0
Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Kế toán tiền lương

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THÔNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HOA NAM (Trang 28 -33 )

1.2.4.1. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương

Hạch toán lao động, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ liên quan đến quyền lợi của người lao động, mà còn liên quan đến các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, liên quan đến tình hình chấp hành các chính sách về lao động tiền lương của nhà nước. Để phục vụ yêu cầu quản lí chặt chẽ, có hiệu quả, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở doanh nghiệp phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Tổ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất lượng và kết quả lao động của người lao động, tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan khác cho người lao động.

+ Tính toán, phân bổ hợp lí chính xác chi phí tiền lương, tiền công và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho các đối tượng sử dụng liên quan.

+ Định kỳ tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lí và chỉ tiêu quĩ tiền lương, cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan.

1.2.4.2. Các hình thức trả lương

Việc trả lương có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý. Trên thực tế, thường áp dụng các hình hình tiền lương sau:

- Hình thức tiền lương thời gian: Là hình thức tiền lương theo thời gian làm

lương thời gian, tiền lương phải trả được tính bằng: Thời gian làm việc thực tế nhân với mức lương thời gian.

Tiền lương thời gian với đơn giá tiền lương cố định gọi là tiền lương thời gian giản đơn. Tiền lương thời gian giản đơn có thể kết hợp chế độ tiền thưởng để khuyến khích người lao động hăng hái làm việc, tạo nên tiền lương thời gian có thưởng.

Để áp dụng trả lương theo thời gian, doanh nghiệp phải theo dõi ghi chép thời gian làm việc của người lao động và mức lương thời gian của họ.

Các doanh nghiệp chỉ áp dụng tiền lương thời gian cho những công việc chưa xây dựng được định mức lao động, chưa có đơn giá tiền lương sản phẩm, thường áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như hành chính, quản trị, thống kê, kế toán, tài vụ…

Hình thức trả lương theo thời gian có nhiều hạn chế là chưa gắn được tiền lương với kết quả và chất lượng lao động.

- Hình thức tiền lương theo sản phẩm: Là hình thức tiền lương tình theo số

lượng, chất lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc đó. Tiền lương sản phẩm phải trả tính bằng: Số lượng hoặc khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành đủ tiêu chuẩn chất lượng, nhân với đơn giá tiền lương sản phẩm.

Việc xác định tiền lương sản phẩm phải dựa trên cơ sở các tài liệu về hạch toán kết quả lao động.

Tiền lương sản phẩm có thể áp dụng đối với lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, gọi là tiền lương sản phẩm trực tiếp, hoặc có thể áp dụng đối với người gián tiếp phục vụ sản xuất sản phẩm gọi là tiền lương sản phẩm gián tiếp.

1.2.4.3. Trình tự kế toán các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương, các khoản trích theo lương

- Hàng tháng tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao động và phân bổ cho các đối tượng, kế toán ghi sổ theo định khoản:

Nợ TK 241: Tiền lương trả cho bộ phận xây dựng cơ bản.

Nợ TK 622: Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Nợ TK 623(6231): Tiền lương trả cho công nhân sử dụng máy.

Nợ TK 627(6271): Tiền lương phải trả cho nhân viên quản lí và phục vụ sản xuất ở phân xưởng sản xuất.

Nợ TK 641(6411): Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng.

Nợ Tk 642(6421): Tiền lương phải trả cho nhân viên các phòng, ban quản lí doanh nghiệp.

Có TK 334: Tổng số tiền lương trả cho người lao động trong tháng. - Tiền thưởng phải trả cho người lao động, ghi:

Nợ TK 353(3531): Thưởng thi đua từ quĩ khen thưởng.

Nợ TK 622,627,641,642…: Thưởng tính vào chi phí kinh doanh. Có TK 334: Tổng số tiền thưởng phải trả.

- Trích BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ hàng tháng, ghi:

Nợ TK 622,627,641,642…: Phần tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Nợ TK 334: Phần trừ vào thu nhập của người lao động.

Có TK 338(3382,3383,3384,3389): Tính tổng các khoàn KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN phải trích lập.

+ Trường hợp doanh nghiệp được giữ lại một phần bảo hiểm xã hội để trực tiếp chi tại doanh nghiệp, thì số phải trả trực tiếp cho công nhân viên, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 338(3383)

Có TK 334: Phải trả người lao động

+ Trường hợp doanh nghiệp phải nộp toàn bộ số trích BHXH cho cơ quan bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp có thể chi hộ (ứng hộ) cơ quan bảo hiểm xã hội để trả cho công nhân viên và thanh quyết toán khi nộp các khoản kinh phí này đối với cơ quan bảo hiểm xã hội, kế toán ghi sổ:

Nợ TK 138(1388)

Có TK 334: Phải trả người lao động.

- Các khoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân viên, kế toán ghi: Nợ TK 334: Phải trả người lao động: Tổng số các khoản khấu trừ.

Có TK 333(3338): Thuế và các khoản phải nộp nhà nước. Có Tk 141, 138

- Thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội cho công nhân viên, kế toán ghi: + Nếu thanh toán bằng tiền:

Nợ TK 334: Phải trả người lao động Có TK 111,112

+ Nếu thanh toán bằng vật tư, hàng hóa, kế toán ghi: Giá vốn của vật tư, hàng hóa:

Nợ TK 632: Giá vốn vật tư hàng hóa. Có TK 152, 153, 154, 155 Ghi nhận giá thanh toán:

Nợ TK 334: Phải trả người lao động. Có TK 512: Doanh thu nội bộ. Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.

- Chuyển tiền nộp BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ:

Nợ TK 338(3382,3383,3384,3389): Phải trả, phải nộp khác. Có TK 111,112

- Chi tiêu kinh phí công đoàn để lại cho doanh nghiệp, kế toán ghi sổ: Nợ TK 338(3382)

Có TK 111,112

- Đến hết kì trả lương còn có công nhân chưa lĩnh thành các khoản phải trả, phải nộp khác. Ghi:

Nợ TK 334: Phải trả người lao động. Có TK 338 (3388)

- Khoản kinh phí công đoàn vượt chi được cấp bù, khi nhận được kế toán ghi sổ theo định khoản:

Nợ TK 111,112

Sơ đồ hạch toán kế toán tiền lương

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HOA NAM

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THÔNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HOA NAM (Trang 28 -33 )

×