Một số mô hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay về quê hương làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên tỉnh quảng ngãi (Trang 34)

Nghiên cứu về vấn đề này gần đây nhất là nghiên cứu của Lê Trần Thiên Ý, Nguyễn Hồ Anh Khoa và Mã Bình Phú (2013), các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê làm việc của sinh viên kinh tế, trường Đại học Cần Thơ, Tạp chí khoa học

23

trường đại học Cần Thơ, được tiến hành trên 385 sinh viên kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ sau tốt nghiệp. Thông qua phương pháp phân tích nhân tố và mô hình hồi quy nhị nguyên, kết quả rút ra được 5 nhân tố tác động đến quyết định về quê làm việc của sinh viên sau tốt nghiệp, xếp theo thứ tự tầm quan trọng: (1) Điều kiện làm việc tại địa phương, (2) Tình cảm quê hương, (3) Chi phí sinh hoạt ở địa phương, (4) Mức lương bình quân tại địa phương, (5) Chính sách ưu đãi của địa phương.

Nghiên cứu của Trần Văn Mẫn & Trần Kim Dung (2006) về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp. Qua khảo sát 360 sinh viên ngành quản trị kinh doanh chuẩn bị tốt nghiệp của Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh,

kết quả cho thấy, có tám nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên sắp tốt nghiệp bao gồm: (1)Việc làm; (2) Thông tin và thủ tục thoáng; (3)Tình cảm quê hương; (4) Chính sách ưu đãi; (5) Vị trí và môi trường; (6) Con người; (7) Điều kiện giải trí; (8) Chi phí sinh hoạt rẻ.

Nghiên cứu của La Nguyễn Thùy Dung và Huỳnh Trường Huy (2011), Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc. Trường hợp sinh viên Đại học Cần Thơ. Qua khảo sát 200 sinh viên năm cuối thuộc các khoa khác nhau tại Trường Đại học Cần Thơ thì có gần 60% sinh viên ở các tỉnh khác sau khi tốt nghiệp có xu hướng ở lại Thành phố Cần Thơ để làm việc. Nguyên nhân dẫn đến quyết định này xuất phát từ cơ hội phát triển nghề nghiệp, học tập và thu nhập tốt hơn tại thành phố này. Ngoài ra, tác giả cũng chứng minh có sự khác biệt về xu hướng ở lại Thành phố Cần Thơ để tìm việc dựa trên các yếu tố như ngành nghề, giới tính, quan hệ gia đình... Những trường hợp trở về địa phương tìm việc gắn liền với yếu tố gia đình là chủ yếu. Ngoài yếu tố gia đình và môi trường làm việc thì bản thân sinh viên đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định ở lại Thành phố Cần Thơ làm việc. Điều này xuất phát từ nhận thức, hiểu biết của họ về thị trường lao động tại Thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng có 3 yếu tố bao gồm: (1) Môi trường làm việc; (2) Gia đình và bạn bè; (3) Yếu tố cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc.

24

Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả một số nghiên cứu liên quan

Tác giả (Năm) Nội dung nghiên cứu Nhân tố tác động Nitchapa Morathop & các

cộng sự (2010)

Ý định làm việc tại quê nhà của một người - Tình cảm quê hương - Tình cảm gia đình - Kỳ vọng thu nhập tại quê hương - Nhóm tham khảo Jennifer và Peter (2009) Quyết định chọn nơi làm

việc của giáo viên khu vực thành thị - Công việc - Hỗ trợ kịp thời và công bằng của cấp quản lý - Hỗ trợ liên quan đến gia đình - Hỗ trợ dụng cụ làm việc

Torado (1969) Lao động di cư nông thôn thành thị

- Cơ hội việc làm phi nông nghiệp

- Tiền lương cao Lê Trần Thiên Ý, Nguyễn

Hồ Anh Khoa, và Mã Bình Phú (2013)

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê làm việc của sinh viên kinh tế trường đại học Cần Thơ

- Điều kiện làm việc tại địa phương

- Tình cảm quê hương - Chi phí sinh hoạt ở địa

phương

- Mức lương bình quân tại địa phương

- Chính sách ưu đãi của địa phương

Trần Văn Mẫn và Trần Kim Dung (2006)

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên tốt

- Việc làm

- Thông tin và thủ tục thoáng

25

nghiệp - Tình cảm quê hương

- Chính sách ưu đãi - Vị trí và môi trường - Con người

- Điều kiện giải trí - Chi phí sinh hoạt La Nguyễn Thùy Dung&

Huỳnh Trường Huy (2011)

