Phân tích nguồn lực bên trong của khách sạn Holiday, Cần Thơ

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn holiday cần thơ (Trang 44)

4.2.1 Nguồn lực về tài chính – cơ sở vật chất

Để phân tích cụ thể và toàn diện về tình hình tài chính của khách sạn, tác giả đã phân tích các tỷ số tài chính của doanh nghiệp để thấy rõ năng lực tài chính của khách sạn bằng các tỷ số ROS, ROE, ROA và vòng quay tài sản của khách sạn.

Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu tài chính của khách sạn Holiday

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013

Lợi nhuận ròng (1) 1000 đồng 856.562,3 731.037,8 878.635,5 Doanh thu thuần (2) 1000 đồng 2.565.050,1 2.783.706,3 2.928.355,6 Tổng Tài Sản (3) 1000 đồng 6.367.527,7 4.694.498,9 4.385.866,7 Nguồn vốn chủ sở hữu (4) 1000 đồng 2.000.000,0 2.000.000,0 2.000.000,0 ROS (1)/(2)*100 % 33,4 26,3 30,0 ROA (1)/(3)*100 % 13,5 15,6 20,0 ROE (1)/(4)*100 % 42,8 36,6 43,9 Vòng quay tài sản (2)/(3)*100 % 40,2 59,3 66,7

(Nguồn khách sạn Holiday tác giả tự tổng hợp và tính toán)

Phân tích bảng 4.1 ta thấy:

ROS là tỷ lệ lợi nhuận thuần trên doanh thu thể hiện tỷ lệ thu hồi trên doanh số bán được, tỷ lệ này cho biết lợi nhuận ròng chiếm bao nhiêu phần tram trong doanh thu thuần của khách sạn. Cụ thể, năm 2011 ROS là 33,4% có nghĩa là lợi nhuận ròng chiếm 33,4 % trong doanh thu thuần của khách sạn. Điều này có nghĩa với 100 đồng doanh thu thuần thì lợi nhuận ròng thu về của khách sạn đạt 33,4 đồng trong đó. Năm 2012, tỷ lên này là 26,3% giảm so với năm trước là 7,1%, mặc dù doanh thu thuần có tăng nhưng do chí phí tăng cao so với năm trước nên tỷ lệ ROS giảm, điều này có nghĩa là với 100 đồng doanh thu thuần thì lợi nhuận ròng thu đạt được 26,3 đồng. Năm 2013, tỷ lệ

này đạt 30% tăng 3,7% so với năm trước, có nghĩa là với 100 đồng doanh thu thuần thì lợi nhuận ròng khách sạn thu được là 30 đồng.

Về tỷ lệ ROA – là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, cụ thể năm 2011, ROA là 13,5% có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản sử dụng cho kinh doanh sẽ thu hồi lại lợi nhuận thuần là 13,5 đồng lãi trên năm. Năm 2012, tỷ lệ này có tăng đạt 15,6% có nghĩa là lợi nhuận ròng đạt 15,6 đồng khi tài sản của khách sạn là 100 đồng. Năm 2013, tỷ lệ ROA tăng đạt mốc 20%, tăng 4,4% so với năm trước có nghĩa là khi khách sạn đầu tư 100 đồng tài sản sẽ nhận về 20 đồng lợi nhuận ròng. Qua 3 năm, ta thấy tỷ lệ ROA tăng chứng tỏ khách sạn đã sử dụng tài sản để phục vụ vào kinh doanh khách sạn tốt và ngày càng đem lại lợi thế cạnh tranh tốt cho khách sạn.

Về tỷ lệ ROE – tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu. Nhìn vào bảng ta thấy tỷ lệ này khá cao qua các năm, cụ thể năm 2011, tỷ lệ ROE của khách sạn đạt 42,8% có nghĩa là với 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư khách sạn sẽ thu lại 42,8 đồng hiệu quả. Năm 2012, do tác động của suy thoái là lạm phát khiến cho ROE giảm xuống 6,3% còn 36,6%. Và năm 2013, ROE tăng lên 43,9% điều này có nghĩa là với 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư sẽ mang lại 43,9 đồng lợi nhuận cho khách sạn. Qua phân tích trên ta thấy tỷ lệ ROE của hoạt động tài chính của khách sạn khá cao cho thấy khách sạn sử dụng hợp lí và hiệu quả động vốn chủ sở hữu, cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn đang có tiến triển tốt và có tiềm năng phát triển.

