Lý thuyết nhu cầu cấp bậc của Abraham Maslow

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên khối văn phòng tại thành phố Trà Vinh (Trang 26 - 27)

Theo Maslow (1943) cho rằng nhu cầu cơ bản của con người được chia làm 5 cấp bậc tăng dần: (1) Nhu cầu sinh lý nhưăn, uống, quần áo, cư ngụ, nghỉ ngơi…; (2) Nhu cầu an toàn như bảo vệ, an toàn, ổn định…; (3) Nhu cầu xã hội như gia

đình, đồng nghiệp, giao tiếp…; (4) Nhu cầu tự trọng như thành tựu, địa vị, trách nhiệm… và (5) Nhu cầu tự thể hiện bản thân. Khi một nhu cầu bậc thấp nào đó đã

được thỏa mãn thì nhu cầu ở bậc cao hơn kế tiếp sẽ xuất hiện. Theo đó, nhân viên trong tổ chức sẽ hài lòng với công việc khi được đáp ứng theo nhu cầu của họ và tuỳ theo đặc điểm của từng cá nhân mà nhu cầu của họ cũng khác nhau. Do đó, muốn nhân viên hài lòng với công việc thì các nhu cầu này cần đáp ứng đầy đủ.

Hình 2.1: Lý thuyết nhu cầu cấp bậc của Abraham Maslow

Đây là lý thuyết về nhu cầu của con người và nó được xem xét và ứng dụng trong nghiên cứu này vì chỉ khi nào các nhu cầu của nhân viên được đáp ứng thì họ

mới có thể có sự hài lòng trong công việc. Các nhu cầu trong lý thuyết này đều

được đề cập dưới dạng các biến khác nhau. Ví dụ như sự hài lòng về nhu cầu sinh lý

Tự thể hiện (Self-actualization)

Nhu cầu tự trọng (Self-Esteem) Nhu cầu xã hội (Belonging and Love)

Nhu cầu an toàn (Satety) Nhu cầu sinh lý

-14-

và antoàn có thểđược thể hiện ở các biến đo lường sự hài lòng về thu nhập và phúc lợi công ty. Tương tự, sự hài lòng về nhu cầu xã hội và tự trọng được thể hiện ở các biến thể hiện sự hài lòng về mối quan hệ với lãnh đạo và với đồng nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên khối văn phòng tại thành phố Trà Vinh (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)