Thị trƣờng Mỹ: Kết thúc năm 2013, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trƣờng mà Việt Nam đạt thặng dƣ thƣơng mại lớn nhất với giá trị tuyệt đối gần 18,7 tỷ USD trong đó xuất khẩu đạt tốc độ tăng là 21,4% so với năm 2012 với kim ngạch lên tới 23,9 tỷ USD chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc, nhập khẩu là 5,2 tỷ USD. Xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam sang thị trƣờng này năm 2013 cũng đạt hơn 2,6 tỷ USD. Sự tăng trƣởng khi hoạt động thƣơng mại với thị trƣờng Mỹ phản ứng sự khả quan trong năm 2013. Trong cơ cấu thanh toán quốc tế tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ thì thị trƣờng Mỹ chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Giá trị thanh toán luôn dẫn đầu so với các thị trƣờng giao dịch khác tại Ngân hàng qua các năm.
Bảng 4.10 GIÁ TRỊ VÀ SỐ MÓN CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2011 – 6/2014
Đơn vị tính: nghìn USD
QUỐC GIA
2011 2012 2013 6T 2013 6T 2014
Lƣợt Giá trị Lƣợt Giá trị Lƣợt Giá trị Lƣợt Giá trị Lƣợt Giá trị
Mỹ 124 17.228 142 18.392 157 19.151 64 8.582 63 4.790 Nhật Bản 107 14.866 70 8.167 81 10.007 56 7.509 47 3.573 Đài Loan 72 10.003 47 5.819 65 8.281 40 5.363 37 2.813 Trung Quốc 57 7.919 29 3.981 59 6.346 27 3.620 22 1.673 Thái Lan 41 5.696 25 3.573 36 4.354 24 3.218 20 1.521 Khác 68 9448 46 5717 69 8346 42 5632 24 1824 TỔNG 469 65.160 359 45.649 467 56.484 253 33.924 213 16.194
(Nguồn: Phòng kế toán và ngân quỹ của Sacombank chi nhánh Cần Thơ)
Thị trƣờng Mỹ là thị trƣờng truyền thống của các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có các doanh nghiệp trên địa bàn TP.Cần Thơ là khách hàng của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Cần Thơ. Năm 2012 mặt dù đối mặt với nhiều khó khăn song xuất khẩu các mặt hàng thủy sản qua Mỹ vẫn bình ổn không giảm sút do đây là các đối tác lâu năm. Duy trì hoạt động tăng trƣởng đến năm 2013 đạt 19.151 nghìn USD với 157 lƣợt giao dịch. Riêng đến 6 tháng đầu năm 2014 giá trị và số lƣợt giao dịch đều giảm so với cùng kỳ năm 2013. Ta thấy rằng thị trƣờng Mỹ là một thì trƣờng đầy tiềm năng nhƣng hiện tại có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, các hàng rào phi thuế quan và thuế quan ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng gần nhƣ bảo hòa trên thị trƣờng này cho nên việc kinh doanh càng về sau và điển hình là năm 2014 có sự sụt giảm rõ rệt. Và theo thống kê nhà nƣớc thì Mỹ là quốc gia có lƣợng tiền kiều hối về Việt Nam cao nhất. Chính đều này cũng tác động đến phƣơng thức chuyển tiền tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ có ảnh hƣởng tích cực.
Thị trƣờng Nhật Bản: Thị trƣờng này là thị trƣờng tiêu thụ các mặt hàng chủ yếu là thủy sản đứng thứ hai sau thị trƣờng Mỹ trong cơ cấu TTQT tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Cần thơ. Năm 2011 TTQT đối với thị trƣờng Nhật Bản đạt 17.228 nghìn USD với 107 lƣợt giao dịch. Đến năm 2012 sự tác động của nền kinh tế cộng với hàng rào kỹ thuật từ Nhật Bản quá khắt khe dẫn đến có sự sụt giảm giá trị thanh toán
của các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ. Năm 2013 tình hình kinh tế bình ổn trở lại các doanh nghiệp tăng cƣờng nâng cao chất lƣợng sản phẩm nên giá trị tăng lên ở mức 10.007 nghìn USD và số món tăng lên là 81 lƣợt giao dịch.
Thị trƣờng Nhật Bản là thị trƣờng quan trọng thứ hai sau thị trƣờng Mỹ trong hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng. Nhật Bản rất chú trọng sức khỏe con ngƣời nên hàng rào kỹ thuật ở thị trƣờng này kiểm soát rất kỹ lƣỡng. Các doanh nghiệp thâm nhập đƣợc vào thị trƣờng này phải có sản phẩm chất lƣợng nên các doanh nghiệp trên địa bàn TP.Cần Thơ cần chú ý nhiều hơn về vấn đề này để tránh rủi ro xảy khi giao dịch hàng hóa. Về phía Ngân hàng sẽ chú ý hơn vào thị trƣờng này để ngày càng phát triển hoạt động TTQT hơn. Giữ vững thị trƣờng và ngày càng mở rộng quan hệ đối với các doanh nghiệp tham gia TTQT trên thị trƣờng Nhật Bản là việc cần làm ngay.
Thị trƣờng Đài Loan: Tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ thị trƣờng Đài Loan là thị trƣờng có vị trí tƣơng đối trong hoạt động TTQT. Chủ yếu các doanh nghiệp đối tác của Sacombank chi nhánh Cần Thơ thƣơng mại với thị trƣờng này là sản phẩm dầu mở. Thị trƣờng chịu sự tác động cùng chiều với tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn TP.Cần Thơ nên giá trị tăng giảm bị tác động cùng chiều với kim ngạch XNK của địa bàn này.
