Nếu kết luận được có mối liên hệ tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc thì có thể mô hình hóa mối quan hệ nhân quả của chúng bằng mô hình hồi quy tuyến tính bội. Độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội
được đánh giá thông qua hệ số R square (R2). Trong trường hợp mô hình không phù hợp với dữ liệu thực tế như giá trị R2 thể hiện thì R2 điều chỉnh từ R2 được sử dụng để phản ánh sát hơn mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính
-33-
Mô hình hồi quy tuyến tính bội có dạng:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + … + βnXn + e Trong đó: Y: Biến phụ thuộc β0, β1, β2, …, βn: Các hệ số hồi quy X1, X2,…, Xn: Là các biến độc lập e: Sai số 2.4.6 Thống kê mô tả
Phương pháp phân tích thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan
đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Các đại lượng thường được dùng mô tả tập dữ liệu như: đại lượng mô tả mức độ tập trung (mean, mode, median), đại lượng mô tả mức độ phân tán (phương sai, độ lệch chuẩn, khoảng biến thiên).
2.5 Thiết kế nghiên cứu 2.5.1 Thang đo 2.5.1 Thang đo
2.5.1.1 Quá trình hình thành thang đo Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính
Căn cứ vào các biến đo lường của các thang đo hài lòng công việc như: Chỉ
số mô tả công việc (JDI) của Smith, Kendall và Hulin; Tiêu chí đo lường hài lòng MSQ của Weiss và cộng sự; Đo lường về sự hài lòng tổng thể (JIG - Job in General); Báo cáo khảo sát của SHRM (Society for Human Resource Management) và kết quả của các tài liệu đã lược khảo, tác giả xây dựng thang đo nháp và tiến hành phỏng vấn thử 10 đáp viên là những nhân viên văn phòng tại Thành Phố Trà Vinh. Sau đó, tác giả tiến hành điều chỉnh cho phù hợp và hoàn chỉnh thang đo chính.
-34-
Thông qua nghiên cứu định tính, tác giả đã xây dựng được thang đo gồm 6 nhóm nhân tố (32 biến quan sát) ảnh hưởng đến mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên khối văn phòng tại Thành Phố Trà Vinh như sau:
Nhóm nhân tố “Bản chất công việc” có 6 biến quan sát, bao gồm: 1. Công việc phù hợp với năng lực cá nhân
2. Công việc phù hợp với kỹ năng và trình độ chuyên môn
3. Trách nhiệm và quyền lợi trong công việc tương xứng với nhau 4. Công việc có nhiều thách thức, thú vị
5. Hiểu rõ về công việc
6. Khối lượng công việc hợp lý
Nhóm nhân tố“Đào tạo và thăng tiến” có 5 biến quan sát, bao gồm: 1. Được tham gia các khóa đào tạo cần thiết để nâng cao hiệu quả làm việc 2. Được tạo điều kiện học tập để nâng cao trình độ
3. Luôn có cơ hội thăng tiến cho người có năng lực 4. Chính sách đào tạo và thăng tiến công bằng 5. Được tựđánh giá và khẳng định năng lực bản thân
Nhóm nhân tố“Mối quan hệ nơi làm việc” có 7 biến quan sát, bao gồm: 1. Lãnh đạo luôn ghi nhận ý kiến đóng góp của nhân viên
2. Lãnh đạo đối xử công bằng, quan tâm đến nhân viên 3. Đồng nghiệp rất thân thiện
4. Đồng nghiệp đáng tin cậy
5. Đồng nghiệp sẵng sàng giúp đỡ lẫn nhau và phối hợp tốt trong công việc 6. Nhân viên luôn nhận được sự hỗ trợ của lãnh đạo trong công việc 7. Lãnh đạo tạo cơ hội thăng tiến cho người có năng lực
-35-
Nhóm nhân tố“Thu nhập và phúc lợi” có 4 biến quan sát, bao gồm: 1. Tiền lương được trả phù hợp với năng lực và đóng góp
2. Tiền thưởng xứng đáng với hiệu quả làm việc
3. Được cung cấp đầy đủ chếđộ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
4. Được hưởng đầy đủ các chếđộ nghĩ phép, nghĩ lễ, tham quan du lịch, khám sức khỏe định kỳ…
Nhóm nhân tố“Điều kiện làm việc” có 6 biến quan sát, bao gồm: 1. Thời gian làm việc hợp lý
2. Làm việc trong điều kiện an toàn
3. Được tham gia các khóa huấn luyện về an toàn lao động định kỳ (như kỹ
thuật phòng cháy chữa cháy, kỹ thuật an toàn vềđiện…) 4. Áp lực công việc không quá cao
5. Môi trường làm việc sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh
6. Làm việc trong môi trường đầy đủ tiện nghi hỗ trợ cho công việc
Nhóm nhân tố“Tính ổn định trong công việc” có 4 biến quan sát, bao gồm: 1. Ít phải lo lắng bị mất việc làm
2. Đa số nhân viên tại nơi làm việc đều được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn
3. Được đảm bảo có việc làm thường xuyên
4. Nơi đang làm việc hoạt động rất ổn định và có hiệu quả
Nghiên cứu định lượng
Áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát do đáp viên tự trả lời. Bảng câu hỏi khảo sát gồm có 32 biến quan sát theo thang đo có được sau khi nghiên cứu định tính, ngoài ra còn có
-36-
các câu hỏi về sự hài lòng trong công việc và các câu hỏi dùng để sàng lọc và thu thập thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu.
2.5.1.2 Thang đo được sử dụng trong bảng câu hỏi khảo sát
Bảng câu hỏi do đáp viên tự trả lời được sử dụng để thu thâp thông tin. Bảng câu hỏi được thiết kế chứa đựng những thông tin như sau:
Thông tin về mức độ hài lòng từng khía cạnh chi tiết trong công việc:
được biểu hiện dưới dạng các câu hỏi phản ánh chỉ sốđánh giá từng nhân tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc, gồm có: Bản chất công việc; Đào tạo và thăng tiến; Mối quan hệ nơi làm việc; Thu nhập và phúc lợi; Điều kiện làm việc; Tính ổn
định trong công việc.
Thông tin chung về mức độ hài lòng trong công việc.
Thông tin phân loại đáp viên như: Giới tính; Độ tuổi; Tình trạng hôn nhân; Trình độ chuyên môn; Loại hình doanh nghiệp; Thời gian làm việc; Thu nhập.
Bảng câu hỏi ban đầu được tạo nên dựa vào các lý thuyết về hài lòng việc và các đề tài nghiên cứu có liên quan. Sau đó bảng câu hỏi ban đầu được tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, tiến hành phỏng vấn thử 10 đáp viên để điều chỉnh lại cho phù hợp và dễ hiểu. Sau khi bảng câu hỏi được hoàn chỉnh tác giả mới tiến hành khảo sát.
Các thang đo được sử dụng trong bảng câu hỏi khảo sát gồm có: thang đo
định danh, thang đo tỷ lệ, thang đo cấp bậc, thang đo likert 5 mức độ: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Không có ý kiến; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn
-37-
Bảng 2.1: Các thang đo được sử dụng trong bảng câu hỏi khảo sát
Nhân tố Biến Thang đo
Thông tin về sự hài lòng từng khía cạnh chi tiết trong công việc
Đánh giá chi tiết về mức độ hài lòng từng khía cạnh chi tiết trong công việc Các chỉ sốđánh giá về bản chất công việc Likert 5 mức độ Các chỉ sốđánh giá vềđào tạo và thăng tiến Các chỉ sốđánh giá về mối quan hệ nơi làm việc Các chỉ sốđánh giá về thu nhập và phúc lợi Các chỉ sốđánh giá vềđiều kiện làm việc Các chỉ số đánh giá về tính ổn định trong công việc
Thông tin về sự hài lòng của từng nhân tố
Đánh giá chung về mức độ hài lòng công việc Hài lòng về bản chất công việc Likert 5 mức độ Hài lòng vềđào tạo và thăng tiến Hài lòng về mối quan hệ nơi làm việc Hài lòng về thu nhập và phúc lợi Hài lòng về vềđiều kiện làm việc Hài lòng về tính ổn định trong công việc
Thông tin cá nhân
Thông tin phân loại
đáp viên
Giới tính Định danh
Độ tuổi Tỷ lệ
Tình trạng hôn nhân Định danh Trình độ chuyên môn Cấp bậc Loại hình doanh nghiệp Định danh Thời gian làm việc Tỷ lệ
-38-
2.5.2 Mẫu nghiên cứu
2.5.2.1 Phương pháp chọn mẫu
Có nhiều phương pháp chọn mẫu, chúng được chia thành 2 nhóm chính bao gồm các phương pháp chọn mẫu theo xác suất (thường gọi là chọn mẫu ngẫu nhiên) và các phương pháp chọn mẫu không theo xác suất (còn gọi là phi xác xuất hay không ngẫu nhiên). Chọn mẫu theo xác suất là phương pháp chọn mẫu mà trong đó nhà nghiên cứu biết trước được xác suất tham gia vào mẫu của các phần tử. Trong khi đó chọn mẫu phi xác suất là phương pháp chọn mẫu mà trong đó nhà nghiên cứu chọn các phần tử tham gia vào mẫu không theo quy luật ngẫu nhiên.
