Đo lường đánh giá về sự hài lòng trong công việc hiện tại

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên khối văn phòng tại thành phố Trà Vinh (Trang 78 - 93)

Bảng 4.9:Đo lường sự hài lòng với công việc hiện tại

Biến quan sát Số lượng mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình 1. Hài lòng về bản chất công việc 226 1,00 5,00 3,5265 2. Hài lòng vềđào tạo và thăng tiến 226 1,00 5,00 3,7212 3. Hài lòng về mối quan hệ nơi làm việc 226 1,00 5,00 3,7389 4. Hài lòng về thu nhập và phúc lợi 226 1,00 5,00 3,8982 5. Hài lòng về vềđiều kiện làm việc 226 1,00 5,00 3,7611 6. Hài lòng về tính ổn định trong công việc 226 1,00 5,00 3,8894 Sự hài lòng với công việc hiện tại 3,9425

Nguồn: Số liệu điều tra 226 nhân viên năm 2015

Sự hài lòng trong công việc hiện tại được đánh giá ở mức 3,9425. Kết quả được đo lường trong bảng 4.9. Trong đó, các biến quan sát đều có sự đánh giá dao

-66-

động từ mức 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến mức 5 (hoàn toàn đồng ý), trung bình dao động từ 3,5265 đến 3,8982 điểm. Điều này chứng tỏ các yếu tố vềđiều kiện làm việc tại Thành Phố Trà Vinh được đánh giá ở mức trên trung bình. Các nhân tốđều có số điểm đánh giá cao cho thấy nhân viên khối văn phòng hài lòng với điều kiện làm việc hiện tại.

4.6 Kiểm định sự hài lòng trong công việc của nhân viên khối văn phòng theo các đặc điểm cá nhân

Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng trong công việc theo giới tính Bảng 4.10: Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng trong công việc theo giới tính

Giới tính N Mean Sig. của kiểm định Levene's Sig. của kiểm định T-test Nam 88 4,0341 0,144 0,288 Nữ 138 3,8841 Tổng cộng 226 3,9425

Nguồn: Số liệu điều tra 226 nhân viên năm 2015

Để kiểm định sự khác biệt giữa nam và nữ về sự hài lòng trong công việc, phương pháp kiểm định trung bình 2 mẫu độc lập (Independent-samples T-test)

được sử dụng. Kết quảđược thể hiện ở bảng 4.10 cho thấy trong 226 nhân viên khối văn phòng được tiến hành khảo sát có 88 nam và 138 nữ có mức hộ hài lòng về

công việc hiện tại lần lượt là 4,0341 và 3,8841. Mức chênh lệch trung bình của hai

đối tượng này là 0,15. Theo kết quả phân tích cho thấy giá trị sig. của kiểm định Levene's bằng 0,144 lớn hơn 0,05 nên phương sai giữa hai lựa chọn của giới tính không khác nhau. Do đó giá trị sig. của kiểm định t sẽ được tính bằng 0,288 (lớn hơn 0,05). Điều này cho thấy với độ tin cậy 95% thì ta có thể kết luận rằng không có sự khác biệt về sự hài lòng trong công việc giữa nam và nữ.

-67-

Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng trong công việc theo độ tuổi

Để kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng trong công việc theo độ tuổi, phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA) được sử

dụng. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.11 cho thấy mẫu khảo sát về độ tuổi của nhân viên khối văn phòng có 226 đối tượng quan sát chia thành 4 nhóm tuổi khác nhau. Kết quả điều tra được có: 28 nhân viên có độ tuổi dưới 25 tuổi; 120 nhân viên có độ tuổi từ 25 đến 29 tuổi; 64 nhân viên có độ tuổi từ 30 đến 34 tuổi; 14 nhân viên có độ tuổi từ 35 tuổi trở lên với mức hộ hài lòng về công việc hiện tại lần lượt là 3,4643; 4,0167; 3,9375; 4,2857. Kiểm định Levene cũng được tiến hành trước, kết quả cho thấy giá trị sig. bằng 0,173 lớn hơn 0,05 tức là phương sai của sự thỏa mãn công việc của từng nhóm tuổi không khác nhau. Xem xét tiếp đến kiểm định ANOVA, ta thấy giá trị sig. bằng 0,042 nhỏ hơn 0,05 cho thấy trong tổng thể nghiên cứu mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên khối văn phòng thì độ tuổi khác nhau có mức độ hài lòng trong công việc khác nhau.

