƣớc. Trong đó, Tp.Cần Thơ hằng năm cũng đóng góp lƣợng lớn gạo và thủy sản cho kim ngạch XNK cả nƣớc. Nhìn chung, các mặt hàng xuất nhập khẩu trên địa bàn TP.Cần Thơ đều biến chuyển liên tục qua các năm. Trong cơ cấu thanh toán quốc tế tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ thì cả hai mặt hàng đều giữ vị trí cao nhất, và điều gì sẽ xảy ra nếu có sự biến động trong ngành hàng này? Cho nên cần phân tán sự đầu tƣ

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014 Số món Giá trị Số món Giá trị Số món Giá trị Số món Giá trị Số món Giá trị Thủy sản 162 25.012 130 9.267 146 17.928 98 8169 95 7345 Gạo 158 24.089 123 13.499 163 20.533 76 17990 59 7004 Xăng dầu 50 3.780 40 3.942 30 2.078 30 2681 22 1014 Phân bón 19 2.619 11 3.809 20 5.821 9 689 7 104 Xe máy 16 2.272 15 2.588 29 4.377 7 536 6 128 Khác 64 5.885 40 3.543 74 5.747 33 3857 29 599 TỔNG 469 63.656 359 36.649 467 56.484 253 33924 213 16194

vào đa dạng các loại ngành hàng để có sự hỗ trợ lẫn nhau khi nền kinh tế biến động. Bên cạnh đó, vẫn khai thác những thế mạnh sẵn có từ các ngành hàng một cách triệt để vì ngành hàng này đã đóng góp rất nhiều vào hoạt động TTQT tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ.

Thủy sản: chiếm khoảng 25- 40%, đây là một tỷ lệ khá cao, năm 2012

đạt giá trị là 9.267 nghìn USD và số món là 130 món so với năm 2011 ta thấy giảm về giá trị lẫn số món. Theo các hộ nuôi cá tra thƣơng phẩm và DN chế biến thủy sản trên địa bàn TP Cần Thơ, vấn đề vốn vẫn là gánh nặng ảnh hƣởng đến ngành hàng xuất khẩu chủ lực của thành phố. Theo ông Ngô Quang Trƣờng, Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Biển Đông, đối tác của Sacombank chi nhánh Cần Thơ cho biết: “Do khủng hoảng nợ công ở châu Âu, đồng euro sụt giảm so với USD nên tình hình xuất khẩu của các DN thủy sản cũng ảnh hƣởng không nhỏ. Các đối tác giảm lƣợng đặt hàng, các hợp đồng cung ứng sản phẩm bị phân tán nhỏ lẻ”. ( TVSI, 2012). Song song với khó khăn ở đầu ra thì tình hình cung ứng nguyên liệu cá tra cho chế biến liên tục biến động. Vì tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đối tác gặp vấn đề khó khăn nên hoạt động TTQT tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ cũng giảm sút.

Năm 2013 đạt giá trị 17.928 nghìn USD và 146 món, tình hình kinh tế trong năm có bƣớc tiến triển cải thiện hơn so với năm 2012, nhƣng vẫn khó khăn vì những quy định chống bán phá giá ở Mỹ và hàng rào kỹ thuật ở Nhật Bản. Đây là những yếu tố ảnh hƣởng xuyên suốt trong quá trình kinh doanh thủy sản cũng nhƣ các loại nông phẩm.

Về đầu năm 2014 chủ yếu là do các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Thành phố Cần Thơ đều giảm về số lƣợng và giá trị, trong đó mặt hàng có số lƣợng giảm nhiều nhất là thủy sản giảm 27%, gạo giảm 22% và hàng thủ công mỹ nghệ giảm 7%. Đến nay, diện tích thả nuôi thủy sản trên địa bàn đạt 2.238 ha, trong đó diện tích thả nuôi cá tra chỉ đạt 602 ha, đạt 70,8% so với kế hoạch và giảm 16,4% so với cùng kỳ, sản lƣợng thu hoạch đạt 23.200 tấn, đạt 15,5% kế hoạch. Do ảnh hƣởng của các rào cản kỹ thuật và thuế chống bán phá giá cộng với sự sụt giảm về sản lƣợng nên kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Thành phố Cần Thơ bị sụt giảm nhiều nhất với tổng sản lƣợng thủy sản tồn kho dạng bán thành phẩm 4.300 tấn.

Do đó các doanh nghiệp cần có những biện pháp tích cực trong việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Bên cạnh đó, việc định giá bán cũng rất quan trọng để doanh nghiệp không vi phạm luật nhƣng vẫn phải đảm bảo lợi nhuận cho mình. Về phía Ngân hàng cần có nhiều chiến lƣợc Maketing để thu hút đối tác,

hơn nữa cần đa dạng hoạt động thanh toán quốc tế với nhiều ngành hàng để phân tán rủi ro trong thời kỳ kinh doanh đầy biến động này. Đồng thời có những chƣơng trình hỗ trợ doanh nghiệp về lãi suất cũng nhƣ thời gian thanh toán các khoản vay, giúp doanh nghiệp có thể thuận lợi kinh doanh cũng nhƣ giúp cho chính Sacombank ngày càng phát triển hơn trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.

Gạo: Là mặt hàng chiếm tỷ lệ khoảng 37% trong cơ cấu các mặt hàng thanh toán quốc tế. Với tỷ lệ tƣơng đƣơng mặt hàng thủy sản và chịu những tác động tƣơng sự nhƣ sản phẩm thủy sản qua các năm. Theo báo cáo xuất khẩu gạo của VFA, năm 2012, xuất khẩu gạo đứng trƣớc nhiều khó khăn, lƣợng hợp đồng gối đầu sang năm mới đạt 850.000 tấn, không thấp hơn so với mọi năm, nhƣng thời gian giao hàng trải dài sang các quý chứ không tập trung vào quý I nhƣ các năm, điều này sẽ khiến nhiều chi phi tăng cao nhƣ chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản, kho,…Trong khi đó, thị trƣờng trọng điểm nhƣ Indonesia, Bangladesh … chƣa ký đƣợc hợp đồng mới. Mặt khác, các doanh nghiệp đối diện với khó khăn từ các nƣớc xuất khẩu gạo phẩm cấp thấp. Thị trƣờng tiêu thụ loại gạo này chủ yếu là châu Á và châu Phi, chiếm tới 90% lƣợng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Với mức giá rẻ từ gạo Ấn Độ và Pakistan hiện nay, gạo Việt Nam có thể mất 20% thị phần tại thị trƣờng châu Phi. Ấn Độ tích cực cạnh tranh bán ra với giá thấp để giải quyết hàng tồn kho lớn với 60 triệu tấn nông sản các loại, trong đó có đến 26,3 triệu tấn gạo và đang xuất gạo chƣa có dấu hiệu dừng lại ở nƣớc này. Myanmar cũng tuyên bố đẩy mạnh xuất khẩu gạo giá thấp trong năm 2012 này. Trong khi đó, gạo Thái Lan xuất khẩu giảm do thiếu cạnh tranh, nên lƣợng gạo tồn kho lớn trong năm qua và năm nay, nƣớc này sẽ phải đẩy hàng tồn ra bán. Do vậy, Việt Nam cũng xuất khẩu chậm, kéo lƣợng hàng tồn kho tăng đáng kể. (vietnamplus, 2012).

Những yếu tố kinh tế khó khăn trong việc xuất khẩu gạo đã ảnh hƣởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp của Tp. Cần Thơ. Trong đó cũng tác động đến các doanh nghiệp nhƣ công ty TNHH Sản Xuất Thƣơng Mại và Dịch Vụ Nguyễn Phan, công ty công ty TNHH Sản Xuất và Thƣơng Mại Tân Á là những đối tác của Sacombank chi nhánh Cần Thơ. Mặt hàng gạo mặt hàng chủ lực và là đối tác lớn của Ngân hàng nên Ngân hàng cũng nên có những chính sách hỗ trợ để duy trì mối quan hệ, nâng cao chất lƣợng phục vụ để các đối tác kinh doanh hài lòng hơn.

Xăng dầu: Nếu các mặt hàng khác trong năm 2012 có sự tác động từ biến động của môi trƣờng kinh tế thì mặt hàng xăng dầu là một sản phẩm ngoại lệ vẫn đạt giá trị tăng so với năm 2011. Và đến năm 2013 lại có sự giảm sút, trƣởng Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tình hình xăng dầu

