Mô hình nghiên cứu sẽ được đánh giá chính xác hơn, kết quả nghiên cứu có giá trị hơn nếu như mở rộng phạm vi mẫu điều tra ra nhiều tỉnh thành khác như: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng…
Cũng có thể mở rộng nghiên cứu qua các nhóm đối tượng khác như Việt Kiều, chuyên gia nhằm đưa ra những chính sách thu hút nhân lực có trình độ cao về làm việc cho quê hương.
Tóm tắt chương 5: Trên cơ sở phân tích những kết quả nghiên cứu của chương 4, chương này tác giả đã kết luận và đưa ra những kiến nghị cho chính quyền Quảng Ngãi và các doanh nghiệp ở địa phương. Các kiến nghị này chủ yếu tập trung vào kết quả mà tác giả vừa nghiên cứu được với hy vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều sinh viên quay về Quảng Ngãi làm việc sau khi tốt nghiệp.
80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt:
1. Cục thống kê Quảng Ngãi
2. Trần Kim Dung & Trần Văn Mẫn , 2006. Các yếu tốảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp.Tạp chí phát triển kinh tế, TPHCM tháng 7/2006. 3. La Nguyễn Thùy Dung&Huỳnh Trường Huy, 2011. Các yếu tốảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc: trường hợp sinh viên Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Cần Thơ: Tạp chí khoa học 2011 : 17b 130-139
4. Kotler, P. , 2005. Marketing Căn Bản. (Biên dịch Phan Thăng, Vũ Thị Phượng, Giang Văn Chiến), NXB Giao Thông Vận Tải, Hà Nội.
5. Kotler, P. 2005.Tiếp thịđịa phương Châu Á, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright (Biên dịch HữuĐức, Quý Tâm).
6. Torado, M.P (1998), kinh tế học cho thế giới thứ ba. Giới thiệu những nguyên tắc, vấn đề và chính sách phát triển, NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc,2005. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản thống kê, TPHCM
8. Lê Trần Thiên Ý, Nguyễn Hồ Anh Khoa và Mã Bình Phú, 2013. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê làm việc của sinh viên kinh tế, trường Đại học Cần Thơ, Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ.
B. Tiếng Anh:
9. Bob E.Hayes,1998. Measuring cuatmer satisfastion, ASQ Quality press Milwankee, Wisconsin.
10.David L.Kurt & Kennet E.Clow,1998. Service Marketing, John Willey & Sons Inc. 11.Drucker FP, 1958. Marketing and economic development, Journal of Marketing,
22(3), 252-59.
12.Fairbanks, M & Lindsay, S, 1997. Plowing the sea, MA, Harvard Business School Press.
13.Kotler P, Haider D.H, Rein I, 1993. Marketing Places, Attracting Investment, Industry and Tuorism to Cities, States and Nations, Singapore, John Willey & Sons (Asia). 14.Lee, S.E, 1966. A theory of migration, Demography vol 3, No 1 (1966), pp.47-57
81
15.Maslow, A. H, 1943. A Theory of Human Motivation, Psychological Review.
16.Nitchapa Morathop, Chamaiporn Kanchanakitsakul, Pramote Prasartkul, Bhuddipong Satayavongthip, 2010. Intention to Work in One’s Hometown: Seniors at Naresuan University, Phitsanulok Province, Journal of Demography. Volume 26 Number 2 September 2010.
17.Jennifer, C. Ng & L. Peter, 2009. Should I stay or should I go? Examining the career choices of alternatively licensed teachers in urban schools, Urban Review.
18.Reddy, A.C & Campell, D.P, 1994. Marketing’s Role in Economic Developmen, Quorumm Books, Westport.
19.Todato, P.M, 1969. A model of labor migration and urban unemployment in less developed countries. The American Economic Review. 59(1):138-148.
C. Website
20.http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh-27-2013-QD-UBND-chinh-sach-thu-
hut-nhan-luc-lam-viec-tai-Quang-Ngai-vb193381.aspx
21.http://www.quangngai.gov.vn/vi/cuctk/Pages/qnp-thuctranglucluonglaodong-qnpnd- 617-qnpnc-42-qnpsite-1.html#
82
PHỤ LỤC 1
NỘI DUNG PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA
Kính chào Ông/bà, tôi là Huỳnh Tấn Dũng, hiện là học viên cao học của trường Đại học Tài Chính Marketing. Hiện nay, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay về quê hương làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên tỉnh Quảng Ngãi. Tôi rất vinh dự được thảo luận với Ông/bà về vấn đề này. Tất cả các ý kiến đóng góp của Ông/bà đều giúp ích rất nhiều cho nghiên cứu của tôi.
