Với 250 phiếu khảo sát được phát ra, kết quả thu về có 226 phiếu trả lời đạt yêu cầu, 24 phiếu trả lời ghi thiếu thông tin ở nhiều câu hỏi nên bị loại. Kết quảđiều tra tình hình nhân lực nhân viên khối văn phòng tại Thành Phố Trà Vinh như sau:
Về giới tính: Việc chia đối tượng khảo sát theo nam và nữ nhằm đảm bảo tính đại diện, đồng thời giúp cho việc kiểm định giữa nam và nữ thì đối tượng nào sẽ hài lòng về công việc nhiều hơn để đề xuất giải pháp cho phù hợp. Kết quả điều tra cho thấy trong 226 nhân viên thì có 88 nhân viên là nam, chiếm 38,94% và 138 nhân viên là nữ, chiếm 61,06%. Điều này cho thấy tỷ lệ nam làm công việc văn phòng ít hơn tỷ lệ nữ. Bảng 3.1: Giới tính của đối tượng khảo sát Giới tính Số lượng Phần trăm Phần trăm cộng dồn Nam 88 38,94% 38,94% Nữ 138 61,06% 100,00% Tổng cộng 226 100,00%
Nguồn: Số liệu điều tra 226 nhân viên năm 2015
Về độ tuổi: Độ tuổi của đối tượng khảo sát trong mẫu thu thập được chia thành 4 bậc, bậc thấp nhất có độ tuổi dưới 25 tuổi, bậc cao nhất có độ tuổi từ 35 tuổi
-46-
trở lên. Trong đó, đối tượng có độ tuổi từ 25 đến 29 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 53,10% trong tổng sốđối tượng trong mẫu. Kếđến là đối tượng có độ tuổi từ 30 đến 35 tuổi, chiếm 28,32%. Tiếp theo là đối tượng có độ tuổi dưới 25 tuổi, chiếm 12,39% và cuối cùng là đối tượng từ 35 tuổi trở lên, chiếm 6,19%. Điều này cho thấy nhân viên khối văn phòng ở Thành Phố Trà Vinh là một đội ngũ trẻ tuổi.
Bảng 3.2: Độ tuổi của đối tượng khảo sát Độ tuổi Số lượng Phần trăm Phần trăm cộng dồn Dưới 25 tuổi 28 12,39% 12,39% Từ 25 đến 29 tuổi 120 53,10% 65,49% Từ 30 đến 35 tuổi 64 28,32% 93,81% Từ 35 tuổi trở lên 14 6,19% 100,00% Tổng cộng 226 100,00%
Nguồn: Số liệu điều tra 226 nhân viên năm 2015
Về tình trạng hôn nhân: Mẫu khảo sátcó 81 nhân viên chưa lập gia đình, chiếm 35,84% và 145 nhân viên đã lập gia đình, chiếm 64,16%. Tình trạng hôn nhân cũng có ảnh hưởng đến đến mức độ hài lòng công việc.
Bảng 3.3: Tình trạng hôn nhân của đối tượng khảo sát
Tình trạng hôn nhân Số lượng Phần trăm Phần trăm cộng dồn
Chưa lập gia đình 81 35,84% 35,84%
Đã lập gia đình 145 64,16% 100,00%
Tổng cộng 226 100,00%
Nguồn: Số liệu điều tra 226 nhân viên năm 2015
Về trình độ chuyên môn: Trình độ chuyên môn của mẫu chủ yếu tập trung vào đối tượng có trình độ đại học, chiếm 78,76% (178 nhân viên). Còn các
đối tượng có trình độ dưới đại học và sau đại học lần lượt chiếm tỷ lệ là 15,93% (36 nhân viên) và 5,31% (12 nhân viên) trong tổng sốđối tượng khảo sát.