Tiếp tục phân tích vòng quay tài sản của khách sạn (tỷ lệ này được tính bằng cách lấy doanh thu thuần chia cho tài sản bình quân). Năm 2011, với 100 đồng tài sản đầu tư thì khách sạn thu về được 40,2 đồng doanh thu tương đương với tổng tài sản bình quân của khách sạn là 6.367.527,7 đồng tài sản thì khách sạn thu về được 2.565.050,1 đồng doanh thu thuần. Đến năm 2012, tỷ lệ này tăng lên là 59,3% có nghĩa là với 100 đồng tài sản doanh thu thuần mang về sẽ là 59,3 đồng tương đương 2.783.706,3 đồng doanh thu thuần trên 4.694.498,9 đồng tài sản. Năm 2013, tỷ lệ này tăng 7,4% đạt 66,7%, tức là với 100 đồng đầu tư khách sạn sẽ đạt 66,7 đồng doanh thu, tương đương với 2.928.366,6 đồng doanh thu thuần trên 4.385.866,7 đồng tài sản bình quân. Ta thấy các tỷ lệ này tăng nhanh qua các năm, cho thấy khách sạn hoạt động rất hiệu quả.

Qua phân tích các chỉ số tài chính, ta thấy tình hình tài chính của khách sạn ở mức tốt, tăng qua các năm với 100% vốn chủ sở hữu góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho khách sạn so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Về cơ sở vật chất trong khách sạn được đầu tư với hơn 20 tỷ đồng, các trang thiết bị đều có hạn sử dụng lâu dài, bền, giúp hạn chế được chi phí sửa chữa và thay mới.

Với lối trang trí hiện đại hướng theo sự sang trọng và ấm cúng, toàn bộ nội thất của khách sạn được bày trí toàn bằng gỗ, với giá trị sử dụng cao.

4.2.2 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tố nội bộ bên trong của khách sạn, có vai trò rất quan trọng đến chất lượng dịch vụ mà khách sạn cung cấp vì dịch vụ cung cấp cho khách hàng được diễn ra đồng thời, nên có một đội ngũ nhân sự và đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của nguồn nhân lực cũng là biết được năng lực cạnh tranh của mình so với đối thủ cạnh tranh như thế nào để có những chính sách áp dụng đúng đắn mang lại hiệu quả kinh doanh cho khách sạn.

Bảng 4.2 Bảng thống kê nguồn nhân lực ở khách sạn Holiday

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng nhân sự 43 50 24 Trình độ  Đại học 8 18,6 8 16,0 4 16,7  Cao đẳng, TC 15 34,9 17 34,0 7 29,2  THPT 20 46,5 25 50,0 13 54,2 Giới tính  Nam 20 46,5 27 54,0 8 33,3  Nữ 23 53,5 23 46,0 16 66,7 (Nguồn khách sạn Holiday)

Qua bảng số liệu ta thấy cơ cấu nguồn nhân lực tại khách sạn Holiday Cần Thơ có sự thây đổi rõ rệt qua 3 năm, từ 2011 – 2013. Cụ thể, năm 2011, số lượng nhân sự của khách sạn là 43 và tăng thêm 7 nhân sự lên 50 vào năm 2012, nhưng vào năm 2013 số lượng nhân sự đã giảm xuống rõ rệt, chỉ còn 24 nhân sự, giảm xuống 52%. Nguyên nhân của sự tăng giảm nhân sự này là do vào năm 2012 và 2013, khách sạn đang chủ kiến mở ra thêm dịch vụ massage thư giãn cho khách hàng nên cần tuyển thêm nhân viên. Nhưng đến năm 2013 lại giảm hơn một nữa như vậy là do, khách sạn Holiday One và Holiday cùng thuộc quyền kinh doanh của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hiếu Vân Cần

Thơ, vào những tháng cuối năm 2013 đầu năm 2014 khách sạn Holiday One được đưa vào hoạt động và nguồn nhân sự được lưu chuyển sang khách sạn mới để đảm nhận công việc, nên nguồn nhân sự tạm thời giảm xuống nhiều. Và hiện tại khách sạn Holiday chủ yếu kinh doanh dịch vụ buồng là chính, và các dịch vụ ăn sáng, điểm tâm tại khách sạn được phục vụ cho khách tại khách sạn.

Xét về trình độ nhân sự: Trình độ Đại học của nhân sự vào năm 2011 có 8 người, chiếm 18,6%. Năm 2012 vẫn không có gì thay đổi. Đến năm 2013, do sự luân chuyển lao động mà số lượng nhân sự trình độ Đại học chỉ còn 4 người chiếm 16,7%. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng rất lớn đến sự hoạt động của các bộ phận của khách sạn, trình độ nhân sự đại học giảm có thể làm ảnh hưởng đến sự nhanh nhạy, nghiên cứu phát triển và mở rộng thị trường của khách sạn do lực lượng có trình độ bị sụt giảm.