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc

- Môi trường làm việc - Gia đình và bạn bè - Yếu tố cá nhân

2.4. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG MIỀN NGHIÊN CỨU

2.4.1 Tình hình phát triển kinh tế

Trong 5 năm vừa qua (2011- 2015), quy mô nền kinh tế tăng lên đáng kể với tổng sản phẩm trong tỉnh tăng bình quân 7.2 %/năm, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Nhà máy lọc dầu và nhiều nhà máy trong khu kinh tế Dung Quất, các khu công nghiệp và khu công nghiệp – đô thị - dịch vụ VSIP – Quảng Ngãi thực sự trở thành hạt nhân phát triển, góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Dự kiến đến cuối năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 62%, dịch vụ chiếm 24% trong cơ cấu kinh tế. Chất lượng, năng lực cạnh tranh và môi trường đầu tư được cải thiện, hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được mở rộng. Quảng Ngãi ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Giai đoạn 2011 – 2015, thu ngân sách ước đạt 128.190 tỷ đồng, tăng bình quân 16,9%; từ một tỉnh nghèo, Quảng Ngãi đã vươn lên thành một trong mười địa phương thu ngân sách cao, có điều tiết cho ngân sách Trung ương. (trích báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015-2020).

2.4.2. Chỉ sốnăng lực cạnh tranh ( PCI)

Kết quả công bố năng lực cạnh tranh PCI ngày 16/4/2015 của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt nam (VCCI), PCI của Quảng Ngãi xếp thứ hạng 20/63 tỉnh thành với tổng số điểm đạt được 59,55 điểm giảm 3,07 điểm và giảm 13 bậc trên bảng xếp hạng so với năm 2013, tụt xuống nhóm xếp thứ hạng khá.

26

Bảng 2.2 : Bảng điểm và vị thứ của các chỉ số thành phần PCI Quảng Ngãi trên bảng xếp hạng 63 tỉnh thành từnăm 2012 – 2014.

TT Chỉ số thành phần

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013/2012 Năm 2014/2013 Điểm số hạng Thứ Điểm số hạng Thứ Điểm số hạng Thứ Điểm số (+,-) Thứ hạng (+,-) Điểm số (+,-) Thứ hạng (+,-) 1 Gia nhập thị trường 9,3 06 8,39 06, 7,97 49 -0,91 0 -0,42 -43 2 Tiếp cận đất đai 6,37 36 6,95 24 5,75 35 0,58 12 -1,2 -11 3 Tính minh bạch 5,71 42 6,58 05 6,94 03 0,87 37 0,36 2 4 Chi phí thời gian 5,96 28 6,82 18 5,83 53 0,86 10 -0,99 -35 5 Chi phí không

chính thức 7,64 07 6,56 32 4,98 36 -1,08 -25 -1,58 -4 6 Tính năng động 5,2 26 6,62 07 3,6 58 1,42 19 -3,02 -51 7 Hỗ trợ doanh

nghiệp 3,85 34 5,71 16 5,83 17 1,86 18 0,12 -1

8 Đào tạo lao

động 4,63 43 5,27 35 5,83 31 0,64 8 0,56 4 9 Thiết chế pháp lý 2,92 53 7,18 02 7,46 02 4,23 51 0,31 0 10 Cạnh tranh bình đẳng 5,95 25 4,11 55 -1,84 -30 Tổng số 58,33 27 62,62 7 59,55 20 20 -3,07 -13 Nhóm xếp hạng Khá Rất tốt Khá

Nguồn Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ngãi

Qua tổng hợp, phân tích đánh giá kết quả PCI năm 2014 và những năm trước cho thấy PCI của Quảng Ngãi chưa ổn định và bền vững, luôn có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể sau nhiều năm PCI nằm ở nhóm xếp hạng trung bình, năm 2011 tăng lên nhóm xếp hạng tốt, năm 2012 lại tụt xuống nhóm xếp hạng khá, năm 2013 tăng lên nhóm xếp hạng rất tốt và năm 2014 lại tụt xuống nhóm xếp hạng khá với vị trí xếp hạng 20, điều đó đã chỉ ra những nhược điểm cần nhanh chóng khắc phục để cải thiện PCI năm 2015 và những năm tiếp theo.

27

2.4.3. Thực trạng lực lượng lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Trong năm 2013, cả tỉnh có 88.340 người, tương ứng với 12,1% đã được đào tạo đang tham gia làm việc trên tổng số 730.661 người đang làm việc.

