Thực trạng lực lượng lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay về quê hương làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên tỉnh quảng ngãi (Trang 39 - 40)

Trong năm 2013, cả tỉnh có 88.340 người, tương ứng với 12,1% đã được đào tạo đang tham gia làm việc trên tổng số 730.661 người đang làm việc.

Nhìn vào bảng 2.3 cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo giữa nam và nữ mức chênh lệch 4,4%. (nam là 14,5% và nữ là 10,1%). Tương tự vậy, cũng có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo giữa thành thị và nông thôn, mức chênh lệch này là 22,5% (thành thị là 25,9% và nông thôn là 10,1%).

Trong dãy số liệu ta thấy rằng, xu hướng học cao đẳng và sử dụng trình độ cao đẳng trong nền kinh tế thấp, do đó tỉ lệ chênh lệch về lao động đang làm việc đã qua đào tạo cũng không đáng kể giữa nam và nữ cũng như thành thị và nông thôn ở nhóm trình độ này. Chất lượng việc làm của tỉnh còn thấp và không đồng đều giữa các vùng. Lao động có kỹ năng, đặc biệt là lao động sản xuất trực tiếp là tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững, thu nhập cao và đáp ứng được yêu cầu của các ngành trong việc sử dụng công nghệ hiện đại và hoạt động quản lý.

Bảng 2.3: Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo, năm 2013

Đơn vị tính: Phần trăm

Giới tính/

khu vực Tổng số Dạy nghề Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên

Toàn tỉnh 13,2 2,7 3,9 2,2 3,4 Nam 14,5 4,9 4,0 1,9 3,7 Nữ 10,1 0,5 3,9 2,5 3,2 Chênh lệch 4,4 4,4 0,1 (0,6) 0,5 Thành thị 25,9 4,9 6,8 2,8 11,3 Nông Thôn 10,1 2,3 3,5 2,1 2,1 Chênh lệch 15,8 2,6 3,3 0,7 9,2

Nguồn niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2014

Cơ cấu lao động có việc làm theo trình độ học vấn

Trong bảng 2.3, tỷ trọng lao động có việc làm chưa bao giờ đi học chiếm khá cao 9% trong tổng số lao động, trong đó nữ không đi học chiếm rất nhiều so với nam (74,2%), lực lượng này chủ yếu ở nông thôn đặc biệt là vùng sâu vùng xa. Hơn một nửa số lao động trong nền kinh tế tốt nghiệp từ tiểu học (28,6%) đến trung học cơ sở (26,2%). Ở các trình độ học vấn thấp (từ chưa bao giờ đi học cho đến tốt nghiệp tiểu

28

học) thì nữ chiếm số đông hơn nam, tuy nhiên càng ở các trình độ cao thì nam lại chiếm số đông hơn nữ. Điều này cho thấy, vẫn còn sự bất bình đẳng về giới trong giáo dục phổ thông của lực lượng lao động.

Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn, năm 2013

Đơn vị tính: Phần trăm

Trình độ học vấn Tổng số Nam Nữ % Nữ

Tổng số 100 100 100 49,2

Chưa đi học 9,0 4,6 13,6 74,2

Chưa tốt nghiệp tiểu học 16,4 13,0 19,9 59,8

Tốt nghiệp tiểu học 28,4 29,5 27,3 47,2

Tốt nghiệp THCS 26,2 28,8 23,4 44,1

Tốt nghiệp THPT 7,7 9,6 5,7 36,7

Trình độ chuyên môn kỹ thuật 12,3 14,5 10,1 40,2

Nguồn niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2014

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay về quê hương làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên tỉnh quảng ngãi (Trang 39 - 40)