NỘI DUNG THẢO LUẬN
1.Theo Ông/bà trong những năm gần đây tỷ lệ sinh viên có hộ khẩu ở Quảng Ngãi quay về quê hương làm việc sau khi tốt nghiệp cao hay thấp? Lý do?
2. Theo Ông/bà sinh viên về quê làm việc thường chọn doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân? Lý do?
TÓM LƯỢC CÁC YẾU TỐTÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH QUAY VỀ QUÊ
HƯƠNG LÀM VIỆC
1. Điều kiện làm việc tại địa phương 2. Vị trí môi trường
3. Mức lương bình quân tại địa phương 4. Chính sách ưu đãi của địa phương 5. Chi phí sinh hoạt ở địa phương 6. Thông tin và thủ tục thoáng 7. Tình cảm quê hương
8. Tình cảm gia đình 9. Đặc điểm cá nhân
83
Theo Ông/bà trong các yếu tố trên, những yếu tố nào có tác động đến ý định quay về quê làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên tỉnh Quảng Ngãi? Ngoài những yếu tố đã đề cập ở trên theo Ông/bà còn yếu tố nào có tác động mà chưa được đề cập đến không?
(Tiến hành gạn lọc các nhân tố không rõ ràng, không quan trọng hoặc không có liên quan và bổ sung thêm các nhân tố mà ông/bà cho rằng có tác động mà chưa được đề cập đến.)
XÂY DỰNG THANG ĐO
Theo Ông/bà, những thang đo sau đây có phù hợp với việc đo lường nguyện vọng quay về quê hương làm việc của sinh viên tỉnh Quảng Ngãi hay không? Cần thêm, bớt hay chỉnh sửa gì?
1.Điều kiện làm việc tại địa phương
• Giao thông thuận tiện
• An ninh trật tự tại địa phương
• Sự phát triển kinh tế
• Cơ hội việc làm
• Không gian làm việc tốt
2.Vịtrí và môi trường sống ởđịa phương
• Môi trường ở địa phương sạch sẽ và trong lành
• Vệ sinh môi trường ở địa phương rất tốt
• Địa phương có đủ nước sạch và điện sinh hoạt
3.Mức lương bình quân tại địa phương
• Mức lương bình quân của các doanh nghiệp tại QN gần với mức lương kỳ vọng của bản thân
• Mức lương bình quân của các cơ quan nhà nước tại QN gần với mức lương kỳ vọng của bản thân
4.Chính sách ưu đãi của địa phương
• Chính sách ưu đãi về lương bổng
84
• Chính sách trọng dụng nhân tài
• Sự tôn vinh của chính quyền
5.Chi phí sinh hoạt ởđịa phương
• Chi phí sinh hoạt rẻ
• Không phải mất tiền thuê phòng trọ
• Không phải lo nhà ở khi lập gia đình
6.Thông tin và thủ tục thoáng
• Thông tin về nhu cầu của địa phương luôn được phổ biến rộng rãi
• Địa phương có thủ tục hành chính thông thoáng
• Chính sách tuyển dụng của địa phương rõ ràng, minh bạch
7.Tình cảm quê hương
• Tình yêu với quê hương
• Mong muốn đóng góp và xây dựng quê hương
• Những kỷ niệm đẹp về quê hương
• Yêu mến con người Quảng Ngãi
8.Tình cảm gia đình
• Có điều kiện gần gũi gia đình
• Có điều kiện chăm sóc gia đình
• Gần gũi người thân
• Vì muốn được sự hỗ trợ của gia đình
• Vì không muốn xa người thân
• Vì người yêu đang sinh sống và làm việc ở đây
9.Đặc điểm cá nhân
• Kiến thức chuyên môn phù hợp với yêu cầu của địa phương
• Kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của địa phương
• Năng lực đáp ứng yêu cầu của địa phương
• Làm việc ở địa phương phù hợp với sở thích
10.Các nhân tốảnh hưởng
85
• Định hướng của anh, chị, em trong gia đình
• Theo lời khuyên của thầy, cô giáo ở trường Đại học, Cao đẳng
• Theo ý kiến bạn bè
11.Ý định quay về
• Tôi rất thích làm việc ở Quảng Ngãi
• Tôi luôn sẵn sàng về Quảng Ngãi làm việc
• Làm việc ở Quảng Ngãi là mong muốn của tôi
86
KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA
Kết quả phỏng vấn cho thấy thành phần thông tin và thủ tục thoáng được các chuyên gia cho là không có ảnh hưởng đến ý định quay về quê hương làm việc. Cụ thể có 7 người không đồng ý. Theo các cán bộ và các cựu sinh viên thông tin và thủ tục ở địa phương không gây trở ngại về các vấn đề liên quan đến việc làm nên sẽ không được sinh viên quan tâm khi quyết định về quê hương làm việc. Nên thành phần này không phù hợp sẽ bị loại ra khỏi mô hình nghiên cứu
Thay vào đó, các chuyên gia cho rằng yếu tố tình cảm quê hương có tác động mạnh đến ý định quay về quê hương làm việc. Cụ thể là cả 8 người tham gia thảo luận đều đồng ý rằng yếu tố này quan trọng đối với ý định quay về quê hương làm việc. Bởi lẽ, trong bản thân mỗi người đều có một tình cảm đặc biệt dành cho quê hương mình. Chúng ta đều muốn được sinh sống tại quê hương để có thể cống hiến sức mình cho quê hương. Cho nên yếu tố tình cảm quê hương đưa vào trong mô hình.
