Qua bảng thống kê, ta nhận thấy ngành du lịch ngày càng phát triển mạnh, trong đó dịch vụ lưu trú càng được đầu tư đúng với tiềm năng của nó. Từ năm 2011 đến 2013 doanh thu đã tăng hơn 120 tỷ đồng. Số khách đến tham quan, du lịch cũng tăng mạnh, qua 3 năm lên đến gần 1 triệu 252 lượt khách. Trong đó, khách quốc tế đạt 211.357 lượt vào năm 2013 và khách nội địa chiếm tỷ lệ lớn hơn gấp gần 5 lần, đạt hơn 1 triệu lượt du khách về Cần Thơ tham quan.
Số khách sạn ngày càng nhiều, cho thấy nhà đầu tư đã nhìn thấy được sự phát triển quá nhanh và bền vững của du lịch, số khách sạn tăng lên 196 khách
5.219 phòng, và đạt 7.858 giường. Cơ bản cung cấp được nhu cầu của khách du lịch. Nhưng vào mùa cao điểm của du lịch sẽ không đủ phòng nếu không đặt trước.
Về số lao động trong ngành, cơ bản đáp ứng phục vụ cho ngành, có 3.240 người lao động nhưng nhìn chung trình độ chưa cao và không được đào tạo qua chuyên môn nhiều, chỉ chiếm 39% qua đào tạo. Còn 61% còn lại, trình độ chưa qua đào tạo nghiệp vụ hoặc là lao động phổ thông, không có kiến thức chuyên môn.
Qua phân tích cho thấy, kinh doanh lưu trú trên địa bàn cơ bản đáp ứng được số lượng khách du lịch, nhưng cần đầu tư thêm cơ sở vật chất hạ tầng dung chuẩn du lịch để cho thấy sự chuyên nghiệp và mang lại cảm giác xứng đáng đồng tiền bỏ ra khi mua một dịch vụ du lịch của du khách. Về nguồn nhân lực du lịch, cần đào tạo và nâng cao trình độ lao động, đào tạo thái độ của nhân viên một cách chuyên nghiệp hơn nữa.
Bảng 3.4 Bảng thống kê các chỉ tiêu về ngành kinh doanh lưu trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011 - 2013
(Sở Văn hóa Thể thao Du lịch thành phố Cần Thơ)
Chỉ tiêu Đvt 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Tuyệt Đối % Tuyệt Đối %
Doanh thu buồng Triệu đồng 252.445 305.375 372.392 52.930 21,0 67.017 21,9 Tổng số khách Khách quốc tế Khách nội địa Lƣợt 972.450 170.325 802.125 1.174.823 190.116 984.707 1.251.625 211.357 1.040.268 202.373 19.791 182.582 20,8 11,6 22,8 76.802 21.241 55.561 6,5 11,2 5,6 Tổng số khách sạn KS 177 190 196 13 7,3 6 3,2 Số phòng Số giường Phòng Giƣờng 4.173 6.416 4.749 7.089 5.219 7858 576 673 13,8 10,5 470 769 9,9 10,8 Lao động ngành Ngƣời 2.667 2.851 3.240 184 6,9 389 13,6
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA KHÁCH SẠN HOLIDAY
4.1 Phân tích môi trƣờng vĩ mô
Tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm có môi trường vĩ mô, vi mô và các yếu tố nội tại bên trong của doanh nghiệp.
Các yếu tố vĩ mô bao gồm kinh tế, chính trị và pháp luật, văn hóa xã hội, tự nhiên, yếu tố về kỹ thuật công nghệ tác động gián tiếp đến hoạt động và kết quả kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp cụ thể là khách sạn Holiday Cần Thơ.
Các yếu tố vi mô (5 lực lượng cạnh tranh) bao gồm đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung ứng, đối thủ tiềm ẩn và sản phẩm thay thế. Đây là môi trường tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, nhưng chỉ tác động đến khách sạn được nghiên cứu mà không tác động đến các khách sạn khác.