Trình độ Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp có tổng số 15 người chiếm 34,9% năm 2011, đến năm 2012 khách sạn tuyển thêm 2 người là 17 người, chiếm 34%. Năm 2013, số lượng nhân sự ở trình độ này còn 7 người, chiếm tỷ lệ 29,2%. Còn lại là Trung học phổ thông, chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu nhân sự của khách sạn, vào năm 2011 là 20 người, năm 2012 là 25 người và năm 2013 là 13 người. chiếm tỷ lệ trung bình trong giai đoạn này là hơn 50% trong cơ cấu nhân sự.

Xét về giới tính và cơ cấu tuổi: Tỷ lệ nam – nữ tương đối đồng đều. Năm 2011, nam có 20 nhân viên và chiếm 46,5%. Năm 2012 số lượng nam tăng 7 người chiếm 54%, nữa chiếm 46%. Năm 2013, số lượng năm chỉ đạt 8 nhân sự, chiếm 33,3%, nữ có 16 người, chiếm 66,7%. Với hiện tại, số lượng nam ít hơn số lượng nhân viên nữ như vậy sẽ gây ra một số hạn chế nhất định như sức khỏe và sự dẻo dai của nữ không cao bằng những nam, và những công việc nặng nhọc như bưng bê, khuân vác sẽ là hạn chế cho hoạt động của bộ phận dọn buồng.

Lao động tại khách sạn Holiday với số lượng nhân viên trẻ từ 20 – 25 tuổi có 8 nhân viên, chiếm 33,3%. Độ tuổi từ 28 – 35 có 7 nhân viên, chiếm 29,2%. Độ tuổi từ 36 – 60 tuổi có 9 nhân sự, đạt 37,5%. Với độ tuổi trẻ cao, khách sạn Holiday là một khách sạn khá năng động và tạo không khí trẻ trung, năng động cho khách khi vừa bước vào với đội ngũ tiếp tân trẻ trung, phục vụ nhanh chóng và có khả năng thích ứng nhanh với một số thay đổi của khách sạn.

Qua đánh giá về nguồn nhân lực của khách sạn Holiday, có những mặt khách sạn đã thực hiện tốt và một số mặt còn chưa tốt cần cải thiện để mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Ưu điểm: về số lượng nhân sự, khách sạn đã có đủ số lượng nhân sự cần thiết để các bộ phận hoạt đông tốt và có hiệu quả, nhân sự có trình độ Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp có nghiệp vụ, nắm các vị trí quan trọng và điều hành cho khách sạn, linh hoạt và nắm bắt được nhu cầu của khách hàng. Có cơ cấu nhân sự khá trẻ, và sắp xếp đúng người đúng việc.

Bên cạnh đó, còn những mặt hạn chế như: Trình độ nhân sự chưa thật sự cao, số lượng nhân viên vào mùa cao điểm có thể thiếu. Có một số nhân sự lớn tuổi, làm việc có kinh nghiệm nhưng khó để linh hoạt với thị trường, chỉ làm theo kinh nghiệm lâu năm. Đồng thời việc sụt giảm nhân viên của khách sạn cũng ảnh hưởng đến việc kinh doanh chung của toàn khách sạn, không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách khi sử dụng dịch vụ tại đây.

4.1.4 Công tác Marketing

Công tác Marketing chiếm vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Thông qua nhiều hình thức như quảng bá hình ảnh, các chiêu thức tiếp thị, tiếp cận khách hàng…. Sẽ làm tăng số lượng khách hàng cho doanh nghiệp, thương hiệu của doanh nghiệp cũng sẽ được biết đến rộng rãi hơn.

Công tác Marketing của Khách sạn Holiday Cần Thơ làm việc khá hiệu quả. Lúc mới thành lập năm 2009, Khách sạn có 1 bộ phận Marketing, tìm kiếm mở rộng nguồn khách cho khách sạn, tiếp cận các công ty lữ hành nhiều tỉnh thành thỏa thuận, thương lượng và hợp tác để thực hiện các tour du lịch một cách tốt nhất cho khách du lịch. Bên cạnh đó, bộ phận này còn gửi các thư ngõ, các Brochure giới thiệu về khách sạn và công ty lữ hành hợp tác đến các doanh nghiệp, công ty có tổ chức đi du lịch hằng năm của các tỉnh thành khác để tạo mối quan hệ và duy trì hằng năm số lượng khách du lịch khi đến Cần Thơ sẽ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách sạn.