Việc chọn đối tượng điều tra là nhân viên khối văn phòng, không bao gồm thành viên trong ban quản lý cấp cao của các doanh nghiệp rất phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề
tài, thiết kế chọn mẫu thuận tiện đã được chọn lựa. Lý do để lựa chọn phương pháp chọn mẫu này vì người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu, cũng như ít tốn kém về mặt thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu.
2.5.2.2 Cỡ mẫu
Đểđảm bảo độ tin cậy cho nghiên cứu thì việc lựa chọn cỡ mẫu thích hợp là rất cần thiết. Hiện nay, việc xác định kích thước mẫu bao nhiêu là phù hợp vẫn chưa
được xác định rõ ràng. Comrey, Lee (1992) thì không đưa ra một con số cốđịnh mà
đưa ra các con số khác nhau với các nhận định tương ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1.000 hoặc hơn = tuyệt vời. Theo Habing (2003) cho rằng mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Theo Hair và ctg (1998) (được trích dẫn bởi Nguyễn Đình Thọ, 2012) [6] cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, và tỷ lệ
quan sát phải là 5:1, nghĩa là mỗi biến đo lường cần có tối thiểu 5 quan sát. Trong khi Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) thì cho rằng tỷ lệđó là 4 hay 5. Mô hình nghiên cứu của đề tài gồm có 32 biến quan sát, do đó cỡ mẫu cho đề tài nghiên cứu cần phải có tối thiểu là 160 mẫu.
-39-
Đối với đề tài này, do hạn chế về chi phí nên kích thước mẫu dự kiến là 200 mẫu. Để đảm bảo cỡ mẫu này, 250 phiếu điều tra được phát đi. Kết quả có 226 phiếu trả lời đạt yêu cầu, 24 phiếu trả lời ghi thiếu thông tin ở nhiều câu hỏi nên bị
loại. Như cậy cỡ mẫu 226 là đạt yêu cầu về cỡ mẫu tối thiểu có thể phân tích. Cơ
cấu mẫu điều tra thu về như sau:
Phường 1 điều tra tại 4 doanh nghiệp thì thu được 18 phiếu đạt yêu cầu. Phường 2 điều tra tại 2 doanh nghiệp thì thu được 12 phiếu đạt yêu cầu. Phường 3 điều tra tại 4 doanh nghiệp thì thu được 13 phiếu đạt yêu cầu. Phường 4 điều tra tại 5 doanh nghiệp thì thu được 46 phiếu đạt yêu cầu. Phường 5 điều tra tại 5 doanh nghiệp thì thu được 15 phiếu đạt yêu cầu. Phường 6 điều tra tại 6 doanh nghiệp thì thu được 31 phiếu đạt yêu cầu. Phường 7 điều tra tại 6 doanh nghiệp thì thu được 30 phiếu đạt yêu cầu. Phường 8 điều tra tại 3 doanh nghiệp thì thu được 24 phiếu đạt yêu cầu. Phường 9 điều tra tại 3 doanh nghiệp thì thu được 37 phiếu đạt yêu cầu. Nhằm đảm bảo đối tượng khảo sát phù hợp cho nghiên cứu, trong bảng câu hỏi có nhấn mạnh đến các đặc điểm của đối tượng khảo sát để loại các đối tượng không phù hợp.
Nhằm đảm bảo tính bảo mật, trên bảng câu hỏi thể hiện cam kết chỉ sử
dụng thông tin với mục đích nghiên cứu của đề tài. Bên cạnh đó, phần thông tin nhạy cảm như: Họ và tên; Email; Điện thoại; Đơn vị đang công tác, tác giả dùng
để kiểm tra lại tính chính xác của bảng trả lời cũng được thiết kế có miếng dán thông tin lại sau khi trả lời để đảm bảo tính khách quan của dữ liệu và tạo sự an tâm cho đáp viên.
Bảng câu hỏi được hỏi trực tiếp đáp viên và gửi đến các đơn vị, nhờ các
đơn vị chuyển đến đáp viên phù hợp để trả lời. Khi thu thập được đủ các bảng trả
lời, quá trình thu thập thông tin kết thúc.
2.6 Khung nghiên cứu
Căn cứ vào các mục tiêu và phương pháp nghiên cứu của đề tài, tác giảđề
-40-
Hình 2.9: Khung nghiên cứu của đề tài
Vấn đề nghiên cứu
Mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên khối văn phòng tại Thành Phố Trà Vinh
Cơ sở lý thuyết
Các lý thuyết về hài lòng công việc
Nghiên cứu định tính
Xác định bộ biến cho mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu
Mô hình thang đo mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên khối văn phòng tại Thành Phố Trà Vinh
Nghiên cứu định lượng
Phân tích số liệu bằng các phương pháp: - So sánh, thống kê mô tả
- Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Conbach’s Alpha) - Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
- Phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính bội - Kiểm định: T-test, ANOVA, Post Hoc
Kết luận và kiến nghị
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên khối văn phòng tại Thành Phố Trà Vinh
-41-
2.7 Tóm tắt
Chương cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đã nêu lên được các khái niệm khác nhau về hài lòng công việc và các lý thuyết về hài lòng công việc như: Lý thuyết nhu cầu cấp bậc của Abraham Maslow; Lý thuyết hai nhân tố của Herzberg; Lý thuyết về nhu cầu của David I. McClelland; Lý thuyết kỳ vọng của Victor Vroom… Bên cạnh đó, đề tài cũng hệ thống được một số lý thuyết về thang
đo hài lòng công việc trong nội dung chương này như: Chỉ số mô tả công việc (JDI) của Smith, Kendall và Hulin (1969); Tiêu chí đo lường hài lòng MSQ của Weiss và cộng sự (1967)… Dựa trên cơ sở lý thuyết và một số nghiên cứu trước đó, tác giảđã
đề xuất mô hình nghiên cứu của đề tài gồm có 6 nhân tốảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên khối văn phòng tại Thành Phố Trà Vinh là: Bản chất công việc; Đào tạo và thăng tiến; Mối quan hệ nơi làm việc; Thu nhập và phúc lợi;
Điều kiện làm việc; Tính ổn định trong công việc.
Ngoài ra chương 2 còn đưa ra được các thiết kế của nghiên cứu như thang
đo, mẫu nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin. Thông qua nghiên cứu định tính, tác giả đã xây dựng được thang đo gồm 6 nhóm nhân tố với 32 biến quan sát
ảnh hưởng đến mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên khối văn phòng tại Thành Phố Trà Vinh. Để đảm bảo tính đại diện của mẫu cho tổng thể cần nghiên cứu, cỡ mẫu để thực hiện nghiên cứu là 226 với phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Trong phần thiết kế nghiên cứu còn nêu ra được phương pháp thu thập số liệu thứ
cấp và quá trình thu thập số liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Ngoài ra, trong chương này còn hệ thống lại các phương pháp phân tích được sử dụng trong
đề tài như phương pháp so sánh, kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số
Conbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính bội, phương pháp thống kê mô tả. Phần cuối cùng của chương là khung nghiên cứu của đề tài.
-42-
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP TẠI
TỈNH TRÀ VINH
3.1 Hệ thống doanh nghiệp tại tỉnh Trà Vinh
Doanh nghiệp cả nước nói chung và doanh nghiệp tại tỉnh Trà Vinh nói riêng