Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn holiday cần thơ (Trang 29)

nghiệp.

Trong kinh doanh, cạnh tranh là điều tất yếu phải xảy ra, có cạnh tranh các doanh nghiệp sẽ ngày càng tiến bộ và tồn tại được trong nền kinh tế thị trường, thương trường là chiến trường. Trong kinh doanh để vượt qua đối thủ cạnh tranh, áp dụng nhiều phương pháp quản lý, tái cấu trúc trong kinh doanh, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là cần thiết nhưng việc nâng cao năng lực cạnh trạnh mới là vấn đề quan trọng nhất và góp một phần to lớn đến thành công của doanh nghiệp.

Trong xu thế toàn cầu hóa, người chiến thắng là người có khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình và luôn thay đổi để tạo ra thị trường

trong điều kiện hội nhập kinh tế diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, cạnh tranh càng diễn ra gay gắt và khốc liệt hơn bao giờ hết.

Như vậy để doanh nghiệp tồn tại trong môi trường quốc tế cần phải chấp nhận cạnh tranh và muốn cạnh tranh hiệu quả thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải ngày càng được củng cố và nâng cao lên.( Lý Văn Thảo, 2013)

2.2Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

Số liệu được thu thập chủ yếu do khách sạn cung cấp, số liệu thứ cấp được thu thập từ một số nguồn báo, chí, một số trang web đáng tin cậy, các giáo trình chuyên ngành có liên quan đến đề tài.

2.2.2 Phƣơng pháp xử lý số liệu

- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp sánh tuyệt đối, tương đối để thấy được tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn.

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc.

So sánh tuyệt đối

Số tuyệt đối là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô, khối lượng của sự kiện. Tác dụng của nó là phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lượng.

ΔY = Y1 - Y0

Trong đó:

Y0 : Chỉ tiêu năm gốc

Y1: Chỉ tiêu năm phân tích

ΔY : Phần chênh lệch tăng/ giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này dùng để so sánh số liệu năm đang tính với năm trước của các chỉ tiêu kinh tế để xem xét có sự biến động không. Và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế tù đó đề ra giải pháp khắc phục.

So sánh số tương đối

Là kết quả của phép chia giữa giá trị chênh lệch giữa kỳ phân tích và giá trị của kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

% 100 0 0 1    Y Y Y Y Trong đó: Y0 : Chỉ tiêu năm gốc

Y1 : Chỉ tiêu năm phân tích

Y: Phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

- Mục tiêu 2: Phân tích năng lực cạnh tranh của Khách sạn Holiday, sử

dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M. Porter để phân tích các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Khách sạn.

- Mục tiêu 3: Sử dụng ma trận SWOT để phân tích tổng hợp các yếu tố

ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của khách sạn nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CẠNH TRANH CỦA KHÁCH SẠN HOLIDAY – CẦN THƠ

3.1 Giới thiệu về khách sạn Holiday

3.1.1 Giới thiệu đôi nét về khách sạn Holiday, Cần Thơ

Khách sạn Holiday, Cần Thơ được thiết kế và xây dựng theo phong cách hiện đại và sang trọng được đưa vào hoạt động ngày 02 – 09 – 2009, kinh phí xây dựng là 60 tỷ đồng, với vốn đầu tư 100% tư nhân. Với vị trí khá đẹp và thuận lợi, nằm ngày trung tâm thương mại Cái Khế, Thành phố Cần Thơ với quy mô 52 phòng đạt tiêu chuẩn 3 sao. Với hệ thống 2 nhà hàng và quán cà phê trên tầng 6 – sân thượng được thiết kế hài hòa cùng với không gian cây xanh, cảnh đẹp và không khí mát mẻ mang lại cho khách một cảm giác ấm cũng và thoải mái khi sử dụng dịch vụ.

Khách sạn Holiday nằm dọc theo bờ sông Hậu hiền hòa, và ngay trung tâm thương mại Cái Khế, có vị trí thuận lợi khi di chuyển đến các khu du lịch, sân bay, bến xe lớn… một cách nhanh chóng. Khách sạn Holiday có lối kiến trúc thiết kế theo phong cách hiện đại, ánh đèn vàng sang trọng và ấm cúng khá ấn tượng

Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, thân thiện và mang đậm dấu ấn con người miền Tây hiếu khách, cởi mở luôn tươi cười và sẵn sàng phục vụ khách hàng.

