Để chọn nơi làm việc thích hợp, chúng ta thường phải căn cứ vào nhiều yếu tố trước khi đưa ra quyết định. Chẳng hạn như theo một số lý thuyết di dân của một số tác giả nổi tiếng: Nơi có nhiều điều kiện làm việc, nhiều khu công nghiệp sẽ thu hút dân cư di dân từ thành thị ra nông thôn (Ravenstein, 1889); Lewis đã trình bày quan điểm của di cư từ nông thôn ra thành thị trong cuốn: “Sự phát triển kinh tế đối với việc cung cấp không giới hạn về lao động" (Economic Development with Unlimited Suplies of Labour, 1954). Theo ông một trong hai lý do khiến di cư từ nông thôn ra
Hình 2.7 : Mô hình nghiên cứu đề xuất các yếu yếu tốhưởng đến ý định quay về quê hương làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách ưu đãi của địa phương
Ý định quay về quê hương
làm việc
Mức lương bình quân tại địa phương
Chi phí sinh họat tại địa phương
Tình cảm gia đình Tình cảm quê hương Điều kiện làm việc tại địa phương H6+ H5+ H4+ H3+ H2+ H1+
32
thành thị là sự tăng trưởng kinh tế và sự mở rộng của khu vực công nghiệp. Và lý thuyết của Todaro còn chỉ ra rằng: quyết định di cư còn phụ thuộc vào cơ hội làm việc, cơ sở hi vọng có việc làm nơi thành thị. Ngoài ra, sự hấp dẫn của một địa phương nào đó thể hiện qua chính sách, cơ hội phát triển nghề nghiệp, điều kiện sống,...là yếu tố quan trọng thu hút tầng lớp di cư mới ( Kotler et al, 1993). Từ những yếu tố trên, có thể đưa ra giả thuyết H1.
H1: Điều kiện làm việc tại địa phương càng tốt thì càng thu hút sinh viên tốt nghiệp tại TPHCM về quê công tác.
Ngoài điều kiện làm việc, tình cảm đối với quê hương cũng khiến chúng ta phải suy nghĩ nhiều. Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Nitchapa Morathop, Chamaiporn Kanchanakitsakul, Pramote Prasartkul Bhuddipong Satayavongthip trong: “Ý định làm việc tại quê nhà của một người: Sinh viên năm 4 Đại học Naresuan, Tỉnh Phitsanulok” thì ý thức quê hương ảnh hưởng quan trọng đến ý định tích cực trở lại quê hương để làm việc. Nếu trong trường đại học sinh viên có ý thức quê hương ở mức độ cao, nó có khả năng sẽ gia tăng ý định trở về quê hương để làm việc của sinh viên. Và điều này cũng hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu về các yếu tố lựa chọn nơi làm việc của 360 sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh tại TP. Hồ Chí Minh của Trần Văn Mẫn và Trần Kim Dung thì tình cảm đối với quê hương cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên. Do đó, có thể đưa ra giả thuyết H2
H2: Tình cảm quê hương của sinh viên Quảng Ngãi càng sâu đậm thì càng thu hút sinh viên tốt nghiệp tại TPHCM về quê công tác
Trong một vài trường hợp sinh viên sau khi tốt nghiệp vì tình cảm với gia đình với người thân ở quê, họ không muốn sống một mình nơi đất khách quê người nữa mà họ muốn được gần gũi được chăm sóc cho gia đình, người thân của mình. Đó là sợi dây tình cảm níu kéo họ quay về quê hương làm việc sau khi tốt nghiệp. Điều này đã được chỉ ra trong nghiên cứu ý định quay về quê nhà làm việc của một người của Nitchapa Morathop (2010). Vì vậy giả thuyết H3 được phát biểu như sau:
33
H3: Tình cảm gia đình của sinh viên Quảng Ngãi càng sâu đậm thì càng thu hút sinh viên tốt nghiệp tại TPHCM về quê công tác.
Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, con người ngày càng chật vật hơn để kiếm sống. Do đó, mọi vấn đề sinh hoạt của cá nhân liên quan đến chi phí đều phải được cá nhân cân nhắc kỹ càng. Điều này đồng nghĩa với trong một giới hạn nào đó, chi phí sinh hoạt sẽ tác động đến quyết định của cá nhân. Cụ thể là quyết định quay về quê hương làm việc. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Lê Trần Thiên Ý, Nguyễn Hồ Anh Khoa và Mã Bình Phú về “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê làm việc của sinh viên kinh tế, trường Đại học Cần Thơ. Theo tác giả thì lý do mà sinh viên về quê hương làm việc là để tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Điều này sẽ dẫn đến giả thuyết H4
H4: Chi phí sinh hoạt ở địa phương càng rẻ thì càng thu hút sinh viên tốt nghiệp tại TPHCM về quê công tác.
Ngày nay, mức lương luôn là mối quan tâm của mọi người khi bắt đầu một công việc nào đó. Và đối với quyết định về quê hương để làm việc thì mức lương cũng có những tác động nhất định. Theo Ravenstein yếu tố kinh tế là nhân tố quan trọng của di cư (Ravenstein, 1889); Lewis đã trình bày quan điểm của di cư từ nông thôn ra thành thị trong cuốn: “Sựphát triển kinh tế đối với việc cung cấp không giới hạn về lao động" (Economic Development with Unlimited Suplies of Labour, 1954). Theo ông lý do khiến di cư từ nông thôn ra thành thị là do sự chênh lệch về mức lương. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với nhiều lý thuyết: Theo Lee trong cuốn sách: “ Một học thuyết chung về di cư” (A general theory of migration, 1966) ông cho rằng di cư còn phụ thuộc vào tính toán và thu nhập mong đợi. Lý thuyết di cư nông thôn - thành thị của Todaro (1969), Todaro đã chỉ ra được qui mô, mức độ của làn sóng di cư phụ thuộc vào những mong đợi cá nhân về lợi ích mà sự mong đợi này được đo bằng sự khác nhau về thu nhập thực tế giữa thành thị và nông thôn. Từ những yếu tố trên có thể dẫn đến giả thuyết H5
H5:Mức lương bình quân tại địa phương càng cao thì càng thu hút sinh viên tốt nghiệp tại TPHCM về quê công tác.
34
“Chính sách ưu đãi của địa phương” là những chính sách hỗ trợ về việc làm, chỗ ở, giáo dục... mà các địa phương đưa ra nhằm thu hút sinh viên sau khi ra trường đến địa phương làm việc (Jennlfer & Peter 2009).
Theo Trần Văn Mẫn & Trần Kim Dung (2006) khi địa phương có nhiều chính sách ưu đãi về việc làm, chỗ ở, giáo dục sẽ là một hỗ trợ không nhỏ trong quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên. Trong nghiên cứu về sự lựa chọn nghề nghiệp của các giáo viên ở các trường trong khu vực đô thị Jennlfer & Peter (2009) đã cho rằng việc nên ở lại hay nên đi nó gắn liền với các yếu tố như hỗ trợ kịp thời và công bằng của cấp quản lý; các hỗ trợ liên quan đến gia đình như nhà tập thể. Do đó, giả thuyết H6 được phát biểu như sau:
H6: Chính sách ưu đãi của địa phương càng tốt thì càng thu hút sinh viên tốt nghiệp tại TPHCM về quê công tác.
Tóm tắt chương 2: Chương này đã trình bày cơ sở lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng, lý thuyết về marketing địa phương và các nghiên cứu liên quan trước đây. Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay về quê hương làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên tỉnh Quảng Ngãi và nêu ra các giả thuyết của đề tài.
35
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu gồm hai bước chính, (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức. Trong đó, nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính, nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng. Đối tượng khảo sát là những sinh viên người Quảng Ngãi đang học hoặc đã tốt nghiệp và đi làm tại TPHCM.
- Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính phỏng vấn chuyên gia. Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá, sàng lọc lại các nhân tố đưa vào mô hình nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các chuyên gia qua đó hiệu chỉnh các thang đo.
- Nghiên cứu chính thức được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp định lượng theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Nghiên cứu này dùng để kiểm tra lại mô hình đo lường cũng như mô hình lý thuyết và các giả thuyết của mô hình. Quy trình của nghiên cứu cũng như các thiết kế chi tiết được trình bày ở phần dưới đây.
36