Phân tích tương quan

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay về quê hương làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên tỉnh quảng ngãi (Trang 71 - 77)

Sau khi phân tích nhân tố, có 4 nhân tố được đưa vào kiểm định mô hình. Giá trị của từng nhân tố là giá trị trung bình của các biến quan sát thành phần thuộc nhân tố đó. Mức thu nhập tại địa phương Tình cảm gia đình Tình cảm quê hương

Chi phí sinh hoạt tại địa phương

Ý định quay về quê hương làm việc sau khi tốt nghiệp.

H4+ H3+ H2+ H1+

60

Phân tích tương quan được sử dụng để xem xét sự phù hợp khi đưa các thành phần vào mô hình hồi quy. Kết quả của phân tích hồi quy sẽ được sử dụng để kiểm định các giả thuyết từ H1 đến H4 đã mô tả ở trên.

Kết quả phân tích ma trận tương quan Pearson (bảng 4.18) cho thấy hệ số tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập với nhau, cũng như giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc không quá cao (cao nhất giữa các biến độc lập là 0,609< 0,85; hệ số tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc dao động từ 0,208 đến 0,609). Điều này chứng tỏ các biến độc lập có nhiều khả năng đạt giá trị phân biệt và giải thích cho biến phụ thuộc, (Benet – Martinez, 2000).

Bảng 4.18: Ma trận tương quan giữa các biến

TN TCGD CPSH TCQH QV TN Pearson 1 .128 * .416** .335** .374** Sig. .045 .000 .000 .000 TCGD Pearson .128* 1 .193** .373** .498** Sig. .045 .002 .000 .000 CPSH Pearson .416 ** .193** 1 .094 .208** Sig. .000 .002 .143 .001 TCQH Pearson .335 ** .373** .094 1 .609** Sig. .000 .000 .143 .000 QV Pearson .374** .498** .208** .609** 1 Sig. .000 .000 .001 .000

Nguồn: Xử lý của tác giả (phụ lục 6, trang 108)

4.4.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội

Phân tích hồi quy được thực hiện với 4 biến độc lập: Mức thu nhập tại địa phương (TN), tình cảm gia đình (TCGD), Chi phí sinh hoạt tại địa phương (CPSH), tình cảm quê hương (TCQH).

Phương pháp được thực hiện bằng phương pháp Enter (các biến được đưa vào cùng một lúc) trong chương trình SPSS 20.0.

61

Bảng 4.19: Kết quả phân tích hồi quy bội

Biến Hệ số chưa chuẩn hoá

Hệ số đã chuẩn hoá t Sig Thống kê cộng tuyến B Sai số

chuẩn Beta Độ chấp nhận VIP

Hằng số -.847 .331 -2.557 .011

TN .212 .065 .175 3.253 .001 .734 1.362

TCGD .450 .074 .308 6.099 .000 .831 1.203

CPSH .038 .055 .036 .690 .491 .796 1.256

TCQH .434 .053 .432 8.218 .000 .766 1.305

Nguồn: Xử lý của tác giả ( phụ lục6, trang 109)

Nhìn vào (bảng 4.19): kết quả cho ta thấy biến độc lập chi phí sinh hoạt ở địa phương (CPSH) không có ý nghĩa trong mô hình do có mức ý nghĩa Sig bằng 0.491 > 0.05. Các biến độc lập còn lại ( Mức thu nhập tại địa phương, tình cảm gia đình, tình cảm quê hương) có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0.05. Do đó, ta có thể nói rằng 3 nhân tố này đều có ý nghĩa trong mô hình và tác động đến ý định quay về quê hương làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên tỉnh Quảng Ngãi. Trong đó, các nhân tố này tác động cùng chiều đến ý định quay về do các hệ số hồi quy đều mang dấu dương. Cụ thể hệ số hồi quy chuẩn hoá của 3 nhân tố như sau:

Mức thu nhập tại địa phương : 0.175, Tình cảm gia đình: 0.308, Tình cảm quê hương: 0.432

Kiểm định các giảđịnh hồi quy

Phân tích hồi quy không phải chỉ là việc mô tả các dữ liệu quan sát được. Từ các kết quả quan sát được trong mẫu, mà phải suy rộng kết luận cho mối liên hệ giữa các biến trong tổng thể. Sự suy rộng các kết quả của mẫu cho các giá trị của tổng thể phải trên cơ sở các giả định cần thiết (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) như sau:

Giảđịnh liên hệ tuyến tính

Kiểm tra bằng biểu đồ phân tán scatter cho phần dư chuẩn hóa (Standardized residual) và giá trị dự đoán chuẩn hóa (Standardized predicted value). Kết quả cho thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên qua đường thẳng qua điểm 0, không tạo thành một hình dạng nào cụ thể. Như vậy, giả định liên hệ tuyến tính được thỏa mãn

62

Hình 4.4: Biểu đồ phân tán phần dư và giá trị dự đoán quyết định quay về quê

hương làm việc

Giảđịnh phần dư có phân phối chuẩn

Kiểm tra biểu đồ phân tán của phần dư (hình 4.5) cho thấy phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn (trung bình mean gần = 0 và độ lệch chuẩn Std. = 0.992 tức là gần bằng 1). Như vậy, giả định phần dư có phân phối chuẩn không bị vi phạm.

63

Giảđịnh không có tương quan giữa các phần dư

Đại lượng thống kê Durbin-Watson (d) được dùng để kiểm định tương quan của các sai số kề nhau. Đại lượng d có giá trị từ 0 đến 4. Kết quả hồi quy bội cho thấy giá trị d = 1.887 (bảng 4.20) nằm trong vùng chấp nhận nên không có tương quan giữa các phần dư. Như vậy, giả định không có tương quan giữa các phần dư không bị vi phạm.

Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội

Kết quả (bảng 4.20) bên dưới cho thấy mô hình có độ phù hợp đạt yêu cầu với R2hiệu chỉnh = 0.481 chứng tỏ độ phù hợp của mô hình là tương đối, giải thích được 48.1% cho bộ dữ liệu khảo sát.

Bảng 4.20: Kết quảđánh giá độ phù hợp của mô hình

R R2 R2 Hiệu

chỉnh của ước lượng Sai số chuẩn Durbin-Watson

1 0.700a 0.489 0.481 0.744 1.887

Nguồn : Xử lý của tác giả (phụ lục 6, trang 108)

Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính, tác giả tiến tiến hành phép kiểm định F xem biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp các biến độc lập không. Giả thuyết H0 được đặt ra là β1 = β2 = β3 = β4 =0.

Phân tích ANOVA như (bảng 4.21)bên dưới cho giá trị F = 57.730 và giá trị Sig. rất nhỏ cho thấy ta sẽ an toàn khi bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số hồi quy bằng 0, mô hình hồi quy tuyến tính bội của chúng ta phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được. Bảng 4.21: Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. Hồi quy 127.653 4 31.913 57.730 .000b Phần dư 133.224 241 .553 Tổng 260.877 245

64

Phương trình hồi quy tuyến tính bội

Dựa vào bảng kết quả phân tích hồi quy bội (Bảng 4.19), ta có phương trình hồi quy tuyến tính dạng đã chuẩn hoá về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay về quê hương làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên tỉnh Quảng Ngãi như sau:

QV = 0.175*TN + 0.308*TCGD + 0.432*TCQH

Trong đó:

QV : Ý định quay về

TN : Mức thu nhập tại địa phương TCGD: Tình cảm gia đình

TCQH:Tình cảm quê hương

Ngoài ra dựa vào bảng 4.19 còn cho biết mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay về quê hương làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên tỉnh Quảng Ngãi cụ thể như sau:

Tình cảm quê hương tác động mạnh nhất đến ý định quay về quê hương làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên tỉnh Quảng Ngãi .Cụ thể, khi giá trị yếu tố tình cảm quê hương tăng, giảm 1 đơn vị thì giá trị của biến số ý định quay về quê hương làm việc của sinh viên tỉnh Quảng Ngãi sẽ tăng, giảm tương ứng 0,432 đơn vị.

Tình cảm gia đình là yếu tố tác động mạnh thứ hai đến ý định quay về quê hương làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên tỉnh Quảng Ngãi. Cụ thể, khi giá trị yếu tố tình cảm gia đình tăng, giảm 1 đơn vị thì giá trị biến số ý định quay về quê hương làm việc của sinh viên tỉnh Quảng Ngãi sẽ tăng, giảm tương ứng 0,308 đơn vị.

Mức thu nhập tại địa phương là yếu tố tác động yếu nhất đến ý định quay về quê hương làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên tỉnh Quảng Ngãi. Cụ thể, khi giá trị yếu tố mức thu nhập tại địa phương tăng, giảm 1 đơn vị thì giá trị biến số ý định quay về quê hương làm việc của sinh viên tỉnh Quảng Ngãi sẽ tăng, giảm tương ứng 0,175 đơn vị.

65

Kiểm định các giả thuyết

Bảng 4.22: Bảng kiểm định các giả thuyết

Giả thuyết Thang đo Beta Sig Kết quả

H1 Mức thu nhập tại địa phương .175 .001 Chấp nhận

H2 Tình cảm gia đình .308 .000 Chấp nhận

H3 Chi phí sinh hoạt tại địa phương .036 .491 Bác bỏ

H4 Tình cảm quê hương .432 .000 Chấp nhận

Nguồn: Xử lý của tác giả

Tóm lại, từ những phân tích trên ta có thể kết luận rằng mô hình lý thuyết thích hợp với dữ liệu nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận là H1, H2 và H4.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay về quê hương làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên tỉnh quảng ngãi (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)