Thống kê mô tả biến định tính

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay về quê hương làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên tỉnh quảng ngãi (Trang 60 - 63)

Vềđặc điểm có hay không có dựđịnh quay về Quảng Ngãi làm việc

Bảng 4.1: Thống kê mẫu vềđặc điểm có hay không có dựđịnh quay về

Tần số Tỷ lệ (%) Có dự định quay về Quảng Ngãi làm việc 161 65.4 Không có dự định quay về Quảng Ngãi làm

việc 85 34.6

Tổng cộng 246 100

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (phụ lục 9, trang115)

Hình 4.1: Biểu đồ thống kê mẫu có hay không có dự định quay về

Nhìn vào bảng số liệu (bảng 4.1) ta thấy tỷ lệ giữa 2 nhóm người có dự định và không có dự định quay về Quảng Ngãi làm việc có sự chênh lệch rất lớn. Trong số 246 người Quảng Ngãi được phỏng vấn, ta thấy có tới 161 người có dự định quay về, tương ứng với 65.4%, phần còn lại là 85 người không có dự định quay về tương ứng với 34.6%. Như vậy chúng ta có thể thấy được đa phần sinh viên sau khi tốt nghiệp hay chuẩn bị tốt nghiệp họ đều mong muốn quay về tỉnh nhà để làm việc và cống hiến.

49

Thời gian khi nào vềđịa phương làm việc

Bảng 4.2:Thống kê mẫu vềđặc điểm thời gian quay về làm việc

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (phụ lục 9, trang 115)

Hình 4.2: Biểu đồ thống kê mẫu vềđặc điểm thời gian quay về làm việc

Nhìn vào kết quả thống kê ở trên (bảng 4.2) ta thấy đa số sinh viên người Quảng Ngãi đều đã sẵn sàng và muốn được cống hiến cho quê hương của mình, có tới 119 người tương ứng với 48.4% sẽ quay về ngay nếu tìm được việc ở quê. Một số muốn làm việc một thời gian để tích luỹ kinh nghiệm, học hỏi kinh nghiệm từ các công ty, tập đoàn lớn rồi mới quay về địa phương làm việc nhằm có cơ sở cũng như kiến thức, chuyên môn để áp dụng vào công việc mới, con số này chiếm 32.9%. Còn lại 18.7% chưa xác định được khi nào sẽ về.

Tần số Tỷ lệ(%) Sẽ về ngay nếu tìm được việc làm 119 48.4 Chờ một vài năm có kinh nghiệm

rồi mới về 81 32.9

Ý kiến khác 46 18.7

50

Về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, chuyên ngành, tình trạng hôn nhân, thu nhập trung bình

Bảng 4.3: Thống kê mẫu về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, chuyên ngành, tình trạng hôn nhân, thu nhập trung bình.

Tần số Tỷ lệ (%)

Giới tính Nam 99 40.2

Nữ 147 59.8

Độ tuổi Dưới 23 98 39.8

Từ 23 - 32 148 60.2

Nghề nghiệp Nhân viên làm việc trong công ty/ cơ quan nhà nước 147 59.8

Sinh viên 99 40.2 Trình độ học vấn Cao đẳng 51 20.7 Đại học 183 74.4 Sau đại học 12 4.9 Chuyên ngành Khoa học tự nhiên 21 8.5 Kinh tế 102 41.5 Kỹ thuật 39 15.9 Khoa học xã hội 9 3.7 Khác 75 30.5 Tình trạng hôn nhân Đã lập gia đình 37 15.0 Độc thân 209 85.0 Thu nhập trung bình Dưới 3 triệu đồng 79 32.1 Từ 3 triệu đến 5 triệu đồng 48 19.5 Từ 5 triệu đến 10 triệu đồng 97 39.4 Trên 10 triệu đồng 22 8.9

Nguồn: số liệu điều tra của tác giả (phụ lục 9, trang 115)

Trong 246 sinh viên trả lời khảo sát, tỷ lệ nữ cao hơn nam, với nam chiếm 40.2% và nữ là 59.8%. Đồng thời, qua số liệu cho thấy tỷ lệ những người trả lời dưới 23 tuổi (39.8%) thấp hơn so với tỷ lệ những người trả lời câu hỏi từ 23 đến 32 tuổi (60.2%).

51

Tỷ lệ những sinh viên đã tốt nghiệp và đi làm trong các công ty, cơ quan nhà nước (59.8%) cao hơn sovới tỷ lệ sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp (40.2%). Xét về trình độ học vấn, đa phần sinh viên được khảo sát có trình độ đại học (74.4%), điều này cũng dễ hiểu vì đây cũng chính là trình độ chiếm số đông nhất trong tổng số lượng sinh viên Quảng Ngãi và cũng chính là điều kiện quan trọng cho việc thu hút nhân lực, còn lại là cao đẳng (20.7%), sau đại học (4,9%). Mẫu nghiên cứu đại diện cho sinh viên với nhiều chuyên ngành khác nhau như Khoa học tự nhiên (8.5%), kinh tế (41.5%), kỹ thuật (15.9%), khoa học xã hội (3.7%), khác (30.5%). Trong cơ cấu mẫu này có sự chênh lệch khá cao về tình trạng hôn nhân, những người đã lập gia đình chỉ chiếm (15%) và những người độc thân chiếm (85%). Điều này chứng tỏ rằng sinh viên Quảng Ngãi là những người trẻ tuổi, chưa có gia đình ổn định nên dám chấp nhận sự thay đổi và thử thách khi họ có xu hướng quay về địa phương làm việc. Cuối cùng, mẫu thu nhập trung bình ở những mức khác nhau, dưới 3 triệu đồng chiếm (32.1%), tỷ lệ thu nhập từ 3 đến 5 triệu chiếm (19.5%), tỷ lệ thu nhập từ 5 đến 10 triệu chiếm (39.4%), còn lại là trên 10 triệu chiếm tỷ lệ (8.9%).

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay về quê hương làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên tỉnh quảng ngãi (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)