Nhìn vào bảng 2.3 cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo giữa nam và nữ mức chênh lệch 4,4%. (nam là 14,5% và nữ là 10,1%). Tương tự vậy, cũng có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo giữa thành thị và nông thôn, mức chênh lệch này là 22,5% (thành thị là 25,9% và nông thôn là 10,1%).

Trong dãy số liệu ta thấy rằng, xu hướng học cao đẳng và sử dụng trình độ cao đẳng trong nền kinh tế thấp, do đó tỉ lệ chênh lệch về lao động đang làm việc đã qua đào tạo cũng không đáng kể giữa nam và nữ cũng như thành thị và nông thôn ở nhóm trình độ này. Chất lượng việc làm của tỉnh còn thấp và không đồng đều giữa các vùng. Lao động có kỹ năng, đặc biệt là lao động sản xuất trực tiếp là tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững, thu nhập cao và đáp ứng được yêu cầu của các ngành trong việc sử dụng công nghệ hiện đại và hoạt động quản lý.

Bảng 2.3: Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo, năm 2013

Đơn vị tính: Phần trăm

Giới tính/

khu vực Tổng số Dạy nghề Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên

Toàn tỉnh 13,2 2,7 3,9 2,2 3,4 Nam 14,5 4,9 4,0 1,9 3,7 Nữ 10,1 0,5 3,9 2,5 3,2 Chênh lệch 4,4 4,4 0,1 (0,6) 0,5 Thành thị 25,9 4,9 6,8 2,8 11,3 Nông Thôn 10,1 2,3 3,5 2,1 2,1 Chênh lệch 15,8 2,6 3,3 0,7 9,2

Nguồn niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2014

Cơ cấu lao động có việc làm theo trình độ học vấn

Trong bảng 2.3, tỷ trọng lao động có việc làm chưa bao giờ đi học chiếm khá cao 9% trong tổng số lao động, trong đó nữ không đi học chiếm rất nhiều so với nam (74,2%), lực lượng này chủ yếu ở nông thôn đặc biệt là vùng sâu vùng xa. Hơn một nửa số lao động trong nền kinh tế tốt nghiệp từ tiểu học (28,6%) đến trung học cơ sở (26,2%). Ở các trình độ học vấn thấp (từ chưa bao giờ đi học cho đến tốt nghiệp tiểu

28

học) thì nữ chiếm số đông hơn nam, tuy nhiên càng ở các trình độ cao thì nam lại chiếm số đông hơn nữ. Điều này cho thấy, vẫn còn sự bất bình đẳng về giới trong giáo dục phổ thông của lực lượng lao động.

Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn, năm 2013

Đơn vị tính: Phần trăm

Trình độ học vấn Tổng số Nam Nữ % Nữ

Tổng số 100 100 100 49,2

Chưa đi học 9,0 4,6 13,6 74,2

Chưa tốt nghiệp tiểu học 16,4 13,0 19,9 59,8

Tốt nghiệp tiểu học 28,4 29,5 27,3 47,2

Tốt nghiệp THCS 26,2 28,8 23,4 44,1

Tốt nghiệp THPT 7,7 9,6 5,7 36,7

Trình độ chuyên môn kỹ thuật 12,3 14,5 10,1 40,2

Nguồn niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2014

2.4.4. Chính sách thu hút và ưu đãicủa tỉnh Quảng Ngãi

Chính sách thu hút

1.Các đối tượng được thu hút tại Quy định này ngoài việc hưởng lương, phụ cấp và các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước còn được Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ kinh phí một lần khi nhận nhiệm vụ, với mức cụ thể như sau: - Giáo sư: 350.000.000 đồng/người;

- Phó giáo sư: 300.000.000 đồng/người; - Tiến sĩ: 250.000.000 đồng/người;

- Tiến sĩ y khoa, bác sĩ chuyên khoa II (chuyên ngành sản phụ khoa): 300.000.000 đồng/người;

- Bác sĩ chuyên khoa II, dược sĩ chuyên khoa II: 250.000.000 đồng/người;

- Thạc sĩ y khoa, bác sĩ chuyên khoa I (chuyên ngành sản phụ khoa), bác sĩ nội trú (chuyên ngành sản phụ khoa): 250.000.000 đồng/người;

- Bác sĩ chuyên khoa I, dược sĩ chuyên khoa I, bác sĩ nội trú: 230.000.000 đồng/người; - Bác sĩ, dược sĩ đại học (tốt nghiệp loại giỏi): 220.000.000 đồng/người;

29

- Bác sĩ, dược sĩ đại học (tốt nghiệp loại trung bình và trung bình khá): 180.000.000 đồng/người;

- Thạc sĩ: 150.000.000 đồng/người;

- Những người tốt nghiệp đại học quy định tại khoản 3 Điều 1 của Quy định này: 100.000.000 đồng/người.