Ngoài ra, đề khảo sát sự hài lòng của du khách khi sử dụng dịch vụ tại khách sạn, bộ phận này còn sử dụng phiếu đánh giá để ghi nhận những phàn nàn hoặc những mặt mà khách sạn đã làm được và chưa làm được do khách hàng cảm nhận được để từ đó đưa ra những chính sách phù hợp hơn với nhu cầu của du khách, ví dụ như những dịch vụ bổ sung của khách sạn cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của du khách, nhưng cần thực hiện nhanh chóng hơn hay thái độ nhân viên cần chuyên nghiệp hơn và cần nâng cao trình độ ngoại ngữ…

Khách sạn Holiday còn xây dựng cho mình 1 trang web uy tín, để cho khách hàng tham khảo, tìm hiểu về khách sạn và đặt phòng trực tuyến cập nhật 24/24 để tạo sự thuận tiện cho khách hàng. Các chương trình giảm giá, khuyến mãi trực tiếp vào các dịp lễ cũng được khách sạn thực hiện thường xuyên để thu hút du khách như giảm giá 20% cho khách hàng nữ khi mua tất cả các loại phòng vào 8/3, 20/10; giảm 30% vào các dịp lễ lớn như 30/4 – 1/5.... Các phương tiện truyền thống như fax, email, điện thoại hoặc gặp trực tiếp với khách hàng cũng được khách sạn thực hiện khá tốt. Khách sử dụng dịch vụ tại khách sạn chủ yếu là khách đoàn, từ các công ty lữ hành là chủ yếu nên việc tiếp xúc với các công ty lữ hành hoặc các trưởng đoàn du lịch ngày càng được đẩy mạnh.

Công tác Marketing của khách sạn Holiday cơ bản thực hiện khá tốt, lượng khách đến với khách sạn tương đối ổn định, không có nhiều biến động. Tuy nhiên vào các mùa thấp điểm, Khách sạn cần chủ động tạo thêm các chương trình giảm giá, thu hút và gây ấn tượng với nhóm khách lẻ để tăng thêm doanh thu cho khách sạn.

4.2 Phân tích môi trƣờng cạnh tranh 4.2.1 Nhà cung ứng

Nhà cung ứng cho khách sạn, phân tích về vấn đề này, tác giả sẽ đề cập đến nhà cung ứng lao động, cung ứng vốn và hàng hóa đầu vào cho khách sạn. - Nhà cung ứng lao động: Theo đánh giá của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ, nhân lực ngành du lịch ở Cần Thơ cơ bản đáp ứng được nhu cầu phục vụ nhiều loại du khách nhưng mức độ chuyên nghiệp chưa cao. Những trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn đào tạo nhân lực cho ngành du lịch, khách sạn, nhà hàng như: Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Tây Đô, Cao đẳng Cần Thơ, Cao đẳng nghệ Du lịch Cần Thơ… Mỗi năm cung cấp cho ngành gần 1000 sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Du lịch, quản trị du lịch. Từ đó, khách sạn cũng củng cố thêm được nguồn nhân sự có trình độ chuyên môn cao để hoàn thiện cơ cấu nhân sự của mình.

- Sản phầm hàng hóa đầu vào: Các trang thiết bị của khách sạn được đầu tư và thiết kế theo mẫu thiết kế của kiến trúc sư đảm trách, không gian theo tiêu chí sang trọng và ấm cũng. Bàn ghế, giường, tủ trong khách sạn đều làm bằng gỗ, vận chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh về. Ngoài ra, những nguyên liệu cung cấp cho khách sạn trong kinh doanh lưu trú cũng được chọn lựa nhà cung cấp kỹ càng từ xà phòng, bàn chải, kem đánh răng cho khách. Giặt ủi tại

khách sạn: các trang thiết bị cũng được đầu tư và hoàn thiện, các loại xà phòng, chất tẩy rửa cũng được kiểm tra kỹ càng và đạt chất lượng tốt.

Khách sạn cung cấp thức ăn sáng cho khách tại khách sạn, đều là các loại thức ăn tươi sống, đạt vệ sinh an toàn thực phầm. Khách sạn nằm tại TTTM Cái Khế, đối diện với chợ Nhà Lồng 3 nên các sản phẩm từ trà, sữa, cà phê, nước suối, giấy….đều trong tình trạng đầy đủ và sẵn sàng.

- Nhà cung ứng vốn: Khách sạn Holiday là khách sạn tư nhân, có vốn đầu tư từ công ty TNHH Hiếu Vân. Với số vốn đầu tư ban đầu hơn 60 tỷ đồng. Ngoài ra, khi cần thêm vốn đầu tư để mở rộng kinh doanh, khách sạn có thể huy động thêm vốn từ các cổ động hoặc vay các ngân hàng trong khu vực..

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn holiday cần thơ (Trang 44)