các loại: Tính đến hết tháng 3/2013, tổng lƣợng xăng dầu nhập khẩu của cả nƣớc là gần 1,7 triệu tấn, giảm 19,4%, trị giá là 1,66 tỷ USD, giảm 22,1% so với quý I/2012. Xăng dầu nhập khẩu vào Việt Nam có xuất sứ từ: Singapore với 464 nghìn tấn, giảm 45,8%, Trung Quốc với 283 nghìn tấn, giảm 2,6%, Đài Loan 263 nghìn tấn, giảm 4,7%, Thái Lan 134 nghìn tấn, giảm 23,4%,… so với quý I/2012. Tình hình kinh doanh xăng dầu cũng biến chuyển liên tục phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng nhiên liệu của ngƣời tiêu dùng. Ngoài ra tác động về giá cũng ảnh hƣởng đến tình hình kinh doanh xăng dầu một cách trực tiếp, theo Sài Gòn News, kể từ ngày 8/5, thuế nhập khẩu xăng sẽ tăng từ 16% lên 19%; thuế nhập khẩu nhiên liệu diesel cho ôtô và nhiên liệu diesel khác thay đổi từ 12% lên 14%; thuế nhập khẩu dầu nhiên liệu từ 14% lên 15%. Những tác động trên đã ảnh hƣởng trực tiếp đến các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên cả nƣớc cũng nhƣ ảnh hƣởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn TP.Cần Thơ.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, giá các mặt hàng nhiên liệu, năng lƣợng tiếp tục đƣợc điều hành theo hƣớng ƣu tiên kiềm chế lạm phát, hạn chế tối đa tác động tới thị trƣờng hàng hóa, đặc biệt trong những giai đoạn có diễn biến phức tạp trên biển Đông. Với sự tác động trên thì tình hình kinh doanh xăng xăng dầu cũng bị tác động đáng kể. Cho nên hoạt động TTQT đối với mặt hàng này so với cùng kỳ năm 2013 thì có sự suy giảm.

Phân bón: Đối với mặt hàng phân bón là mặt hàng nhập khẩu đa số,

mặt dù trong nƣớc các doanh nghiệp vẫn sản xuất kinh doanh nhƣng các loại phân bón nhƣ Urê, DAP thì giá nhập khẩu thƣờng có lợi hơn cho ngƣời tiêu dùng. Năm 2013 là năm thuận lợi về giao dịch TTQT tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ cho mặt hàng phân bón đạt giá trị 5.821 nghìn USD. Do việc kinh doanh của các doanh nghiệp nhập khẩu trong thời gian này thuận lợi về giá. Giá nhiều loại phân bón nhƣ: Urê, DAP, NPK, Kali… giảm thêm ít nhất khoảng 30.000-50.000 đồng/bao (50kg), đƣa giá bán các loại phân bón xuống mức thấp nhất trong khoảng 2 năm qua.

Nhƣ vậy, sau khi liên tục có các đợt điều chỉnh giảm giá từ đầu tháng 7- 2013, hiện giá nhiều loại phân bón đã giảm trên dƣới 100.000 đồng/bao. Trong đó, giảm mạnh nhất là các loại phân Urê và DAP nhập khẩu từ Trung Quốc. Tại nhiều cửa hàng vật tƣ nông nghiệp ở TP Cần Thơ, giá bán lẻ Urê Phú Mỹ ở mức 400.000-410.000 đồng/bao; Đạm Cà Mau (Urê Cà Mau): 390.000-400.000 đồng/bao; nhiều loại Urê Trung Quốc có giá 360.000- 370.000 đồng/bao. Giá DAP Trung Quốc (loại hạt xanh) ở mức: 570.000- 585.000 đồng/bao, còn loại hạt nâu 490.000-500.000 đồng/bao; Trong khi đó,

giá nhiều loại phân NPK 20-20-15 của các nhà máy trong nƣớc sản xuất chỉ còn ở mức 590.000-620.000 đồng/bao…(Agroviet, 21/10/2013).

Chính sự giảm mạnh về giá các loại phân bón nhập khẩu nên tình hình nhập khẩu mặt hàng phân bón trở nên thịnh vƣợng. Nhƣng bên cạnh đó, các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng phân bón trong nƣớc sẽ bị tác động nặng nề do lƣợng tiêu thụ không cao vì giá cạnh tranh vô cùng gây gắt. Trƣớc tình hình trên Phó Thủ tƣớng Chính phủ Hoàng Trung Hải vừa chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì xem xét điều chỉnh thuế nhập khẩu các mặt hàng phân bón trong nƣớc đã sản xuất đủ và cân nhắc điều chỉnh thuế đối với phân bón trong nƣớc đã sản xuất đƣợc nhƣng chƣa đáp ứng đủ nhu cầu để vừa bảo vệ sản xuất trong nƣớc, vừa đảm bảo đủ nhu cầu phân bón với giá cả phù hợp (vtvcantho, 2014).

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã đề nghị Bộ Tài chính tăng thuế nhập khẩu phân urê lên mức 7% và phân DAP lên 8% so với hiện hành. Trên cơ sở này, Bộ Tài chính dự kiến tăng thuế nhập khẩu hai mặt hàng nói trên từ 3% lên 6%. Việc tăng thuế sẽ ảnh hƣởng cho ngƣời tiêu dùng nhƣng nó sẽ bảo hộ đƣợc sản xuất trong nƣớc. Đây cũng là nguyên nhân khiến 6 tháng 2014 tình hình TTQT về mặt hàng phân bón giảm sút.

Xe máy: Xét về mặt hàng xe máy chiếm tỷ lệ nhỏ trong hoạt động

TTQT tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ, chỉ khoảng 3-7% trong tổng giá trị TTQT theo các mặt hàng tại Ngân hàng.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trị giá nhập khẩu các nhóm hàng ô tô nguyên chiếc, xe máy nguyên chiếc, linh kiện, phụ tùng ô tô, linh kiện, phụ tùng xe máy trong năm 2012 giảm đáng kể so với năm 2011. Kim ngạch nhập khẩu xe máy nguyên chiếc giảm mạnh khi phải đối mặt với bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, đồng thời chịu sức ép lớn từ các loại xe sản xuất trong nƣớc. Có tất cả 15 thị trƣờng cung cấp xe máy nguyên chiếc cho Việt Nam trong năm 2012; trong đó số lƣợng thị trƣờng cung cấp trên 100 chiếc là 6 thị trƣờng, cụ thể: lƣợng xe nhập khẩu từ Italia là 19,3 nghìn chiếc, giảm 15%; từ Thái Lan: 11,1 nghìn chiếc, giảm 62%, từ Trung Quốc là 5,5 nghìn chiếc, giảm 56%, từ Ấn Độ: 663 chiếc, giảm 18,1%, từ Nhật Bản: 416 chiếc, tăng mạnh 135%, Indonesia: 111 chiếc, tăng mạnh 85%,...so với năm 2011. Ta thấy tại thị trƣờng Nhật Bản và Inđônêsia tăng lên đáng kể cho thấy nhu cầu xe máy chất lƣợng tăng cao. Các doanh nghiệp kinh doanh trong thị trƣờng xe máy cần nắm bắt thị hiếu tiêu dùng của khách hàng đúng lúc để có những chiến lƣợc kinh doanh hợp lý nhập khẩu những mặt hàng nào để có lợi nhất.

Các mặt hàng khác tham gia TTQT tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ chiếm tỷ lệ không cao và cũng biến chuyển liên tục theo sự tác động của thị trƣờng kinh tế. Năm 2011 giá trị TTQT tại Ngân hàng đạt 5.885 nghìn USD và giảm vào năm 2012 với giá trị 3.543 nghìn USD, năm 2013 đạt 5.747 nghìn USD. Nếu so 6 tháng đầu năm 2014 với cùng kỳ năm 2013 thì giá trị thanh toán lại giảm. Điều này cho thấy các mặt này tăng giảm cùng chiều với kim ngạch XNK của TP.Cần Thơ.

Sự tác động từ yếu tố hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn là những nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự thay đổi trong hoạt động TTQT tại các Ngân hàng trong đó có Sacombank chi nhánh Cần Thơ.

Qua việc phân tích từng loại mặt hàng trong hoạt động TTQT tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Cần Thơ ta tìm ra đƣợc những nguyên nhân tác động tạo ra sự tăng giảm trong hoạt động TTQT tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ với từng mặt hàng khác nhau. Từ đó đƣa ra các giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp vì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp sẽ tác động đễn quá trình hoạt động TTQT của ngân hàng.

Các doanh nghiệp cần nâng cao chất lƣợng sản phẩm của mình vì sản phẩm của doanh nghiệp XNK sẽ phải cạnh tranh với những đối thủ có nhiều kinh nghiệm cũng nhƣ mạnh về tiềm lực kinh tế, tất cả đều phải kỹ càng và thận trọng. Giá cả cạnh tranh nhƣng phải tuân thủ quy định để tránh vi phạm chống bán phá giá khi sang các thị trƣờng nhƣ Mỹ. Và phải thận trọng hàng rào kỹ thuật khi là đối tác của Nhật Bản.

Về phía Ngân hàng tăng cƣờng hoàn thiện hoạt động TTQT rút ngắn thời gian thanh toán có thể để quá trình kinh doanh hiệu quả hơn. Ngoài ra, hỗ trợ XNK là nên có giúp doanh nghiệp là giúp cho chính Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 79 - 84)