Phân tích môi trường nội tại bên trong khách sạn như tình hình Marketing, nguồn nhân lực, các yếu tố về tài chính, cơ sở vật chất…sẽ giúp cho khách sạn xác định được điểm mạnh, điểm yếu của khách sạn từ đó đề ra những chiến lược giúp cho khách sạn phát triển lâu dài và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
4.1.1 Kinh tế
Tình hình kinh tế Việt Nam những năm gần đây có nhiều biến động, tăng giảm liên tục do tác động của kinh tế thế giới bất ổn vào năm 2012, lạm phát tăng cao. Các chính sách kích thích kinh tế của các nước không mang lại kết quả cao, lạm phát cao dẫn đến đồng tiền mất giá, các hoạt động sản xuất trong nước giảm…Theo thống kê của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đến năm 2013 có phần khởi sắc, đạt 5,42% so với năm 2012 trong đó quý I tăng 4,76%, quý II tăng 5,0%, quý III tăng 5,54% và quý IV tăng 6,04%.
Khu vực dịch vụ tăng 6,56% cao hơn mức 5,9% năm 2012. Dịch vụ lưu trú tăng 9,91% so với năm 2012. Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Du lịch cho thấy, thị trường du lịch, khách sạn tại Việt Nam đang trên đà tăng trưởng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Khách quốc tế đến nước ta năm 2013 đạt 7572,4 nghìn lượt người, tăng 10,6% so với năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 4640,9 nghìn lượt người, tăng
12,2%; đến vì công việc 1266,9 nghìn lượt người, tăng 8,7%; thăm thân nhân đạt 1259,6 nghìn lượt người, tăng 9,4%.Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2014, du lịch Việt Nam có mức tăng trưởng rất cao đạt 4,28 triệu lượt khách quốc tế, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, khách nội địa đạt 23,4 triệu lượt, tăng 7% tổng doanh thu từ khách du lịch, đạt 125 tỷ đồng. Theo các chuyên gia, vào năm 2015 tổng số buồng lưu trú cần phải có là 580.000 mới đáp ứng được nhu cầu lưu trú của khách du lịch.
Theo Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, trong năm 2013, mặc dù tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng khu vực đã đón trên 20 triệu lượt du khách, trong đó có trên 1,6 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu đạt trên 5.100 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2012. Còn trong 6 tháng đầu năm 2014, ĐBSCL đã đón tiếp hơn 10,9 triệu lượt du khách, trong đó có 803.600 lượt khách quốc tế đến tham quan du lịch. Tổng doanh thu từ các dịch vụ du lịch đạt khoảng 2.566 tỷ, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2013.
Tốc độ tăng trường kinh tế cao thể hiện đời sống người dân ngày càng được nâng cao, điều đó đã tác động đến nhu cầu được phục vụ của du khách ngày càng cao. Vì vậy, nhà kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng cần phải chú trọng đến chất lượng dịch vụ của mình hơn nữa, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hòa cùng với xu thế phát triển mới của toàn xã hội.
4.1.2 Chính trị, pháp luật
Việt Nam được đánh giá là đất nước ổn định, an ninh quốc phòng được đảm bảo, hệ thống pháp luật từng bước được hoàn thiện theo chuẩn quốc tế. Điều đó đã làm cho các doanh nghiệp kinh doanh Việt Nam yên tâm đầu tư và triển khai các chiến lược dài hạn.
Sau hơn 25 năm mở cửa nền kinh tế và mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới, Việt Nam được thiết lập quan hệ với 175 nước và đã gia nhập các tổ chức lớn tầm cỡ quốc tế như WTO, ASEAN, APEC, TPP… Việt Nam cũng đã thiết lập song phương với các cường quốc kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật, EU… Chính từ khi hội nhập kinh tế đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia thị trường kinh doanh rộng lớn, là cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời Hội nhập cũng tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế và xã hội, trong đó các lĩnh vực đầu tư, xuất nhập khẩu, hợp tác quốc tế và an ninh là những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
tài chính, tín dụng đối với các cá nhân tổ chức và đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, du lịch. Nói về Cần Thơ đang được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch Cần Thơ đến với du khách, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch phát triển. Trong đó, dịch vụ lưu trú chiếm hơn 1/3 tỷ trọng doanh thu từ du lịch, điều này đã tạo cơ hội tốt cho kinh doanh khách sạn và các chiến lược xây dựng phát triển và cải thiện chất lượng khách sạn. Đồng thời các nhà đầu tư kinh doanh khách sạn tận dụng những ưu đãi của Nhà nước để mở rộng quy mô kinh doanh để tăng thị phần, nâng cao chất lượng dịch vụ kinh doanh.