Bảng 4.11: Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng trong công việc theo độ tuổi

Độ tuổi N Mean Sig. của kiểm định Levene Sig. của kiểm định ANOVA Dưới 25 tuổi 28 3,4643 0,173 0,042 Từ 25 đến 29 tuổi 120 4,0167 Từ 30 đến 34 tuổi 64 3,9375 Từ 35 tuổi trở lên 14 4,2857 Tổng cộng 226 3,9425

Nguồn: Số liệu điều tra 226 nhân viên năm 2015

Kiểm định Post Hoc được tiến hành tiếp theo để kiểm tra xem có sự khác nhau giữa các nhóm tuổi nào. Kết quả cho thấy kết quả kiểm định t cho từng cặp 2 nhóm (từ 35 tuổi trở lên với dưới 25 tuổi, từ 35 tuổi trở lên với từ 25 đến 29 tuổi, từ

-68-

tuổi từ 35 tuổi trở lên và nhóm có độ tuổi dưới 25 tuổi vì mức ý nghĩa quan sát ở

kiểm định trung bình ở cặp này bằng 0,031 nhỏ hơn 0,05 trong đó nhóm nhân viên có độ tuổi từ 35 tuổi trở lên có mức độ hài lòng trong công việc cao hơn (Xem phụ

lục 6).

Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng trong công việc theo tình trạng hôn nhân

Để kiểm định sự khác biệt nhân viên chưa lập gia đình và đã lập gia đình về

sự hài lòng trong công việc, phương pháp kiểm định trung bình 2 mẫu độc lập (Independent-samples T-test) được sử dụng. Kết quảđược thể hiện ở bảng 4.12 cho thấy trong 226 nhân viên khối văn phòng được tiến hành khảo sát có 81 nhân viên chưa lập gia đình và 145 nhân viên đã lập gia đình có mức hộ hài lòng về công việc hiện tại lần lượt là 3,7037 và 4,0759. Mức chênh lệch trung bình của hai đối tượng này là 0,3722. Theo kết quả phân tích cho thấy giá trị sig. của kiểm định Levene's bằng 0,000 nhỏ hơn 0,05 nên phương sai giữa hai lựa chọn của tình trạng hôn nhân khác nhau. Do đó giá trị sig. của kiểm định t sẽ được tính bằng 0,017 (nhỏ hơn 0,05). Điều này cho thấy với độ tin cậy 95% thì ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt về sự hài lòng trong công việc giữa nhân viên chưa lập gia đình và nhân viên đã lập gia đình, trong đó nhân viên đã lập gia đình có mức độ hài lòng trong công việc cao hơn.

Bảng 4.12: Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng trong công việc theo tình trạng hôn nhân

Tình trạng hôn nhân N Mean Sig. của kiểm định Levene's Sig. của kiểm định T-test Chưa lập gia đình 81 3,7037 0,000 0,017 Đã lập gia đình 145 4,0759 Tổng cộng 226 3,9425

-69-

Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng trong công việc theo trình độ chuyên môn

Để kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng trong công việc theo trình độ

chuyên môn, phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA)

được sử dụng. Kết quảđược thể hiện ở bảng 4.13 cho thấy mẫu khảo sát vềđộ tuổi của nhân viên khối văn phòng có 226 đối tượng quan sát chia thành 3 nhóm tuổi khác nhau. Kết quả điều tra được có: 36 nhân viên có trình độ dưới đại học; 178 nhân viên có trình độ đại học; 12 nhân viên có độ sau đại học với mức hộ hài lòng về công việc hiện tại lần lượt là 4,0278; 4,0393; 2,2500. Kiểm định Levene cũng

được tiến hành trước, kết quả cho thấy giá trị sig. bằng 0,013 nhỏ hơn 0,05 tức là phương sai của sự thỏa mãn công việc của từng nhóm trình độ chuyên môn là khác nhau. Như vậy có sự khác biệt giữa các nhóm có trình độ chuyên môn khác nhau.

Bảng 4.13: Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng trong công việc theo trình độ

chuyên môn Trình độ chuyên môn N Mean Sig. của kiểm định Levene Sig. của kiểm định ANOVA Dưới đại học 36 4,0278 0,013 0,000 Đại học 178 4,0393 Sau đại học 12 2,2500 Tổng cộng 226 3,9425

Nguồn: Số liệu điều tra 226 nhân viên năm 2015

Kiểm định Post Hoc được tiến hành tiếp theo để kiểm tra xem có sự khác nhau giữa các nhóm trình độ nào. Kết quả cho thấy kết quả kiểm định t cho từng cặp 2 nhóm (dưới đại học với sau đại học, đại học với sau đại học) thì có sự khác biệt có ý nghĩa thì có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các cặp này vì mức ý nghĩa quan sát ở kiểm định trung bình từng cặp đều nhỏ hơn 0,05 cụ thể như sau:

Dưới đại học với sau đại học có mức ý nghĩa 0,000 trong đó nhóm nhân viên có trình độ dưới đại học có mức độ hài lòng trong công việc cao hơn.

-70-

Đại học với sau đại học có mức ý nghĩa 0,000 trong đó nhóm nhân viên có trình độđại học có mức độ hài lòng trong công việc cao hơn (Xem phụ lục 6).

Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng trong công việc theo loại hình doanh nghiệp

Để kiểm định sự khác biệt giữa nhân viên làm trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và không có vốn nhà nước về sự hài lòng trong công việc, phương pháp kiểm định trung bình 2 mẫu độc lập (Independent-samples T-test) được sử dụng. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.14 cho thấy trong 226 nhân viên khối văn phòng

được tiến hành khảo sát có 108 nhân viên làm việc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và 118 nhân viên làm việc trong doanh nghiệp không có vốn nhà nước. Hai nhóm này có mức hộ hài lòng về công việc hiện tại lần lượt là 4,0556 và 3,8390. Mức chênh lệch trung bình của hai đối tượng này là 0,2166. Theo kết quả phân tích cho thấy giá trị sig. của kiểm định Levene's bằng 0,025 nhỏ hơn 0,05 nên phương sai giữa hai lựa chọn của giới tính khác nhau. Do đó giá trị sig. của kiểm định t sẽ được tính bằng 0,113 (lớn hơn 0,05). Điều này cho thấy với độ tin cậy 95% thì ta có thể kết luận rằng không có sự khác biệt về sự hài lòng trong công việc giữa nhân viên làm việc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và nhân viên làm việc trong doanh nghiệp không có vốn nhà nước.

Bảng 4.14: Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng trong công việc theo loại hình doanh nghiệp Loại hình doanh nghiệp N Mean Sig. của kiểm định Levene's Sig. của kiểm định T-test Doanh nghiệp có vốn nhà nước 108 4,0556 0,025 0,113 Doanh nghiệp không

có vốn nhà nước 118 3,8390

Tổng cộng 226 3,9425

-71-

Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng trong công việc theo thời gian làm việc

Để kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng trong công việc theo thời gian làm việc, phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA) được sử

dụng. Kết quảđược thể hiện ở bảng 4.15 cho thấy mẫu khảo sát về thời gian làm việc của nhân viên khối văn phòng có 226 đối tượng quan sát chia thành 3 nhóm có thời gian làm việc khác nhau. Kết quảđiều tra được có: 63 nhân viên có thời gian làm việc dưới 1 năm; 86 nhân viên có thời gian làm việc từ 1 đến 3 năm; 77 nhân viên có thời gian làm việc trên 3 năm với mức hộ hài lòng về công việc hiện tại lần lượt là 3,8254; 4,2326; 3,7143. Kiểm định Levene cũng được tiến hành trước, kết quả cho thấy giá trị

sig. bằng 0,003 nhỏ hơn 0,05 tức là phương sai của sự thỏa mãn công việc của từng nhóm có thời gian làm việc khác nhau là khác nhau. Như vậy có sự khác biệt giữa các nhóm có thời gian làm việc khác nhau.

Bảng 4.15: Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng trong công việc theo thời gian làm việc Thời gian làm việc N Mean Sig. của kiểm định Levene Sig. của kiểm định ANOVA Dưới 1 năm 63 3,8254 0,003 0,003 Từ 1 đến 3 năm 86 4,2326 Trên 3 năm 77 3,7143 Tổng cộng 226 3,9425

Nguồn: Số liệu điều tra 226 nhân viên năm 2015

Kiểm định Post Hoc được tiến hành tiếp theo để kiểm tra xem có sự khác nhau giữa các nhóm có thời gian làm việc nào. Kết quả cho thấy kết quả kiểm định t cho từng cặp 2 nhóm (dưới 1 năm với trên 3 năm, từ 1 đến 3 năm với trên 3 năm) thì có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm có thời gian làm việc từ 1 đến 3 năm và nhóm có thời gian làm việc trên 3 năm vì mức ý nghĩa quan sát ở kiểm định trung

-72-

bình ở cặp này bằng 0,002 nhỏ hơn 0,05 trong đó nhân viên có thời gian làm việc từ

1 đến 3 năm có mức độ hài lòng trong công việc cao hơn (Xem phụ lục 6).

Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng trong công việc theo thu nhập

Để kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng trong công việc theo thu nhập, phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA) được sử dụng. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.16 cho thấy mẫu khảo sát về thu nhập của nhân viên khối văn phòng có 226 đối tượng quan sát chia thành 4 nhóm có thu nhập khác nhau. Kết quả điều tra được có: 64 nhân viên có thu nhập dưới 3 triệu; 144 nhân viên có thu nhập từ 3 đến 5 triệu; 10 nhân viên có thu nhập từ 5 đến 10 triệu; 8 nhân viên có thu nhập trên 10 triệu với mức hộ hài lòng về công việc hiện tại lần lượt là 3,1250; 4,3125; 3,6000; 4,2500. Kiểm định Levene cũng được tiến hành trước, kết quả cho thấy giá trị sig. bằng 0,000 nhỏ hơn 0,05 tức là phương sai của sự thỏa mãn công việc của từng nhóm có thu nhập khác nhau là khác nhau. Như

vậy có sự khác biệt giữa các nhóm có thu nhập khác nhau.

Bảng 4.16: Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng trong công việc theo thu nhập

Thu nhập N Mean Sig. của kiểm

định Levene Sig. của kiểm định ANOVA Dưới 3 triệu 64 3,1250 0,000 0,000 Từ 3 đến 5 triệu 144 4,3125 Từ 5 đến 10 triệu 10 3,6000 Trên 10 triệu 8 4,2500 Tổng cộng 226 3,9425

Nguồn: Số liệu điều tra 226 nhân viên năm 2015

Kiểm định Post Hoc được tiến hành tiếp theo để kiểm tra xem có sự khác nhau giữa các nhóm thu nhập nào. Kết quả cho thấy kết quả kiểm định t cho từng cặp 2 nhóm (dưới 3 triệu với trên 10 triệu, từ 3 đến 5 triệu với trên 10 triệu, từ 5 đến 10 triệu với trên 10 triệu) thì có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm có thu nhập dưới 3 triệu và nhóm có thu nhập trên 10 triệu vì mức ý nghĩa quan sát ở kiểm định trung

-73-

bình ở cặp này bằng 0,002 nhỏ hơn 0,05 trong đó nhân viên có thu nhập trên 10 triệu có mức độ hài lòng trong công việc cao hơn (Xem phụ lục 6).

4.7 Tóm tắt

Chương kết quả nghiên cứu đã phân tích được thực trạng sự hài lòng trong công việc của nhân viên văn phòng tại Thành Phố Trà Vinh thông qua việc đánh giá các yếu tố và khảo sát ý kiến người lao động. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy các biến quan sát từ thang đo ban đầu đều có độ tin cậy trong việc đo lường sự hài lòng trong công việc. Tuy nhiên khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính bội, trong 32 biến quan sát ban đầu thì chỉ có 24 biến được đưa vào mô hình và được nhóm thành 4 nhóm nhân tố có tác động đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên khối văn phòng tại Thành Phố Trà Vinh là: Bản chất và tính ổn định của công việc; Thu nhập, phúc lợi và cơ hội thăng tiến; Mối quan hệ

nơi làm việc; Điều kiện làm việc.

Phần thống kê suy diễn bắt đầu từ các kiểm định sự khác nhau về sự hài lòng trong công việc giữa những nhân viên thuộc các tổng thể con khác nhau. Các công cụ kiểm định giả thuyết về trung bình tổng thể như kiểm định trung bình 2 mẫu độc lập (Independent-samples T-test) và phương pháp phân tích phương sai một yếu tố

(One-Way ANOVA) đã được sử dụng. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về

sự hài lòng trong công việc giữa nhân viên khác giới và loại hình doanh nghiệp mà

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên khối văn phòng tại thành phố Trà Vinh (Trang 78 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)