Kiểm định thang đo của biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên khối văn phòng tại thành phố Trà Vinh (Trang 64 - 70)

Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo ở bảng 4.2 cho thấy biến phụ thuộc là sự hài lòng trong công việc được đo bằng được đo bằng 6 biến quan sát, có hệ số

Cronbach’s Alpha là 0,818 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 nên đạt yêu cầu và đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

-52-

Bảng 4.2: Kết quả kiểm định thang đo biến phụ thuộc

Biến quan sát Tương quan

biến tổng Alpha nếu loại biến này 1. Hài lòng về bản chất công việc 0,480 0,826 2. Hài lòng vềđào tạo và thăng tiến 0,661 0,774 3. Hài lòng về mối quan hệ nơi làm việc 0,644 0,776 4. Hài lòng về thu nhập và phúc lợi 0,617 0,785 5. Hài lòng về vềđiều kiện làm việc 0,663 0,773 6. Hài lòng về tính ổn định trong công việc 0,509 0,805

Cronbach's Alpha 0,818

Nguồn: Số liệu điều tra 226 nhân viên năm 2015

4.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, các thang đo được đánh giá tiếp theo bằng phương pháp phân tích nhân tố

khám phá (EFA). Phương pháp trích yếu tố được sử dụng là Principal components với phép quay Varimax.

Sau khi phân tích nhân tố lần 1 cho 32 biến độc lập, kết quả có 4 biến bị loại. Có 3 biến bị loại do có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 là: Lãnh đạo luôn ghi nhận ý kiến đóng góp của nhân viên; Ít phải lo lắng bị mất việc làm; Được hưởng đầy đủ

các chế độ nghĩ phép, nghĩ lễ, tham quan du lịch, khám sức khỏe định kỳ… Nhóm thứ 7 chỉ có một yếu tố là “Được tựđánh giá và khẳng định năng lực bản thân” nên cũng bị loại (Xem phụ lục 3).

Sau khi loại 4 biến, 28 biến còn lại được đưa vào tiến hành phân tích nhân tố

lần 2. Theo tiêu chuẩn eigenvalues lớn hơn 1 thì 28 biến quan sát này được nhóm thành 6 nhóm nhân tố (Xem phụ lục 4), cụ thểđược thể hiện ở bảng 4.3 như sau:

-53-

Bảng 4.3: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Biến quan sát Thành phần 1 2 3 4 5 6 Nơi đang làm việc hoạt động rất ổn định và có hiệu quả 0,710 Khối lượng công việc hợp lý 0,707 Công việc có nhiều thách thức, thú vị 0,695 Được đảm bảo có việc làm thường xuyên 0,683 Công việc phù hợp với kỹ năng và trình độ chuyên môn 0,672 Hiểu rõ về công việc 0,649 Trách nhiệm và quyền lợi trong

công việc tương xứng với nhau 0,633 Công việc phù hợp với năng lực cá nhân 0,591 Đa số nhân viên tại nơi làm việc đều được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn 0,525 Tiền thưởng xứng đáng với hiệu quả làm việc 0,721 Chính sách đào tạo và thăng tiến công bằng 0,672 Lãnh đạo tạo cơ hội thăng tiến cho người có năng lực 0,617 Luôn có cơ hội thăng tiến cho người có năng lực 0,583

-54- Tiền lương được trả phù hợp với năng lực và đóng góp 0,573 Được cung cấp đầy đủ chếđộ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế 0,509 Đồng nghiệp sẵng sàng giúp đỡ lẫn nhau và phối hợp tốt trong công việc 0,821 Nhân viên luôn nhận được sự hỗ

trợ của lãnh đạo trong công việc 0,744

Đồng nghiệp đáng tin cậy 0,655

Đồng nghiệp rất thân thiện 0,569 Lãnh đạo đối xử công bằng, quan

tâm đến nhân viên 0,528

Được tham gia các khóa huấn luyện về an toàn lao động định kỳ

(như kỹ thuật phòng cháy chữa cháy, kỹ thuật an toàn vềđiện…)

0,810 Áp lực công việc không quá cao 0,793 Làm việc trong điều kiện an toàn 0,784 Thời gian làm việc hợp lý 0,644 Làm việc trong môi trường đầy

đủ tiện nghi hỗ trợ cho công việc 0,878 Môi trường làm việc sạch sẽ, đảm

bảo vệ sinh 0,861

Được tham gia các khóa đào tạo cần thiết để nâng cao hiệu quả

làm việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0,878

Được tạo điều kiện học tập để

-55-

KMO 0,926

Mức ý nghĩa (sig.) 0,000

Tổng phương sai trích 69,640%

Nguồn: Số liệu điều tra 226 nhân viên năm 2015

Kết quả phân tích nhân tố cho thấy phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu do có hệ số KMO là 0,926 (0,5 ≤ KMO ≤ 1). Đồng thời kết quả kiểm

định Bartlett’s với mức ý nghĩa sig. là 0,000 nhỏ hơn 0,05 chứng tỏ dữ liệu dùng để

phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp. Giá trị tổng phương sai trích là 69,64% lớn hơn 50%, tức là các nhân tố này giải thích được 69,64% biến thiên của dữ liệu.

Với phương pháp trích yếu tố là Principal components và phép quay Varimax, 28 biến quan sát được nhóm thành 6 nhóm nhân tố như sau:

Nhân tố thứ nhất bao gồm 9 biến quan sát, nội dung của 9 biến này liên quan đến bản chất công việc như: Khối lượng công việc hợp lý; Công việc có nhiều thách thức, thú vị; Công việc phù hợp với kỹ năng và trình độ chuyên môn; Hiểu rõ về công việc; Trách nhiệm và quyền lợi trong công việc tương xứng với nhau; Công việc phù hợp với năng lực cá nhân và tính ổn định trọng công việc như: Nơi đang làm việc hoạt động rất ổn định và có hiệu quả; Được đảm bảo có việc làm thường xuyên; Đa số nhân viên tại nơi làm việc đều được ký hợp đồng lao động không xác

định thời hạn. Vì vậy tác giả đặt tên cho nhân tố thứ nhất là bản chất và tính ổn định của công việc.

