Kết quả phân tích EFA cho thấy có 6 nhóm nhân tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên khối văn phòng đang làm việc tại Thành Phố Trà Vinh, nhưng trong đó chỉ có 4 nhóm nhân tố có mối tương quan với sự hài lòng là:
-58- Thu nhập, phúc lợi và cơ hội thăng tiến Mối quan hệ nơi làm việc
Điều kiện làm việc
Thêm vào đó, kết quả phân tích tương quan cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình. Do đó 4 nhóm nhân tố này sẽđược đưa vào phân tích hồi quy tiếp theo để xác định mức độ tác động cụ thể của từng nhân tố. Kết quả
phân tích hồi quy như sau:
Bảng 4.4: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội
Biến độc lập Ký
hiệu
Hệ số hồi
quy β Giá trị t Sig.
Bản chất và tính ổn định của công việc X1 0,672 16,883 0,000 Thu nhập, phúc lợi và cơ hội thăng tiến X2 0,355 8,917 0,000 Mối quan hệ nơi làm việc X3 0,173 4,360 0,000 Điều kiện làm việc X4 0,207 5,210 0,000 R 0,806 R2 0,650 R2điều chỉnh 0,644 Giá trị thống kê F 39,050 Sig. của kiểm định F 0,000 β0 3,942
Nguồn: Số liệu điều tra 226 nhân viên năm 2015
Theo kết quả phân tích hồi ở bảng 4.4 quy cho thấy, hệ số tương quan bội (R) bằng 0,806 là khá tốt. Tham số R2điều chỉnh bằng 0,644 có nghĩa là 64,40% sự
biến thiên của sự hài lòng trong công việc của nhân viên khối văn phòng đang làm việc tại Thành Phố Trà Vinh có thể được giải thích từ mối liên hệ tuyến tính giữa các yếu tố: Bản chất và tính ổn định của công việc; Thu nhập, phúc lợi và cơ hội thăng tiến; Mối quan hệ nơi làm việc; Điều kiện làm việc.
-59-
Kiểm định F với mức ý nghĩa sig. bằng 0,000 nhỏ hơn 0,05 chứng tỏ mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê, tức là các biến độc lập được đưa vào mô hình hồi quy có tác động đến biến phụ thuộc.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 4 nhân tố có quan hệ tuyến tính với sự
hài lòng trong công việc của nhân viên là: Bản chất và tính ổn định của công việc; Thu nhập, phúc lợi và cơ hội thăng tiến; Mối quan hệ nơi làm việc; Điều kiện làm việc do có mức ý nghĩa sig. nhỏ hơn 0,05. Như vậy, phương trình hồi quy có thể
viết như sau:
Y = 3,942 + 0,672X1 + 0,355X2 + 0,173X3 + 0,207X4
Trong đó: Y là sự hài lòng trong công việc
X1 là bản chất và tính ổn định của công việc X2 là thu nhập, phúc lợi và cơ hội thăng tiến X3 là mối quan hệ nơi làm việc
X4 là điều kiện làm việc
Nhân tố bản chất và tính ổn định của công việc có mức ảnh hưởng cao nhất đến sự hài lòng trong công việc (β = 0,672). Khi bản chất và tính ổn định của công việc tăng 1 đơn vị thì mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên tăng 0,672 đơn vị trong khi các biến độc lập khác không thay đổi. Sự hài lòng với công việc hiện tại mà nhân viên đang đảm nhận có liên quan mật thiết với bản chất công việc mà họđang làm. Bởi vì một nhân viên đi làm với công việc đầy hứng thú, hoàn toàn phù hợp với trình độ chuyên môn thì sẽ tạo cho nhân viên đó một sự hài lòng cao hơn. Bên cạnh đó, công việc càng ổn định thì cũng làm cho nhân viên hài lòng hơn. Vì vậy yếu tố này được đa số các nhân viên quan tâm nhiều nhất.
Nhân tốthu nhập, phúc lợi và cơ hội thăng tiến có mức ảnh hưởng ở vị trí thứ hai (β = 0,355). Khi thu nhập, phúc lợi và cơ hội thăng tiến tăng 1 đơn vị thì mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên tăng 0,355 đơn vị trong khi các biến
-60-
của nhân viên. Bên cạnh việc được hưởng mức lương phù hợp và các khoảng thu nhập xứng đáng thì việc được hưởng các khoản phúc lợi cũng góp phần ảnh hưởng
đến sự hài lòng của nhân viên. Ngoài ra, đơn vị càng tạo nhiều cơ hội thăng tiến cho người có năng lực thì nhân viên càng hài lòng và sẽ có động lực để làm việc tốt hơn. Vì vậy, đây là yếu tố có mức ảnh hưởng thứ hai đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên.
Nhân tố điều kiện làm việc có mức ảnh hưởng ở vị trí thứ ba (β = 0,207). Khi điều kiện làm việc tăng 1 đơn vị thì mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên tăng 0,207 đơn vị trong khi các biến độc lập khác không thay đổi. Dễ thấy rằng
điều kiện làm việc càng an toàn, thoải mái, áp lực công việc không quá cao cùng với thời gian làm việc hợp lý thì nhân viên càng hài lòng hơn. Vì vậy, đây là yếu tố
có mức ảnh hưởng thứ ba đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên.
Nhân tố mối quan hệ nơi làm việc có mức ảnh hưởng ở vị trí thứ tư (β =
0,173). Khi sự hài lòng của nhân viên về mối quan hệ nơi làm việc tăng 1 đơn vị
thì mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên tăng 0,173 đơn vị trong khi các biến độc lập khác không thay đổi. Người lãnh đạo nào hiểu được tâm tư, nguyện vọng của nhân viên, hỗ trợ và đối xử công bằng, quan tâm đến nhân viên tốt hơn thì sẽ nhận được sự hài lòng của nhân viên nhiều hơn. Bên cạnh đó, đồng nghiệp là người thường xuyên tiếp xúc với nhân viên, đồng nghiệp thân thiện,
đáng tin và sẵn sàng giúp đỡ nhau trong công việc cũng có ảnh hưởng không ít
đến sự hài lòng của nhân viên. Vì vậy đây là yếu tố có có mức ảnh hưởng thứ tư đến sự hài lòng của nhân viên.
Qua kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội, mô hình nghiên cứu ban đầu
-61-
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh