Cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên khối văn phòng tại thành phố Trà Vinh (Trang 37 - 41)

Thông qua các tài liệu tham khảo, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến mức độ

-25-

Nghiên cứu của Đỗ Hữu Nghị sử dụng thang đo JDI, MSQ, JIG, SHRM để đo lường mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên y tế tại Thành Phố Cần Thơ. Tác giả tìm ra 5 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng trong công việc là: Môi trường quản lý; Phương tiện làm việc; Tiền lương; Đồng nghiệp; Đào tạo phát triển.

Nghiên cứu của Châu Văn Toàn thì sử dụng thang đo Likert 5 mức độđể đo lường mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên văn phòng ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu khám phá được 6 nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên là: Thu nhập, Đào tạo thăng tiến; Cấp trên; Đặc điểm công việc; Phúc lợi cơ bản; Phúc lợi cộng thêm.

Nghiên cứu của Lê Thanh Nhuận và Lê Cự Linh cũng dùng thang đo Likert 5 mức độ và phát hiện ra 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế tuyến cơ sở là: Lương và phúc lợi; Cơ sở vật chất; Kiến thức và kết quả công việc; Mối quan hệ với lãnh đạo; Học tập, phát triển và khẳng định; Môi trường tương tác của cơ quan; Mối quan hệ với đồng nghiệp.

Nghiên cứu của Lê Nguyễn Đoan Khôi và Nguyễn Thị Ngọc Phương thì sử dụng thang đo chất lượng dịch vụ SERQUAL đểđo lường sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại trường Đại học Tiền Giang. Kết quả nghiên cứu được 5 nhân tố có tác động đến sự hài lòng là: Bản chất công việc; Tiền lương, thưởng và phụ

cấp; Quan hệ làm việc; Cơ hội đào tạo và thăng tiến; Điều kiện vật chất.

Nghiên cứu của Trần Kim Dung thì sử dụng thang đo JDI để đo lường mức độ hài lòng công việc trong điều kiện Việt Nam. Tác giả khám phá ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến hài lòng công việc là: Bản chất công việc; Mối quan hệ với lãnh đạo; Cơ hội đào tạo - thăng tiến; Mối quan hệ với đồng nghiệp; Tiền lương và phúc lợi. Trong đó, có ảnh hưởng mạnh nhất đến mức độ hài lòng công viêc là bản chất công việc và cơ hội đào tạo, thăng tiến.

2.2.2 Mô hình nghiên cứu

Thông qua cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu đã được thực hiện và đặc thù tại

-26-

phụ thuộc là sự hài lòng công việc được đo bằng sự hài lòng của nhân viên về các thang đo, và biến độc lập là các biến sau:

Bản chất công việc là những nội dung của công việc phù hợp với năng lực của người lao động, tạo cảm hứng cho người lao động phát huy được khả năng của mình. Bố trí công việc phù hợp sẽ khai thác được tiềm năng của người lao động, tăng năng suất lao động và làm cho người lao động thoải mái trong công việc họ

thực hiện. Nói các khác người lao động hài lòng với công việc được giao nếu công việc đó là phù hợp với khả năng của họ.

Đào tạo và thăng tiến là thể hiện việc người lao động được trao cơ hội

đào tạo nâng cao kỹ năng phục vụ công việc và khả năng họ được đề bạt lên những vị trí cao hơn. Người lao động sẽ cảm thấy được hài lòng với những công việc cho họ cơ hội đào tạo và giúp họ thăng tiến trong sự nghiệp. Vì vậy việc tạo cơ hội đào tạo và đề bạt thăng tiến sẽ làm cho người lao động cảm thấy hài lòng

đối với công việc.

Mối quan hệ nơi làm việc là mối quan hệ trong công việc với lãnh

đạo và đồng nghiệp tại nơi làm việc. Lãnh đạo là cấp trên, là người quản lý của nhân viên, lãnh đạo mang đến cho nhân viên sự thỏa mãn thông qua việc giao tiếp, thể hiện sự quan tâm, đối xử công bằng và ghi nhận các đóng góp của nhân viên. Nói cách khác, lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc. Còn đồng nghiệp là những người làm cùng vị trí với nhau. Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp là mối quan hệ cạnh tranh và hỗ trợ. Người lao động sẽ cảm thấy hài lòng với công việc nếu họ nhận được sự hỗ trợ

tốt từ đồng nghiệp, đồng nghiệp thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ nhau trong công việc cũng như có sự cạnh tranh công bằng về các phần thưởng và đề bạt trong tổ chức. Hay nói cách khác người lao động sẽ cảm thấy hài lòng hơn khi họ có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp.

Thu nhập và phúc lợi là số tiền mà nhân viên nhận được từ công việc của mình và những lợi ích mà nhân viên có được từ đơn vị của mình ngoài thu nhập.

-27-

Thu nhập gồm tiền lương theo ký kết trong hợp đồng lao động và các khoản tiền khác ngoài lương tùy theo chính sách của từng đơn vị. Các loại phúc lợi như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được phép nghĩ theo luật định, được nghĩ bệnh và việc riêng khi có nhu cầu, được công đoàn bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhân viên, được

đi du lịch hàng năm, được làm ổn định tại công ty… Người lao động sẽ cảm thấy hài lòng hơn nếu thu nhập và phúc lợi được hưởng bằng hoặc cao hơn khả năng

đóng góp của họ.

Điều kiện làm việc là tình trạng nơi làm việc của người lao động. Nó bao gồm sự an toàn của nơi làm việc, trang thiết bị phục vụ công việc… Người lao động được cung cấp một điều kiện làm việc tốt sẽ đánh giá tốt về công việc của mình, ngược lại hõ sẽ cảm thấy bất mãn với điều kiện làm việc mà họ phải chấp nhận.

Tính ổn định trong công việc là các điều kiện để nhân viên an tâm làm việc và được thực hiện công việc thường xuyên.

Mô hình nghiên cứu có thểđược minh họa như sau:

Y = β0 + β1 X1 + β2 X2 + β3 X3 + β4 X4 + β5 X5 + β6 X6 + ei

Trong đó: Y : Hài lòng công việc X1 : Bản chất công việc X2 : Đào tạo và thăng tiến X3 : Mối quan hệ nơi làm việc X4 : Thu nhập và phúc lợi X5 : Điều kiện làm việc X6 : Tính ổn định trong công việc β = { β0,…, β6} : Hệ số hồi quy tác động đến Y

-28-

Mô hình nghiên cứu có thểđược minh họa như sau:

Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên khối văn phòng tại thành phố Trà Vinh (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)