Địa chỉ: 21B2, đường Lý Hồng Thanh, TTTM Cái Khế, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ

Liên hệ: 0710 3 76 0146 (Ms. Hân)

Email: holidayhotelhv@gmail.com.vn

Web: www.hotelholiday.vn

3.1.2 Cơ sở vật chất – trang thiết bị phục vụ trong khách sạn

Quy mô khách sạn có 52 phòng đạt tiêu chuẩn 3 sao, với các trang thiết bị đầy đủ, tiện nghi và hiện đại phục vụ được tốt nhất nhu cầu của khách.

Bảng 3.1 Giá phòng của khách sạn Holiday áp dụng từ năm 2012 đến tháng 6 năm 2014

Loại phòng Số Lƣợng Giá phòng

Superior double/win 30 450.000 Deluxe double/ twin 8 550.000

Deluxe triple 6 660.000

Family suite 3 760.000

VIP double 3 880.000

Tổng 52 phòng

(Nguồn Khách sạn Holiday)

Với số lượng 52 phòng, khách sạn đã chia ra 7 loại phòng với các mức giá khác nhau tương ứng với sự lựa chọn của từng nhóm khách hàng. Khách sạn đưa ra mức giá tương đối cao, vì khách sạn nhắm đến tầng lớp khách hàng có thu nhập khá cao. Với số lượng phòng 30 cho Superior với giá thấp nhất cũng là sự lựa chọn nhiều nhất của khách du lịch, và các đoàn khách đi tour của các công ty lữ hành. Khách sạn có 3 phòng VIP ở tầng 1, 2 và 3 với diện tích 35m2 , được trang bị tiện nghi, hiện đại nhất trong các buồng của khách sạn, loại phòng này có phòng khách riêng được thiết kế ấm cúng với gam màu nóng. Khách sạn đưa ra nhiều loại phòng để khách hàng lựa chọn, sao cho phù hợp với nhu cầu và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Nhưng có một nhược điểm cần được khách sạn quan tâm hơn về trang thiết bị trong phòng, tuy giá được định mức chênh lệch nhau khá nhiều, nhưng hầu như trang thiết bị, cơ sở vật chất trong phòng gần như giống nhau, diện tích phòng cũng không chênh lệch nhiều. Khách sạn nên xem lại cách trang trí và sắp xếp bổ sung thêm cơ sở vật chất, để khách thuê buồng thật sự hài lòng vì giá tiền đã bỏ ra xứng đáng. Ngoài ra, khách của khách sạn chủ yếu là khách đoàn nên khách sạn đã áp dụng nhiều chương trình giảm giá và tặng kèm dịch vụ như giặt ủi, hoặc điểm tâm sáng tại khách sạn.

3.1.3 Các dịch vụ có trong khách sạn

- Phòng họp, hội nghị có sức chứa 100 người - Dịch vụ giặt ủi cho khách tại khách sạn. - Business centre.

3.1.4 Cơ cấu tổ chức, chức năng của từng bộ phận trong khách sạn

a. Bộ máy tổ chức của khách sạn Holiday, Cần Thơ.

Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của khách sạn Holiday

(Nguồn Bộ phận Tiếp Tân khách sạn Holiday)

b. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

Giám đốc: Là người có quyền hạn cao nhất trong khách sạn, có chức năng bao quát chung toàn bộ hoạt động của khách sạn. Giám đốc sẽ phối hợp với Tổng quản lý đề ra kế hoạch công tác và các điều lệ, quy định xoay quanh mục tiêu quản lý kinh doanh của khách sạn, là người chịu trách nhiệm về mọi kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn.

Bộ phận Kế toán: có nhiệm vụ thực hiện các công việc tiền lương, chứng từ sổ sách kế toán, chịu trách nhiệm về việc xuất nhập lương thực, trang thiết bị phục vụ cho khách sạn, chịu trách nhiệm với những thất thoát xảy ra.

GIÁM ĐỐC QUẢN LÝ NHÀ HÀNG TỔNG QUẢN QUẢN PHÒNG BẾP PHỤC VỤ LỄ TÂN BẢO VỆ TẠP VỤ PHÒNG KẾ TOÁN

Ngoài ra bộ phận kế toán còn chịu trách nhiệm thống kê các khoản chi tiêu trong khách sạn, thuế phải nộp, hoạch toán kết quả kinh doanh, chi phí và doanh thu của từng bộ phận theo từng tháng, quý, năm.

Bộ phận Lễ tân: Là vị trí tiếp xúc đầu tiên với khách hàng, làm các thủ tục nhận, trả phòng. Đây cũng là bộ phận kết nối giữa các bộ phận khác trong khách sạn giúp cho sự phối hợp trong cung cấp dịch vụ được trơn tru và hiệu quả. Là bộ phận đóng vài trò trong việc truyền tải thông tin sản phẩm dịch vụ của khách sạn đến với khách hang và là trợ thủ đắc lực cho Ban quản lý trong việc tư vấn, góp ý về tình hình của khách sạn cũng như nhu cầu của thị trường, thị hiếu của khách hàng, xu hướng trong tương lai…. Để từ đó giúp nhà quản lý có thể đưa ra những thay đổi hợp lí mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho khách sạn.

Bộ phận Nhà hàng: Đảm bảo các công việc từ phục vụ khách ăn hàng

ngày cho đến các bữa tiệc lớn, nhỏ tại khách sạn. Thực hiên chức năng đưa ra thực đơn hàng ngày (chủ yếu cho khách nghỉ tại khách sạn). Bộ phận này có nhiệm vụ đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo uy tín của khách sạn và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về ăn uống. Bên cạnh đó, thái độ phục vụ, sự thân thiện, luôn hết lòng vì khách hàng của đội ngũ nhân viên cũng là chất xúc tác cho khách hàng tăng thêm sự ngon miệng.

Bộ phận Bếp: Là bộ phận có nhiệm vụ cung cấp món ăn cho khách hàng, các bữa tiệc, hội nghị…theo yêu cầu của khách hàng, đảm bảo bữa ăn đẩy đủ cho nhân viên trong khách sạn.

Bộ phận Bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ an ninh, an toàn trong khách sạn,

đảm bảo không để thất thoát tài sản của khách sạn, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của khách hàng. Luôn tuần tra, canh gác và trong tư thế sẵn sàng khi có sự cố xảy ra. Hỗ trợ bộ phận tiếp tân trong việc hướng dẫn và chuyển đồ đạc của khách vào khách sạn cũng như khi khách trả phòng.

Bộ phận Buồng: Là bộ phận cung cấp sản phẩm dịch vụ chính được đánh giá là đem lại doanh thu cao nhất cho khách sạn, là bộ phận liên quan mật thiết với bộ phận đón, nhận khách và cung cấp dịch vụ buồng. Bộ phận này có nhiệm vụ chuẩn bị phòng luôn ở chế độ sẵn sàng và các khu vực hành lang, nơi công cộng trong khách sạn. Kiểm tra tình trạng thiết bị trong phòng khi làm vệ sinh, nhận bàn giao phòng từ phía khách. Đồng thời phải báo cáo cho bảo trì khi có sự cố. Nhạy bén trong việc nắm bắt tình hình khách thuê phòng để thực hiện vai trò phối hợp với bộ phận lễ tân trong cung cấp dịch vụ.

3.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Holiday từ năm 2011 – tháng 6/2014 năm 2011 – tháng 6/2014

Số liệu được phân tích trong giai đoạn từ năm 2013 đến tháng 6/2014 đã thể hiện được doanh thu, chi phí và từ đó xác định được lợi nhuận mà khách sạn đạt được, được thể hiện rõ trong Bảng 3.1

Bảng 3.2 Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của khách sạn Holiday giai

đoạn 2011 – 6/2014 Đơn vị: 1000 đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/ 2012 Số Tiền % Số Tiền % Doanh thu 2.656.006 2.784.906 2.928.784 128.900 4,9 143.878 5,2 Chi phí 1.513.923 1.810.189 1.757.270 296.266 19,6 -52.919 -2,9 Lợi nhuận 1.142.083 974.717 1.171.514 -167.366 -14,7 196.797 20,2 (Nguồn Khách sạn Holiday)

Nhìn vào bảng 3.1 ta nhận thấy doanh thu của khách sạn tăng liên tục qua 3 năm từ 2011 – 6/2014. Cụ thể, doanh thu của năm 2012 đã tăng 128 triệu 900 ngàn đồng, tăng 4,9%. Trong khi đó, chi phí đồng thời tăng, tăng 296 triệu 266 ngàn đồng, tăng 19,6%. Nên lợi nhuận đã giảm 167 triệu 366 ngàn đồng, giảm 14,7%. Năm 2011, hai yếu tố chính ảnh hưởng đến nền kinh tế thị trường, và hầu như các doanh nghiệp tại Việt Nam đều bị ảnh hưởng trực tiếp, chi phí tăng cao bất ổn dẫn đến lợi nhuận bị kéo xuống, thấp hơn năm trước.

Đến năm 2013, tình hình doanh thu của khách sạn có khởi sắc, doanh thu tăng, chi phí đã giảm xuống và kéo theo lợi nhuận tăng. Cụ thể, doanh thu năm 2013 tăng 143 triệu 878 ngàn đồng, tăng so với năm 2012 là 5,2%. Chi phí giảm được 52 triệu 919 ngàn đồng, giảm 2,9% so với năm trước. Doanh thu tăng, chi phí giảm nên lợi nhuận đã tăng 196 triệu 797 ngàn đồng so với năm 2012, tăng đến 20,2%.

So sánh 6 tháng đầu năm 2013 và 2014, ta thấy vẫn với tình hình chung là tăng doanh thu, chi phí và lợi nhuận, cụ thể: Doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng 283 triệu 212 ngàn đồng so với 2013, tăng 23,4%. Chi phí cũng tăng khá nhiều 194 triệu 462 ngàn đồng tăng đến 27,3%. Lợi nhuận tăng được 88 triệu 749 ngàn đồng, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước.

Bảng 3.3 Bảng thể hiện doanh thu, chi phí và so sánh 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 Đơn vị: 1000 đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 6 tháng 2014 2013/2012 2014/2013 Số Tiền % Số Tiền % Doanh thu 1.414.939 1.226.710 1.509.922 -188.229 -13,3 283.212 23,1 Chi phí 848.963 711.491 905.953 -137.472 -16,2 194.462 27,3 Lợi nhuận 565.976 515.219 603.968 -50.757 -9,0 88.749 17,2 (Nguồn Khách sạn Holiday)

So sánh 6 tháng đầu năm 2013 và 2014, ta thấy vẫn với tình hình chung là tăng doanh thu, chi phí và lợi nhuận, cụ thể: Doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng 283 triệu 212 ngàn đồng so với 2013, tăng 23,4%. Chi phí cũng tăng khá nhiều 194 triệu 462 ngàn đồng tương đương 27,3%. Lợi nhuận tăng được 88 triệu 749 ngàn đồng, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân biến động của hoạt động kinh doanh do một số yếu tố tác động như sau: Năm 2011, khách sạn xây dựng và đưa vào hoạt động chưa lâu, lượng khách vẫn còn chưa ổn định. Năm 2012, do ảnh hưởng của lạm phát giá cả leo thang, nên các chi phí của khách sạn cũng rơi vào tình trạng chung của nên kinh tế, dẫn đến lợi nhuận thấp hơn năm trước. Năm 2013, tình hình phát triển hoạt động kinh doanh đã khả quan hơn, lạm phát được kiềm chế ở tầm vĩ mô, du lịch phát triển mạnh và khách sạn đã linh hoạt thích ứng với nhịp độ phát triển chung của ngành. 6 tháng đầu năm 2014, tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn vẫn tương đối ổn định, chưa có biểu hiện tăng mạnh hay suy giảm doanh thu.

3.3 Tình hình chung của ngành khách sạn trên địa bàn Cần Thơ

Qua bảng thống kê, ta nhận thấy ngành du lịch ngày càng phát triển mạnh, trong đó dịch vụ lưu trú càng được đầu tư đúng với tiềm năng của nó. Từ năm 2011 đến 2013 doanh thu đã tăng hơn 120 tỷ đồng. Số khách đến tham quan, du lịch cũng tăng mạnh, qua 3 năm lên đến gần 1 triệu 252 lượt khách. Trong đó, khách quốc tế đạt 211.357 lượt vào năm 2013 và khách nội địa chiếm tỷ lệ lớn hơn gấp gần 5 lần, đạt hơn 1 triệu lượt du khách về Cần Thơ tham quan.

Số khách sạn ngày càng nhiều, cho thấy nhà đầu tư đã nhìn thấy được sự phát triển quá nhanh và bền vững của du lịch, số khách sạn tăng lên 196 khách

5.219 phòng, và đạt 7.858 giường. Cơ bản cung cấp được nhu cầu của khách du lịch. Nhưng vào mùa cao điểm của du lịch sẽ không đủ phòng nếu không

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn holiday cần thơ (Trang 29)