Nhân tố thứ hai bao gồm 6 biến quan sát, nội dung của 6 biến này liên quan

đến thu nhập và phúc lợi mà nhân viên được hưởng tại nơi làm việc như: Tiền thưởng xứng đáng với hiệu quả làm việc; Tiền lương được trả phù hợp với năng lực và đóng góp; Được cung cấp đầy đủ chếđộ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Ngoài ra còn liên quan đến chính sách thăng tiến của nơi làm việc như: Chính sách đào tạo và thăng tiến công bằng; Lãnh đạo tạo cơ hội thăng tiến cho người có năng lực; Luôn có cơ hội thăng tiến cho người có năng lực. Vì vậy tác giảđặt tên cho nhân tố

-56-

Nhân tố thứ ba bao gồm 5 biến quan sát, nội dung của 5 biến này liên quan đến mối quan hệ tại nơi làm việc, cụ thể là mối quan hệ với lãnh đạo và

đồng nghiệp như sau: Nhân viên luôn nhận được sự hỗ trợ của lãnh đạo trong công việc; Lãnh đạo đối xử công bằng, quan tâm đến nhân viên; Đồng nghiệp sẵng sàng giúp đỡ lẫn nhau và phối hợp tốt trong công việc; Đồng nghiệp đáng tin cậy; Đồng nghiệp rất thân thiện. Vì vậy tác giả đặt tên cho nhân tố thứ ba là

mối quan hệ nơi làm việc.

Nhân tố thứ tư bao gồm 4 biến quan sát, nội dung của 4 biến này liên quan

đến điều kiện tại nơi làm việc như: Được tham gia các khóa huấn luyện về an toàn lao động định kỳ (như kỹ thuật phòng cháy chữa cháy, kỹ thuật an toàn vềđiện…); Áp lực công việc không quá cao; Làm việc trong điều kiện an toàn; Thời gian làm việc hợp lý. Vì vậy tác giảđặt tên cho nhân tố thứ tư là điều kiện làm việc.

Nhân tố thứ năm bao gồm 2 biến quan sát, nội dung của 2 biến này liên quan đến môi trường làm việc như: Làm việc trong môi trường đầy đủ tiện nghi hỗ

trợ cho công việc; Môi trường làm việc sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh. Vì vậy tác giảđặt tên cho nhân tố thứ năm là môi trường làm việc.

Nhân tố thứ sáu bao gồm 2 biến quan sát, nội dung của 2 biến này liên quan đến chính sách đào tạo tại nơi làm việc như: Được tham gia các khóa đào tạo cần thiết để nâng cao hiệu quả làm việc; Được tạo điều kiện học tập để nâng cao trình độ. Vì vậy tác giảđặt tên cho nhân tố thứ sáu là đào tạo.

4.3 Phân tích tương quan

Trước khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội, ta phải tiến hành phân tích tương quan để kiểm tra mối liên hệ giữa các biến định lượng trong nghiên cứu.

Điều kiện để các biến được đưa vào mô hình phân tích hồi quy là phải có sự tương quan giữa biến phụ thuộc là sự hài lòng trong công việc của nhân viên và các biến

độc lập là: Bản chất và tính ổn định của công việc; Thu nhập, phúc lợi và cơ hội thăng tiến; Mối quan hệ nơi làm việc; Điều kiện làm việc; Môi trường làm việc;

-57-

Giữa biến phụ thuộc là sự hài lòng trong công việc và các biến độc lập là: Bản chất và tính ổn định của công việc (sig. bằng 0,000); Thu nhập, phúc lợi và cơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hội thăng tiến (sig. bằng 0,000); Mối quan hệ nơi làm việc (sig. bằng 0,009); Điều kiện làm việc (sig. bằng 0,002) có mối tương quan với nhau do có mức ý nghĩa sig. nhỏ hơn 0,05. Trong đó biến bản chất và tính ổn định của công việc có tương quan mạnh nhất đến biến hài lòng trong công việc (r bằng 0,672). Còn 2 biến: Môi trường làm việc; Đào tạo không có tương quan với biến phụ thuộc do có mức ý nghĩa lần lượt là sig. bằng 0,819 và 0,318 (lớn hơn 0,05). Do đó, 2 biến này sẽ bị loại ra, không được đưa vào phân tích hồi quy tuyến tính bội ở phần tiếp theo.

Bên cạnh đó, kết quả phân tích còn cho thấy giữa các biến độc lập với nhau không có mối tương quan do có mức ý nghĩa sig. đều bằng 1 (lớn hơn 0,05). Như

vậy sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình hồi quy ở phần sau. Như vậy, có 4 biến độc lập được đưa vào phân tích hồi quy là, và cả 4 biến này đều có r lớn hơn 0, tức là:

Bản chất của công việc phù hợp và công việc càng ổn định thì sự hài lòng trong công việc của nhân viên càng cao.

Thu nhập, phúc lợi và cơ hội thăng tiến càng cao thì sự hài lòng trong công việc của nhân viên càng cao.

Mối quan hệ nơi làm việc càng tốt thì sự hài lòng trong công việc của nhân viên càng cao.

Điều kiện làm việc càng tốt thì sự hài lòng trong công việc của nhân viên càng cao.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên khối văn phòng tại thành phố Trà Vinh (Trang 64 - 70)