Quá trình hình thành thang đo

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên khối văn phòng tại thành phố Trà Vinh (Trang 46 - 49)

Nghiên cứu định tính

Căn cứ vào các biến đo lường của các thang đo hài lòng công việc như: Chỉ

số mô tả công việc (JDI) của Smith, Kendall và Hulin; Tiêu chí đo lường hài lòng MSQ của Weiss và cộng sự; Đo lường về sự hài lòng tổng thể (JIG - Job in General); Báo cáo khảo sát của SHRM (Society for Human Resource Management) và kết quả của các tài liệu đã lược khảo, tác giả xây dựng thang đo nháp và tiến hành phỏng vấn thử 10 đáp viên là những nhân viên văn phòng tại Thành Phố Trà Vinh. Sau đó, tác giả tiến hành điều chỉnh cho phù hợp và hoàn chỉnh thang đo chính.

-34-

Thông qua nghiên cứu định tính, tác giả đã xây dựng được thang đo gồm 6 nhóm nhân tố (32 biến quan sát) ảnh hưởng đến mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên khối văn phòng tại Thành Phố Trà Vinh như sau:

Nhóm nhân tố “Bản chất công việc” có 6 biến quan sát, bao gồm: 1. Công việc phù hợp với năng lực cá nhân

2. Công việc phù hợp với kỹ năng và trình độ chuyên môn

3. Trách nhiệm và quyền lợi trong công việc tương xứng với nhau 4. Công việc có nhiều thách thức, thú vị

5. Hiểu rõ về công việc

6. Khối lượng công việc hợp lý

Nhóm nhân tố“Đào tạo và thăng tiến” có 5 biến quan sát, bao gồm: 1. Được tham gia các khóa đào tạo cần thiết để nâng cao hiệu quả làm việc 2. Được tạo điều kiện học tập để nâng cao trình độ

3. Luôn có cơ hội thăng tiến cho người có năng lực 4. Chính sách đào tạo và thăng tiến công bằng 5. Được tựđánh giá và khẳng định năng lực bản thân

Nhóm nhân tố“Mối quan hệ nơi làm việc” có 7 biến quan sát, bao gồm: 1. Lãnh đạo luôn ghi nhận ý kiến đóng góp của nhân viên

2. Lãnh đạo đối xử công bằng, quan tâm đến nhân viên 3. Đồng nghiệp rất thân thiện

4. Đồng nghiệp đáng tin cậy

5. Đồng nghiệp sẵng sàng giúp đỡ lẫn nhau và phối hợp tốt trong công việc 6. Nhân viên luôn nhận được sự hỗ trợ của lãnh đạo trong công việc 7. Lãnh đạo tạo cơ hội thăng tiến cho người có năng lực

-35-

Nhóm nhân tố“Thu nhập và phúc lợi” có 4 biến quan sát, bao gồm: 1. Tiền lương được trả phù hợp với năng lực và đóng góp

2. Tiền thưởng xứng đáng với hiệu quả làm việc

3. Được cung cấp đầy đủ chếđộ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

4. Được hưởng đầy đủ các chếđộ nghĩ phép, nghĩ lễ, tham quan du lịch, khám sức khỏe định kỳ…

Nhóm nhân tố“Điều kiện làm việc” có 6 biến quan sát, bao gồm: 1. Thời gian làm việc hợp lý

2. Làm việc trong điều kiện an toàn

3. Được tham gia các khóa huấn luyện về an toàn lao động định kỳ (như kỹ

thuật phòng cháy chữa cháy, kỹ thuật an toàn vềđiện…) 4. Áp lực công việc không quá cao

5. Môi trường làm việc sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh

6. Làm việc trong môi trường đầy đủ tiện nghi hỗ trợ cho công việc

Nhóm nhân tố“Tính ổn định trong công việc” có 4 biến quan sát, bao gồm: 1. Ít phải lo lắng bị mất việc làm

2. Đa số nhân viên tại nơi làm việc đều được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn

3. Được đảm bảo có việc làm thường xuyên

4. Nơi đang làm việc hoạt động rất ổn định và có hiệu quả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiên cứu định lượng

Áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát do đáp viên tự trả lời. Bảng câu hỏi khảo sát gồm có 32 biến quan sát theo thang đo có được sau khi nghiên cứu định tính, ngoài ra còn có

-36-

các câu hỏi về sự hài lòng trong công việc và các câu hỏi dùng để sàng lọc và thu thập thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên khối văn phòng tại thành phố Trà Vinh (Trang 46 - 49)