Nhằm tạo điều kiện cho du lịch ĐBSCL phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, Chính Phủ đã đưa ra đề án “Phát triển du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2020” căn cứ theo nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ đề ra các chỉ tiêu để các tỉnh ĐBSCL có kế hoạch xây dựng và phát triển du lịch, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến năm 2020 đạt chỉ tiêu đề ra.
Về việc ban hành các quy định về kinh doanh lưu trú khách sạn, năm 2006, Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ đã có chủ trương thực hiện mô hình “một cửa liên thông” trong cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu tại Sở kế hoạch và Đầu tư, Công an Thành phố và Cục thuế Cần Thơ. Mô hình này đánh dấu sự nổ lực phối hợp giữa 3 bộ phận một cách logic và thuận tiện nhất bằng cách làm việc tại cùng một nơi để giải quyết công việc. Điều đó giúp rút ngắn thời gian và giảm số lần doanh nghiệp phải đến liên hệ, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp trong đó có khách sạn Holiday, Cần Thơ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi và môi trường pháp luật dễ thở cho các cơ sở kinh doanh lưu trú, việc cải cách mô hình trên cũng góp phần khuyến khích cho kinh doanh lưu trú nói chung, kinh doanh khách sạn nói riêng phát triển (Phan Thành Sự, 2012).
4.1.3 Văn hóa, xã hội, tự nhiên phục vụ du lịch
Thành phố Cần Thơ là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc khác nhau, tạo nên một màu sắc văn hóa khá độc đáo. Cần Thơ được khám phá khá muộn nhưng mang đầy đủ những đặc điểm văn hóa của khu vực ĐBSCL, hay được mệnh danh là vùng đất Tây Đô. Đặc trưng của văn hóa Tây Đô thu hút du khách qua nhiều phương diện như ẩm thực, lối sống con người Miền Tây thật thà, chất phác, tín ngưỡng dân gian, đờn ca tài tử… Cần Thơ có tiềm năng để phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái miệt vườn với các vườn trái cây bạt
ngàn, đồng ruộng mênh mông, sông ngòi chằng chịt – đặc trưng của miền Tây Nam Bộ.
Nằm ở vị trí Trung tâm của ĐBSCL, Cần Thơ có cơ sở hạ tầng phát triền, giao thông thuận tiện, hệ thống nhà hàng, khách sạn đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Các sự kiện lớn, hội nghị, hội thảo… của ĐBSCL hầu như đều tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Văn hó miệt vườn song nước Cần Thơ đặc sắc thu hút ngày càng nhiều du khách đến trải nghiệm, với mô hình du lịch homestay tại nhà người dân.Người dân Cần Thơ được du khách nhận xét hiền lành, chân chất, mộc mạc và vô cùng hiếu khách.
Thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương, lớn nhất ĐBSCL, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch: Tượng đài Bác Hồ, nhà Bảo tang thành phố, nhà Bảo tàng Quân khu 9, đình Bình Thủy, chùa Khánh Quang, chùa Ông, chùa Nam Nhã Đường, mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, trường Đại Học Cần Thơ….là những nơi có khả năng phát triển du lịch văn hóa.
Hệ thống sông ngòi chằng chịt và một số làng nghề truyền thống được khai thác du lịch như: Cồn Cái Khế, cồn Khương, cồn Ấu, cù lao Tân Lộc, phố đi bộ bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền… Ngoài ra, thành phố Cần Thơ còn đầu tư một số loại hình dịch vụ du lịch như MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo) để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
4.1.5 Kỹ thuật công nghệ
Trong những năm gần đây, tác động của kỹ thuật công nghệ là khá rõ nét, tác động đến tất cả các ngành kinh doanh và tất cả các doanh nghiệp. Việc tận dụng và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới có thể tạo ra những cơ hội cũng như thách thức đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp nào không chủ động tiếp cận với nó sẽ lập tức tụt hậu.