Thành phần mức lương bình quân tại địa phương cũng được các chuyên gia đồng tình rằng có tác động đến ý định về quê hương để làm việc của sinh viên đặc biệt là giai đoạn kinh tế khó khăn, lạm phát ngày càng tăng cao. Cụ thể có 8 người đồng ý. Và theo các chuyên gia, một người đi làm thì mong muốn nhận được mức lương cao. Đối với sinh viên cũng vậy, họ sẽ có sự so sánh về mức lương giữa các khu vực và các doanh nghiệp với nhau khi quyết định chọn nơi để làm việc. Vì thế mức lương sẽ được đưa vào mô hình nghiên cứu.
Thành phần điều kiện làm việc tại địa phương cũng là nhân tố được 8 chuyên gia đều đồng ý là có ảnh hưởng đến ý định quay về quê hương làm việc của sinh viên. Theo các chuyên gia thì bất cứ một người nào đi làm cũng quan tâm đến điều kiện để làm việc và phát triển bản thân, cơ hội việc làm, môi trường để làm việc…Do đó yếu tố điều kiện làm việc được đưa vào mô hình nghiên cứu
Thành phần chính sách ưu đãi của địa phương cũng được các chuyên gia chấp nhân là có ảnh hưởng đến ý định quay về quê hương làm việc. Cụ thể 8 người đều đồng ý. Theo các chuyên gia các chính sách như lương bổng, chính sách về đất đai, nhà ở là động lực rất lớn để thu hút sinh viên quay về. Vì các chính sách này sẽ làm cho người lao động yên tâm hơn và không lo lắng về chổ ở, cơm áo gạo tiền…từ đó
87
tập trung và cống hiến cho quê hương. Vì vậy chính sách ưu đãi của địa phương cũng được đưa vào mô hình nghiên cứu.
Thành phần chi phí sinh hoạt tại địa phương cũng được các chuyên gia cho rằng có ảnh hưởng đến ý định về quê làm việc. Cụ thể là có 6 người đồng ý. Các chuyên gia cho rằng địa phương nào có chi phí sinh hoạt rẻ sẽ giúp cho người lao động tiết kiệm được nhiều khoản chi tiêu không cần thiết giúp cho họ có cuộc sống thoải mái hơn. Do đó, thành phần chi phí sinh hoạt ở quê hương được đưa vào mô hình nghiên cứu.
Thành phần tình cảm gia đình cũng được các chuyên gia đánh giá là có ảnh hưởng đến ý định quay về quê hương làm việc. Cụ thể có 8 người đồng ý. Các chuyên gia cho rằng vì không muốn sống xa gia đình, người thân mà muốn được gần gũi và chăm sóc cho họ nên rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp quyết định quay về quê làm việc.Vì vậy, thành phần tình cảm gia đình được đưa vào mô hình nghiên cứu.
Thành phần vị trí môi trường sống sau khi đưa ra thảo luận thì các chuyên gia cho rằng không có ảnh hưởng đến ý định quay về quê hương làm việc. Cụ thể 7 người không đồng ý vì vị trí môi trường sống đó là vấn đề về môi trường, khí hậu trong sạch, có đầy đủ nước sạch và điện không? vị trí giao thông có thuận lợi không?.Theo các chuyên gia các vấn đề này hiếm khi sinh viên nghỉ tới để đưa ra ý định chọn nơi làm việc. Do đó thành phần vị trí môi trường sống được cho là không phù hợp và bị loại ra khỏi mô hình.
Thành phần đặc điểm cá nhân các chuyên gia cho rằng không ảnh hưởng đến ý định quay về quê hương làm việc. Cụ thể có 6 người không đồng ý. Theo đa số các chuyên gia cho rằng yêu cầu về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp khi làm việc ở Quãng Ngãi và các địa phương khác không có sự khác biệc quá lớn. nên sẽ không có nhiều trường hợp vì sinh viên có năng lực kém nên không thể làm việc ở các thành phố lớn mà quay về địa phương. Nhân tố đặc điểm cá nhân không được đưa vào mô hình nghiên cứu.
Thành phần các cá nhân có ảnh hưởng cũng không được các chuyên gia cho rằng có ảnh hưởng đến ý định quay về quê hương làm việc của sinh viên. Cụ thể có 6 người không đồng ý. Theo các chuyên gia ý định quay về hay ở lại các thành phố lớn làm việc là một quyết định lớn ảnh hưởng đến cả đời của họ nên dựa vào rất nhiều yếu tố quan trọng khác để đi đến quyết định. Còn sự góp ý của thầy cô, bạn bè…là rất nhỏ
88
chưa đủ để gây ảnh hưởng đến quyết định của họ. Vì vậy yếu tố các nhân tố ảnh hưởng cũng không được đưa vào mô hình
Ngoài ra, trong quá trình thảo luận tác giả cũng có hỏi các chuyên gia về các yếu tố khác ảnh hưởng đến ý định về quê hương làm việc của sinh viên tỉnh Quảng Ngãi ngoài 10 yếu tố tác giả đã đưa ra. Tuy nhiên, các chuyên gia đều đồng ý các yếu tố này đã đủ và không cần bổ sung thêm. Nên tác giả sẽ chỉ giữ lại những yếu tố phù hợp và loại bỏ những yếu tố không phù hợp ra khỏi mô hình nghiên cứu. Như vậy mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 6 yếu tố: (1) Điều kiện làm việc tại địa phương; (2) Tình cảm quê hương; (3) Tình cảm gia đình; (4) Chi phí sinh hoạt tại địa phương; (5) Mức lương bình quân tại địa phương; (6) Chính sách ưu đãi của địa phương.
89
PHỤ LỤC 2
BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
Giới thiệu:
Xin chào Anh/Chị! Tôi tên là Huỳnh Tấn Dũng, học viên khoa Sau Đại học của Trường Đại học Tài chính Marketing. Hiện nay, tôi đang thực hiện luận văn thạc sĩ với đề tài là “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở về quê hương làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên tỉnh Quảng Ngãi”. Nghiên cứu này nhằm mục đích đề xuất một số ý kiến từ đó hoàn thiện hơn chính sách thu hút nhân lực về làm việc ở tỉnh Quảng Ngãi. Do vậy, không có quan điểm, câu trả lời nào là đúng hay sai cả, tất cả các ý kiến đóng góp của Anh/Chị đều có ý nghĩa đối với tôi trong việc thực hiện đề tài này.
Phần 1: Anh /Chị vui lòng cho biết một số thông tin về xu hướng quay về: 1. Anh/Chị có dự định quay về Quảng Ngãi làm việc không?
□ Có
□ Không
2. Anh/Chị vui lòng cho biết nếu Anh/Chị có dự định về Quảng Ngãi làm việc thì khi nào sẽ quay về?
□ Sẽ về ngay nếu tìm được việc làm
□ Chờ làm một vài năm có kinh nghiệm rồi mới quay về
□ Ý kiến khác…………
Phần 2: Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý về các phát biểu dưới đây. Trong các phát biểu Anh/Chị cho biết sự đồng ý theo thang điểm từ 1 đến 5 với 1: Hoàn toàn không đồng ý, 2: Không đồng ý, 3: Trung dung, 4: Đồng ý, 5: Hoàn toàn đồng ý ( Xin chỉ khoanh tròn 1 con số thích hợp cho từng phát biểu).
1. Quảng Ngãi (QN) có hệ thống giao thông thuận tiện ... 1 2 3 4 5 2. QN có an ninh trật tự tốt, an toàn ... 1 2 3 4 5 3. Tăng trưởng kinh tế ở QN đang phát triển tốt ... 1 2 3 4 5