Trong trường hợp đối tượng thu hút vừa có học hàm, học vị thì chỉ được hưởng một mức cao nhất theo quy định tại khoản 1Điều này.

2. Đối với giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II, dược sĩ chuyên khoa II có hộ khẩu thường trú ngoài tỉnh Quảng Ngãi sau khi được bố trí công tác, khi có nhu cầu tỉnh Quảng Ngãi sẽ xem xét tiếp nhận chồng (vợ), con ruột vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh quản lý nếu đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. 3. Đối với những nhà khoa học, người tài ở trong và ngoài nước đóng góp những đề tài khoa học hoặc sáng kiến để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi, được Hội đồng xét duyệt chính sách thu hút của tỉnh đánh giá có hiệu quả cao, thì tùy thuộc lợi ích mang lại tỉnh Quảng Ngãi sẽ xem xét thưởng theo mức 15% giá trị đề tài, công trình mang lại trong một năm, nhưng tối đa không quá 400.000.000 đồng.

Các chính sách ưu đãi

Các đối tượng thu hút ngoài việc được hưởng các chính sách thu hút nêu trên còn được hưởng các chính sách ưu đãi như sau:

1. Được giao đất ở theo hạn mức tỉnh Quảng Ngãi quy định và có thu tiền sử dụng đất với giá đất được tính theo giá hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành. Trường hợp đất ở thuộc dự án thì được giao đất ở có thu tiền sử dụng đất theo giá khởi điểm do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.

2. Được hỗ trợ tiền thuê nhà ở khi chưa có nhà ở trong thời gian không quá 05 năm. 3. Được bố trí, sử dụng theo đúng ngành nghề đào tạo; được cơ quan, đơn vị tạo điều kiện môi trường làm việc thuận lợi để phát huy năng lực và sở trường công tác; được xem xét quy hoạch, bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo nếu quá trình làm việc phát huy hiệu quả tốt.

30

2.5. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

2.5.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trên cơ sở lý thuyết marketing địa phương và kết quả của các nghiên cứu trước đây, cho thấycác yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn nơi làm việc gồm: (1) mức lương, (2) chính sách ưu đãi, (3) điều kiện làm việc, (4) vị trí môi trường, (5) chi phí sinh hoạt, (6) thông tin và thủ tục thoáng. Tuy nhiên, việc quyết định có quay về quê hương làm việc sau khi tốt nghiệp hay không nó còn phụ thuộc vào (7) tình cảm quê hương, (8) tình cảm gia đình.

Bên cạnh đó dựa vào cơ sở lý thuyết về hành vi người tiêu dùng với góc nhìn ở khía cạnh tiếp thị, các địa phương là nơi cung cấp dịch vụ còn sinh viên là những khách hàng thì hành vi lựa chọn nơi làm việc của sinh viên phụ thuộc vào các yếu tố như : (9) đặt điểm cá nhân, (10) các nhân tố ảnh hưởng.

Tất cả các nghiên cứu đã đề cập ở trên được thực hiện ở những môi trường khác nhau, những thời điểm khác nhau… Vì thế, ở mỗi nghiên cứu đã có sự điều chỉnh mô hình, điều chỉnh thang đo cho từng nhân tố phù hợp với từng ngữ cảnh. Và đối với trường hợp sinh viên tỉnh Quảng Ngãi tác giả xét thấy cũng cần điều chỉnh mô hình cho phù hợp với thực tế hiện tại của địa phương trên cơ sở tham khảo các kết quả nghiên cứu trên.

Từ các nhận định trên tác giả tiến hành nghiên cứu sơ bộ thông qua phỏng vấn sâu với 8 chuyên gia là 4 cán bộ làm việc trong các sở ban ngành tỉnh Quảng Ngãi và 4 cựu sinh viên của tỉnh. Các chuyên gia này đã phân tích ra các yếu tố thừa, thiếu hoặc cần bổ sung đối với từng thành phần ảnh hưởng đến ý định quay về quê hương làm việc. Tác giả đã tập hợp lại các yếu tố có khả năng ảnh hưởng lớn

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay về quê hương làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên tỉnh quảng ngãi (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)