-47-
Bảng 3.4: Trình độ chuyên môn của đối tượng khảo sát
Trình độ chuyên môn Số lượng Phần trăm Phần trăm cộng dồn
Dưới đại học 36 15,93% 15,93%
Đại học 178 78,76% 94,69% Sau đại học 12 5,31% 100,00%
Tổng cộng 226 100,00%
Nguồn: Số liệu điều tra 226 nhân viên năm 2015
Về loại hình doanh nghiệp: Mẫu khảo sát ý kiến của nhân viên văn phòng đang làm việc tại 2 loại hình doanh nghiệp, đó là doanh nghiệp có vốn nhà nước và doanh nghiệp không có vốn nhà nước. Các nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp có vốn nhà nước là 108 người, chiếm 47,79% và các nhân viên đang làm việc tại các doanh nghiệp không có vốn nhà nước là 118 người, chiếm 52,21%.
Bảng 3.5: Loại hình doanh nghiệp của đối tượng khảo sát
Loại hình doanh nghiệp Số lượng Phần trăm
Phần trăm cộng dồn
Doanh nghiệp có vốn nhà nước 108 47,79% 47,79% Doanh nghiệp không có vốn
nhà nước 118 52,21% 100,00%
Tổng cộng 226 100,00%
Nguồn: Số liệu điều tra 226 nhân viên năm 2015
Về thời gian làm việc: Thời gian làm việc của 226 đối tượng khảo sát
được chia thành 3 bậc là dưới 1 năm, từ 1 đến 3 năm và trên 3 năm. Trong đó tỷ lệ
giữa các nhóm đối tượng này tương đương nhau. Cao nhất là đối tượng có thời gian làm việc từ 1 đến 3 năm, 86 người, tương đương 38,05%, tiếp đến là đối tượng có thời gian làm việc trên 3 năm, 77 người, tương đương 34,07% và cuối cùng là đối tượng có thời gian làm việc dưới 1 năm, 63 người, tương đương 27,88%.
-48- Bảng 3.6: Thời gian làm việc của đối tượng khảo sát Thời gian làm việc Số lượng Phần trăm Phần trăm cộng dồn Dưới 1 năm 63 27,88% 27,88% Từ 1 đến 3 năm 86 38,05% 65,93% Trên 3 năm 77 34,07% 100,00% Tổng cộng 226 100,00%
Nguồn: Số liệu điều tra 226 nhân viên năm 2015
Về thu nhập: Đối tượng khảo sát trong mẫu thu thập được có 4 mức thu nhập. Trong đó, có 144 đối tượng có thu nhập cao nhất, chiếm 63,72%, là từ 3 đến 5 triệu. Đứng thứ hai là 64 đối tượng có thu nhập dưới 3 triệu, chiếm 28,32%. Còn 10
đối tượng có thu nhập từ 5 đến 10 triệu và 8 đối tượng có thu nhập trên 10 triệu chiếm tỷ lệ lần lượt là 4,42% và 3,54%. Bảng 3.7: Thu nhập của đối tượng khảo sát Thu nhập Số lượng Phần trăm Phần trdồăn m cộng Dưới 3 triệu 64 28,32% 28,32% Từ 3 đến 5 triệu 144 63,72% 92,04% Từ 5 đến 10 triệu 10 4,42% 96,46% Trên 10 triệu 8 3,54% 100,00% Tổng cộng 226 100,00%
Nguồn: Số liệu điều tra 226 nhân viên năm 2015
3.3 Tóm tắt
Chương thực trạng doanh nghiệp tại tỉnh Trà Vinh đã nêu ra được thực trạng doanh nghiệp tại tỉnh Trà Vinh Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014. Tuy số
lượng doanh nghiệp có biến động nhưng nhìn chung cơ cấu các ngành vẫn không thay đổi. Ngoài ra tác giả còn nêu ra được thực trạng nhân viên khối văn phòng tại Thành Phố Trà Vinh hiện nay thông qua việc điều tra 226 đối tượng khảo sát là nhân viên khối văn phòng đang làm việc tại các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh trên địa bàn.
-49-
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU