Doanh nghiệp cả nước nói chung và doanh nghiệp tại tỉnh Trà Vinh nói riêng chịu ảnh hưởng của sự biến động của nền kinh tế. Năm 2012 là một năm khủng hoảng đối với các doanh nghiệp, tuy chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ, nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tại tỉnh Trà Vinh, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp đăng ký bổ sung năm 2012 lần lượt là 138 và 252 doanh nghiệp, thấp nhất trong giai đoạn 2012 – 2014. Ngược lại, số doanh nghiệp giải thể là 143 doanh nghiệp, cao nhất trong 3 năm qua. Hai năm trở lại đây nền kinh tế dần được phục hồi, theo đó là các chính sách hỗ trợ của chính phủ và chính quyền địa phương về thuế, lãi suất, cải thiện môi trường đầu tư… Nhờ vậy tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng được cải thiện rõ rệt. Bằng chứng là số lượng doanh nghiệp thành lập mới, đăng ký bổ sung và giải thể có sự biến đổi theo chiều hướng tích cực, đặc biệt là trong năm 2013 do quy định kinh doanh vàng phải thành lập doanh nghiệp của tỉnh cũng góp phần ảnh hưởng không ít. Tuy nhiên, năm 2014 do quá trình đào thải mạnh mẽđã sàng lọc những doanh nghiệp thực sự có chất lượng với việc chủ động tìm kiếm cơ hội kinh doanh để mở rộng quy mô hoạt động đã làm cho tình hình doanh nghiệp không tốt như năm 2013. Cụ thể như sau:
Số doanh nghiệp thành lập mới năm 2013 là 297 doanh nghiệp, tăng 102,17% so với năm 2012. Con số này năm 2014 là 157 doanh nghiệp, giảm 43,73% so với năm 2013, những vẫn tăng 13,77% so với năm 2012.
-43-
Số doanh nghiệp đăng ký bổ sung năm 2013 là 325 doanh nghiệp, tăng 28,97% so với năm 2012. Con số này năm 2014 là 303 doanh nghiệp, giảm 6,77% so với năm 2013, những vẫn tăng 20,2% so với năm 2012.
Số doanh nghiệp giải thể năm 2013 là 93 doanh nghiệp, giảm 34,87% so với năm 2012. Năm 2014, con số này tiếp tục giảm còn 84 doanh nghiệp, giảm 9,68% so với năm 2013 và 41,26% so với năm 2012.
Hình 3.1: Tình hình doanh nghiệp trong giai đoạn 2012 – 2014
Phân theo ngành kinh tế: Tỉnh Trà Vinh năm 2012 có tổng cộng 1.049 doanh nghiệp với các ngành nghề kinh doanh chủ yếu là:
Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (chiếm 40,99%);
Xây dựng (chiếm 21,16%);
Công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 12,77%);
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (chiếm 6,67%);
Còn lại các ngành nghề như: Nông, lâm nghiệp và thủy sản; Khai khoáng; Sản xuất và phân phối điện khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử rác thải, nước thải; Vận thải kho bãi; Dịch
Doanh nghiệp
-44-
vụ lưu trú và ăn uống; Thông tin và truyền thông; Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; Hoạt động kinh doanh bất động sản; Hoạt động hành chính và dịch vụ
hỗ trợ; Giáo dục và đào tạo; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; Văn hóa thể thao, vui chơi và giải trí; Hoạt động dịch vụ khác chiếm tỷ trọng nhỏ.
Tuy tổng số lượng doanh nghiệp năm 2013 và năm 2014 có tăng nhưng về
cơ cấu ngành kinh tế thì không có sự thay đổi nào rõ rệt. Năm 2013 tổng số doanh nghiệp là 1.175 doanh nghiệp, tăng 12,01% so với năm 2012. Năm 2014 tổng số
doanh nghiệp là 1.248 doanh nghiệp, tăng 6,21% so với năm 2013. Trong đó các ngành chủ lực vẫn là:
Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (chiếm 43,32% năm 2013 và 42,31% năm 2014);
Xây dựng (chiếm 19,57% năm 2013 và 20,75% năm 2014);
Công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 13,62% năm 2013 và 13,70% năm 2014);
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (chiếm 6,38% năm 2013 và 5,45% năm 2014) (Xem phụ lục 1).
Về vốn hoạt động sản xuất kinh doanh: Các doanh nghiệp tại tỉnh Trà Vinh có số vốn hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 là 13.550 tỷ đồng. Trong
đó những ngành có số vốn cao đó là:
Công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 41,68%); Xây dựng (chiếm 20,87%);
Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (chiếm 19,28%);
Những ngành còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ.
Tình hình vốn của các doanh nghiệp tăng liên tục trong năm 2013 và năm 2014 với cơ cấu các ngành không có gì thay đổi đáng kể so với năm 2012. Năm
-45-
2013 vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là 14.907 tỷ đồng, tăng 10,01% so với năm 2012, năm 2014 con số này là 16.405 tỷđồng, tăng 10,05% so với năm 2013. Các ngành có nguồn vốn mạnh vẫn là:
Công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 42,33% năm 2013 và 43,29% năm 2014);
Xây dựng (chiếm 19,44% năm 2013 và 20,14% năm 2014);
Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (chiếm 21,54% năm 2013 và 18,55% năm 2014) (Xem phụ lục 2).