Tác giả thực hiện nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua việc phỏng vấn chuyên gia với 4 cán bộ làm việc trong các sở, ban ngành tỉnh Quảng Ngãi và 4 cựu sinh viên tỉnh Quảng Ngãi.
Việc phỏng vấn chủ yếu tập trung vào thang đo nháp gồm 10 yếu tố mà tác giả đã nhận định và rút ra từ cơ sở lý thuyết và kết quả của các nghiên cứu trước đây là:(1) Điều kiện làm việc tại địa phương; (2) Tình cảm quê hương; (3) Tình cảm gia đình; (4) Vị trí môi trường; (5) Chính sách ưu đãi của địa phương; (6) Mức lương bình quân tại địa phương; (7) Chi phí sinh hoạt tại địa phương; (8)Thông tin và thủ tục thoáng; (9) Đặc điểm cá nhân; (10) Các nhân tố ảnh hưởng.
Sau khi phỏng vấn chuyên gia nếu yếu tố nào không phù hợp thì sẽ loại ra không đưa vào mô hình nghiên cứu và phát hiện thêm còn yếu tố nào ngoài 10 yếu tố đã đề cập ở trên không,xem xét sự đơn giản, thích hợp cho việc đo lường, tác giả đúc kết lại và đưa ra các biến quan sát mà sinh viên quan tâm nhiều nhất cũng như có tác động lớn đến ý định quay về quê hương làm việc.
Nội dung phỏng vấn trao đổi về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay về quê hương làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên tỉnh Quảng Ngãi, về các biến quan sát cho từng yếu tố. (xem phụ lục 1, trang 82)
Thang đo nháp được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết và kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước đây. Phần lớn là kế thừa thang đo của Lê Trần Thiên Ý & các cộng sự (2013), Trần Văn Mẫn & Trần Kim Dung (2006), Nitchapa Morathop & các cộng sự (2010).
Các biến quan sát có mặt trong từng thang đo nháp được liệt kê và mã hoá ở bảng 3.1
Bảng 3.1: Bảng thang đo nháp
Thang đo Biến quan sát Mã hoá
Điềukiện làm việc tại địa phương
- Giao thông thuận tiện
- An ninh trật tự tại địa phương - Sự phát triển kinh tế
- Cơ hội việc làm - Không gian làm việc
DKLV1 DKLV2 DKLV3 DKLV4 DKLV5 Vị trí và - Môi trường ở địa phương sạch sẽ và trong lành MT1
38 môi trường
sống ở địa phương
- Vệ sinh môi trường ở địa phương rất tốt - Địa phương có đủ nước sạch và điện sinh hoạt
MT2 MT3 Tình cảm
quê hương
- Tình yêu quê hương
- Mong muốn đóng góp và xây dựng quê hương - Những kỷ niệm đẹp về quê hương
- Yêu mến con người Quảng Ngãi
TCQH1 TCQH2 TCQH3 TCQH4 Mức lương bình quân tại địa phương
- Mức lương bình quân của các doanh nghiệp tại QN gần với mức lương kỳ vọng của bản thân.
- Mức lương bình quân của các cơ quan nhà nước tại QN gần với mứclương kỳ vọng của bản thân
MLBQ1
MLBQ2
Chính sách ưu đãi của địa phương
- Chính sách ưu đãi về lương bổng - Chính sách hỗ trợ nhà ở vàđất đai - Chính sách trọng dụng nhân tài - Sự tôn vinh của chính quyền
CSUD1 CSUD2 CSUD3 CSUD4 Chi phí sinh hoạt ở địa phương
- Chi phí sinh hoạt rẻ
- Không phải mất tiền thuê phòng trọ - Không phải lo nhà ở khi lập gia đình
CPSH1 CPSH2 CPSH3 Tình cảm
gia đình
- Có điều kiện gần gũi gia đình - Có điều kiện chăm sóc gia đình - Gần gũi người thân
- Muốn được sự hỗ trợ của gia đình - Không muốn xa người thân
- Có người yêu đang sinh sống và làm việc ở đây
TCGD1 TCGD2 TCGD3 TCGD4 TCGD5 TCGD6 Thông tin và thủ tục thoáng
- Thông tin về nhu cầu của địa phương luôn được phổ biến rộng rãi
- Địa phương có thủ tục hành chính thông thoáng - Chính sách tuyển dụng của địa phương rõ ràng, minh
bạch
TT1
TT2 TT3 Đặc điểm cá - Kiến thức chuyên môn phù hợp với yêu cầu của địa CN1
39
nhân phương
- Kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của địa phương
- Năng lực đáp ứng yêu cầu của địa phương - Làm việc ở địa phương phù hợp với sở thích
CN2 CN3 CN4 Các nhân tố
ảnh hưởng
- Định hướng của cha, mẹ
- Định hướng của anh, chị, em trong gia đình
- Theo lời khuyên của thầy, cô giáo ở trường Đại học, Cao đẳng - Theo ý kiến bạn bè CNAH1 CNAH2 CNAH3 CNAH4 Ý định quay về
- Tôi rất thích làm việc ở Quảng Ngãi - Tôi luôn sẵn sàng về Quảng Ngãi làm việc - Làm việc ở Quảng Ngãi là mong muốn của tôi - Tôi sẽ khuyên đồng hương về Quảng Ngãi làm việc
QV1 QV2 QV3 QV4
Nguồn: Tác giả
Kết quả sau khi phỏng vấn chuyên gia có 6 yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định quay về quê hương làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên tỉnh Quảng Ngãi là: (1) Điều kiện làm việc tại địa phương; (2) Tình cảm quê hương;(3) Tình cảm gia đình (4) Chi phí sinh hoạt tại địa phương; (5) Mức lương bình quân tại địa phương; (6) Chính sách ưu đãi của địa phương.
Bốn yếu tố bị loại ra không được đưa vào mô hình là: Thông tin và thủ tục thoáng, vị trí môi trường, đặc điểm cá nhân và các nhân tố có ảnh hưởng. Ý kiến của các chuyên gia về vấn đề này xem trong bảng kết quả phỏng vấn chuyên gia (phụ lục 1, trang 84)
Ngoài ra, thang đo “chi phí sinh hoạt tại địa phương” các chuyên gia cho rằng cần thêm vào biến quan sát “tiết kiệm được chi phí nhờ sự hỗ trợ từ người thân”. Theo các chuyên gia khi sinh viên về Quảng Ngãi làm việc ở gần người thân, gia đình nên nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ gia đình như ăn uống, các vật dụng sinh hoạt hằng ngày…nên sẽ tiết kiệm được chi phí sinh hoạt. Bên cạnh đó tác giả cũng nhận được sự góp ý của các chuyên gia là nên thêm biến “thu nhập thêm từ công việc ở địa phương” vào thang đo mức lương bình quân ở địa phương. Các chuyên gia cho rằng khi làm
40
việc ở Quảng Ngãi ngoài thu nhập từ việc làm giờ hành chính người lao động còn có thu nhập thêm từ các việc phụ như trồng lúa, chăn nuôi…
Thang đo chính thức sau khi phỏng vấn chuyên gia gồm 30 biến quan sát thuộc 7 nhóm yếu tố cụ thể như sau:
- Điều kiện làm việc tại phương được ký hiệu là DKLV, 5 biến quan sát được sử dụng cho khái niệm này, ký hiệu từ DKLV1 đến DKLV5
- Tình cảm quê hương được ký hiệu là TCQH, 4 biến quan sát được sử dụng cho khái niệm này ký hiệu từ TCQH1 đến TCQH4.
- Tình cảm gia đình được ký hiệu là TCGD, 6 biến quan sát được sử dụng cho khái niệm này ký hiệu từ TCGD1 đến TCGD6.
- Chi phí sinh hoạt tại địa phương được ký hiệu là CPSH, 4 biến quan sát được sử dụng cho khái niệm này ký hiệu từ CPSH1 đến CPSH4.
- Mức lương bình quân tại tại địa phương được ký hiệu là MLBQ, 3 biến quan sát được sử dụng cho khái niệm này ký hiệu từ MLBQ1 đến MLBQ3.
- Chính sách ưu đãi của địa phương được ký hiệu là CSUD, 4 biến quan sát được sử dụng cho khái niệm này ký hiệu từ CSUD1 đến CSUD4.
- Ý định quay về được ký hiệu là QV, 4 biến quan sát được sử dụng cho khái niệm này ký hiệu từ QV1 đến QV4
Bảng 3.2. Bảng thang đo chính thức
Nội dung Mã hóa
1 Điều kiện làm việc tại địa phương
- Giao thông thuận tiện DKLV1
- An ninh trật tự tại địa phương DKLV2
- Sự phát triển kinh tế DKLV3
- Cơ hội việc làm DKLV4
- Môi trường làm việc tốt DKLV5
2 Tình cảm quê hương
- Tình yêu quê hương TCQH1
- Mong muốn đóng góp và xây dựng quê hương TCQH2
- Những kỷ niệm đẹp về quê hương TCQH3
- Yêu mến con người Quảng Ngãi TCQH4
3 Tình cảm gia đình
41
- Muốn giúp đỡ gia đình TCGD2
- Muốn được sự hỗ trợ của gia đình TCGD3
- Muốn chăm sóc người thân TCGD4
- Có người yêu ở quê TCGD5
- Không muốn xa người thân TCGD6
4 Chi phí sinh hoạt tại địa phương
- Chi phí sinh hoạt rẻ CPSH1
- Tiết kiệm chi phí nhờ sự hỗ trợ của người thân CPSH2
- Không phải thuê nhà trọ CPSH3
- Không phải lo chổ ở khi lập gia đình CPSH4
5 Mức lương bình quân tại địa phương
- Mức lương bình quân của doanh nghiệp tại Quảng Ngãi gần với mức lương kỳ vọng của bản thân
MLBQ1 - Mức lương bình quân của cơ quan Nhà nước tại
Quảng Ngãi gần với mức lương kỳ vọng của bản thân
MLBQ2 - Thu nhập thêm từ công việc ở địa phương MLBQ3
6 Chính sách ưu đãi của địa phương
- Chính sách ưu đãi về lương bổng CSUD1 - Chính sác hưu đãi về nhà ở và đất đai CSUD2 - Chính sách trọng dụng nhân tài CSUD3
- Sự tôn vinh của chính quyền CSUD4
7 Ý định quay về
- Tôi rất thích làm việc ở Quảng Ngãi QV1 - Tôi luôn sẵn sàng về Quảng Ngãi làm việc QV2 - Làm việc ở Quảng Ngãi là mong muốn của tôi QV3 - Tôi sẽ khuyên đồng hương về làm việc ở QN QV4