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh và rộng khắp vì vậy việc áp dụng những công nghệ mới ngày càng cần thiết và được nâng cao trong khách sạn để mang lại hiệu quả cao nhất và nhanh nhất khi thực hiện công việc, tạo cho khách hàng sự thoải mái và tiện lợi hơn. Cập nhật những xu hướng và công nghệ mới mang lại khách sạn Holiday cũng đã áp dụng phương thức hoạt động trên trang web điện tử như đặt phòng, quảng bá hình ảnh khách sạn trên website, sử dụng phần mềm ghi thông tin đặt phòng của khách hàng và các phần mềm kế toán chuyên nghiệp. Khách sạn đã liên kết với các trang web du lịch hàng đầu để quảng bá hình ảnh của mình thông qua số lượng truy cập của để thương hiệu của khách sạn được biết đến rộng rãi. Tuy nhiên, việc
thanh toán bằng ATM hay phương thức thanh toán điện tử khác để hiện đại hơn và dễ dàng hơn cho khách hàng.
4.2 Phân tích nguồn lực bên trong của khách sạn Holiday, Cần Thơ 4.2.1 Nguồn lực về tài chính – cơ sở vật chất 4.2.1 Nguồn lực về tài chính – cơ sở vật chất
Để phân tích cụ thể và toàn diện về tình hình tài chính của khách sạn, tác giả đã phân tích các tỷ số tài chính của doanh nghiệp để thấy rõ năng lực tài chính của khách sạn bằng các tỷ số ROS, ROE, ROA và vòng quay tài sản của khách sạn.
Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu tài chính của khách sạn Holiday
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013
Lợi nhuận ròng (1) 1000 đồng 856.562,3 731.037,8 878.635,5 Doanh thu thuần (2) 1000 đồng 2.565.050,1 2.783.706,3 2.928.355,6 Tổng Tài Sản (3) 1000 đồng 6.367.527,7 4.694.498,9 4.385.866,7 Nguồn vốn chủ sở hữu (4) 1000 đồng 2.000.000,0 2.000.000,0 2.000.000,0 ROS (1)/(2)*100 % 33,4 26,3 30,0 ROA (1)/(3)*100 % 13,5 15,6 20,0 ROE (1)/(4)*100 % 42,8 36,6 43,9 Vòng quay tài sản (2)/(3)*100 % 40,2 59,3 66,7
(Nguồn khách sạn Holiday tác giả tự tổng hợp và tính toán)
Phân tích bảng 4.1 ta thấy:
ROS là tỷ lệ lợi nhuận thuần trên doanh thu thể hiện tỷ lệ thu hồi trên doanh số bán được, tỷ lệ này cho biết lợi nhuận ròng chiếm bao nhiêu phần tram trong doanh thu thuần của khách sạn. Cụ thể, năm 2011 ROS là 33,4% có nghĩa là lợi nhuận ròng chiếm 33,4 % trong doanh thu thuần của khách sạn. Điều này có nghĩa với 100 đồng doanh thu thuần thì lợi nhuận ròng thu về của khách sạn đạt 33,4 đồng trong đó. Năm 2012, tỷ lên này là 26,3% giảm so với năm trước là 7,1%, mặc dù doanh thu thuần có tăng nhưng do chí phí tăng cao so với năm trước nên tỷ lệ ROS giảm, điều này có nghĩa là với 100 đồng doanh thu thuần thì lợi nhuận ròng thu đạt được 26,3 đồng. Năm 2013, tỷ lệ
này đạt 30% tăng 3,7% so với năm trước, có nghĩa là với 100 đồng doanh thu thuần thì lợi nhuận ròng khách sạn thu được là 30 đồng.
Về tỷ lệ ROA – là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, cụ thể năm 2011, ROA là 13,5% có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản sử dụng cho kinh doanh sẽ thu hồi lại lợi nhuận thuần là 13,5 đồng lãi trên năm. Năm 2012, tỷ lệ này có tăng đạt 15,6% có nghĩa là lợi nhuận ròng đạt 15,6 đồng khi tài sản của khách sạn là 100 đồng. Năm 2013, tỷ lệ ROA tăng đạt mốc 20%, tăng 4,4% so với năm trước có nghĩa là khi khách sạn đầu tư 100 đồng tài sản sẽ nhận về 20 đồng lợi nhuận ròng. Qua 3 năm, ta thấy tỷ lệ ROA tăng chứng tỏ khách sạn đã sử dụng tài sản để phục vụ vào kinh doanh khách sạn tốt và ngày càng đem lại lợi thế