Theo cơ cấu TTQT tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ, năm 2012 đạt giá trị là 5.819 nghìn USD và số món là 47 giảm so với năm 2011, mặt dù mặt hàng xăng dầu trong năm 2012 vẫn tăng song với sự cạnh tranh từ các thị trƣờng khác nhƣ Úc và các quốc gia khác làm ảnh hƣởng đến hoạt động TTQT trên thị trƣờng này. Giá trị năm 2013 đạt 8.281 nghìn USD có sự khởi sắc hơn so với năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2014 tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trƣờng này cũng giảm sút rõ rệt, giá trị thanh toán là 2.813 nghìn USD trong khi cùng kỳ năm 2013 là 5.363 nghìn USD.
Thị trƣờng Trung Quốc: Trong những năm vừa qua Trung Quốc luôn
là nƣớc đứng đầu trong kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam. Theo thống kê của tổng cục thống kê, đây là đối tác thƣơng mại lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2013 lên tới 50,2 tỷ USD tăng 22% so với năm 2012. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng này đạt 13,3 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc và tăng 7% so với năm 2012. Nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Trung Quốc là 36,9 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 28,1% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nƣớc và tăng mạnh so với năm 2012 khoảng 28,4%.
Trong cơ cấu thanh toán quốc tế tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ thì Trung Quốc là quốc gia có số lƣợt giao dịch chiếm tỷ trọng tƣơng đối so với các thị trƣờng khác. Năm 2012 đạt 70 lƣợt giao dịch với giá trị là 8.167 nghìn USD. Năm 2013 có sự tăng trở lại đạt 11.007 nghìn USD với 91 lƣợt giao dịch. Gần đây nhất tình hình Biển Đông không ổn định dẫn đến 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ 2013 có sự giảm giá trị lẫn số lƣợt giao dịch. Đều này chứng tỏ các doanh nghiệp khi giao dịch TTQT với Sacombank vẫn cân nhắc khi giao dịch các sản phẩm của Trung Quốc. Mặt dù Trung Quốc sản xuất nhiều sản phẩm với giá rẻ thu hút nhƣng xét chất lƣợng thì nên suy nghĩ lại khi sử dụng. Mặt dù vậy, Trung Quốc cũng là thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của mình nếu không nhập khẩu hàng Trung Quốc thì hoạt động giao thƣơng giữa hai nƣớc sẽ dừng lại. Điều này không đơn giản vì yếu tố chính trị vẫn là điều đáng ngại.
Nói vậy, song về thực tế thị trƣờng Trung Quốc vẫn là thị trƣờng quan trọng của Ngân hàng. Ngoài một số doanh nghiệp nhỏ lẻ nhập hàng hóa nhƣ bánh kẹo, đồ chơi trẻ em,.. qua hình thức thanh toán chuyển tiền, nhờ thu thì nguyên liệu sản xuất phân bón, dƣợc phẩm, hóa chất và hàng điện máy, xe máy, là những mặt hàng chính đƣợc nhập về với số lƣợng lớn trong địa bàn thành phố. Giá trị thanh toán và số lƣợt giao dịch từ thị trƣờng Trung Quốc cho thấy thị trƣờng này chiếm một vị trí tƣơng đối trong hoạt động TTQT của Sacombank chi nhánh Cần Thơ. Chủ yếu các doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng phân bón và xe máy là nhiều nhất mà các doanh nghiệp đối tác của Sacombank chi nhánh Cần Thơ kinh doanh nhập khẩu.
Thị trƣờng Thái Lan: Thị trƣờng Thái Lan là thị trƣờng có giá trị
TTQT tƣơng đối trong hoạt động TTQT tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ. Thái Lan luôn là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu gạo. Xong bên cạnh đó đây vẫn là thị trƣờng Việt Nam nhập khẩu hàng hóa mà điển hình trong giao dịch TTQT tại Ngân hàng đó là mặt hàng xe máy.
Xét về giá trị TTQT với thị trƣờng Thái Lan cũng biến chuyển liên tục qua các năm tƣơng tự với thị trƣờng Trung Quốc và Đài Loan sự tăng giảm của thị trƣờng này vẫn thay đổi cùng chiều với kim ngạch XNK trên cùng địa bàn kinh doanh. Năm 2012 đạt giá trị là 3.573 nghìn USD với 46 lƣợt giao dịch giảm so với năm 2011. Nhƣng đến năm 2013 lại cũng tăng lên và đạt giá trị là 3.218 nghìn USD. Và 6 tháng đầu năm 2014 giá trị TTQT của Ngân hàng đối với thị trƣờng này giảm xuống ở mức 1.521 nghìn USD cho thấy các doanh nghiệp có xu hƣớng tìm kiếm những thị trƣờng mới có hiệu quả kinh doanh cao hơn, sản phẩm phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng trong nƣớc hơn.
Đối với các quốc gia khác tham gia hoạt động TTQT với Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Cầ Thơ chiếm tỷ lệ cũng tƣơng đối. Về giá trị cũng nhƣ về số lƣợt giao dịch cũng có một sự đóng góp nhất định. Vì thế Sacombank chi nhánh Cần Thơ nên mở rộng thêm hoạt động TTQT với các thị trƣờng mới ngày càng tăng thị phần trong mảng giao dịch TTQT hơn, góp phần tăng trƣởng doanh thu cũng nhƣ lợi nhuận cho ngân hàng.
Nhìn chung, sau khi phân tích các thị trƣờng tham gia vào hoạt động TTQT tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ ta thấy Ngân hàng chỉ gói gọn ở một số thị trƣờng quen thuộc. Việc mở rộng thị trƣờng mới và tìm kiếm khách hàng mới vẫn đang là thách thức của Sacombank chi nhánh Cần Thơ đólà phải tìm ra cách thu hút lƣợng giao dịch với những thị trƣờng tiềm năng trên thế giới.
4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